Cần Giúp Khẩn Cấp về Load Balancing ASDL - MOD Amethyst giúp..!

Thảo luận trong 'Thủ thuật/Hỏi đáp/Thắc mắc phần mềm' bắt đầu bởi ConGa, 1/4/06.

  1. ConGa

    ConGa New Member

    Bài viết:
    233
    Dưới đây là mô hình cũng như thiết bị sử dụng hai đường ADSL cho một doanh nghiệp nhỏ.
    http://www.tanniemtin.com/dslrouter.asp

    Theo như demo thì thiết bị này cho phép sử dụng 1 đường ADSL chính và một đường ADSL phụ làm backup HOẶC sử dụng 2 đường song song để phân chia dữ liệu, cân bằng tải cho đường truyền.

    Xin hỏi mọi người và MOD đã từng sử dụng chưa, liệu thiết bị này có thực sử hoạt động tốt không.

    Hiện giờ ConGa phải tư vấn và thực hiện cho công ty, yêu cầu là tăng tốc độ truy cập internet cho mạng khoảng 100 máy, nhưng phải đảm bảo mạng nội bộ hoạt động.
    Tất nhiên là ConGa không mong thiết bị hoạt động được với lý thuyết 2M +2M = 4M, nhưng nếu đường truyền tốt hơn tầm 3 M là OK ròi.

    Mong tin gấp. Mọi người nếu biết thêm thông tin xin cung cấp. Thank.
     
    :
  2. titani

    titani New Member

    Bài viết:
    431
    Mấy loại kia thì chưa xài , nhưng đã xài qua V3300 của Draytek , khá OK.
     
  3. cold_blood_boy178

    cold_blood_boy178 Member

    Bài viết:
    558
    Nơi ở:
    Việt Nam
    mình nhớ có lần đọc trên pcworld Vn có đề cập tới một bộ trộn nhiều cổng adsl lại với nhau - số mấy quên rồi. Có khả năng trộn 4 ISP :kinhdi: . Để tui kiếm ra thì cho bro hay nhá
     
  4. madman

    madman New Member

    Bài viết:
    609
    Tui có nghe dùng 1 máy server làm firewall, rồi gắn nó với nhiều thằng ADSL, rồi setup trên cái server này cho nó cân bằng tải ra mấy đầu ADSL được. Ai làm quản trị mạng chắc có biết cách làm đó.
     
  5. ConGa

    ConGa New Member

    Bài viết:
    233
    Mình cũng có nghe qua cái này nhưng có hai vấn đề với nó :
    1. Chưa config bao giờ nên không chắc đã chạy, không hiểu Server 2K3 hay ISA có thể làm được không?
    2. Sử dụng phần mềm để lọc gói và cân bằng tải thường tốc độ thấp, dễ sập

    Tuy nhiên nếu có giải pháp hợp lý thì sẽ theo thôi. Ai có xin tìm giúp....!
     
  6. ngtrungha

    ngtrungha New Member

    Bài viết:
    14
    1. nên xài phần cứng bạn ạ, vì sẽ ổn định hơn.
    2. Nên suy nghĩ phương án xài 2 ISP khác nhau, vì lỡ 1 thằng chết thì mạng vẫn hoạt động, cùng ISP thì thường die là die hết.
    3. nên xài đồ tốt 1 chút, tham khảo thằng này xem thế nào nhen:
    http://www.xincom.com/twr603.html

    mình đang xài lynksys rv082 thấy ok

    Mạng trên 100 máy thì LB sẽ thấy ngay hiệu quả, nhất là khi download.
    4. Nó chỉ là cân bằng tải thôi, không cộng theo kiểu 2 + 2 = 4 đâu
     
  7. ConGa

    ConGa New Member

    Bài viết:
    233
    Đang tìn hiểu về con Lynksys RV082 tại đây : http://www.tomsnetworking.com/2004/04/29/linksys_rv082_10_rv082/

    Bro ngtrungha giúp thêm thông tin vể sử dụng nó đi. Thank nhiều..!
     
  8. ConGa

    ConGa New Member

    Bài viết:
    233
    Xin nói thêm là mình chỉ sử dụng được đường ADSL, thông thường là có 2 con modem đứng trước thiết bị này. Như vậy WAN port là RJ45 nối vào 2 modem, đằng sau nó các LAN port để chạy cho mạng nội bộ.

    titani đã sử dụng V3300 của Draytek xin cho thêm thông tin.
     
  9. cold_blood_boy178

    cold_blood_boy178 Member

    Bài viết:
    558
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Hoạt động của nhiều doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào Internet nên đòi hỏi kết nối này phải liên tục, ổn định và có thể thêm cả tốc độ cao. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) có thể đáp ứng yêu cầu này, nhưng vấn đề là giá thành; chẳng hạn, kết nối kênh thuê riêng (lease-line) tuy ổn định và liên tục nhưng chi phí cao. Hiện nay có rất nhiều ISP cung cấp dịch vụ kết nối Internet băng rộng ADSL với giá thành chấp nhận được mà băng thông cũng tương đối cao, nhưng rất ít ISP cam kết về độ ổn định, mà nếu có thì cũng phải thêm chi phí không nhỏ. Không cần hiểu biết nhiều về kỹ thuật, bạn có thể đặt ngay câu hỏi: Tại sao lại không đăng ký kênh thuê riêng với tốc độ thấp và kết hợp với ADSL, hoặc đăng ký nhiều ADSL để kết hợp lại, thậm chí đăng ký của nhiều nhà ISP để dự phòng sự cố? Đúng vậy! Vấn đề là kết hợp chúng thế nào cho hiệu quả cả về chi phí lẫn quản trị. Thiết bị phần cứng AscenLink của hãng AscenVision (www.ascenvision.com) là một giải pháp khả thi cho vấn đề này. [​IMG] AscenVision AscenLink SE
    AscenVision đưa ra nhiều loại AscenLink tùy theo qui mô của doanh nghiệp, chủ yếu dựa vào số lượng và tổng băng thông các kết nối WAN (Wide Area Network). AscenLink SE (1600USD) được TestLab giới thiệu trong tháng này nhắm đến các doanh nghiệp nhỏ và văn phòng chi nhánh. Đây là loại để bàn, kích thước nhỏ nhưng khá nặng, chỉ có 2 cổng WAN với tổng băng thông không quá 4,5Mbps, 1 cổng LAN, 1 cổng DMZ (demilitarized zone), tất cả đều có tốc độ 10/100Mbps, hoạt động ở chế độ song công hoặc bán song công. Kết nối WAN có thể là kênh thuê riêng, kết nối Internet băng rộng xDSL/cáp, ISDN... Bên trong AscenLink, hệ điều hành AscenOS quản lý mọi hoạt động và quyết định tính năng của thiết bị "tất cả trong một" này.

    Kết hợp và cân bằng tải giữa hai kết nối WAN là tính năng chính của AscenLink SE nhờ khả năng "routing" tự động. Không có một công thức chung cho mọi trường hợp, nên AscenVision đã chọn giải pháp là cung cấp cho người dùng nhiều thuật toán để chọn lựa hiệu quả tùy theo tình huống cụ thể. Bạn có thể thiết lập để thiết bị chọn kết nối WAN dựa vào trọng số, số lượng kết nối, tốc độ tải xuống/lên và tổng lưu lượng của từng WAN. Tính năng "routing" tự động cũng bao gồm cả khả năng dự phòng. Bạn có thể chọn cố định một WAN làm kết nối chính, WAN còn lại chỉ để dự phòng, được tự động kích hoạt khi kết nối chính có vấn đề và tự động ngắt lúc kết nối chính hoạt động trở lại.

    Tuy nhiên, đôi khi thiết bị thông minh lại gây trở ngại. Chẳng hạn, khi thực hiện các giao dịch thương mại điện tử qua mạng, nếu AscenLink tự động chuyển đổi kết nối WAN trong phiên giao dịch thì bạn sẽ bị máy chủ quản lý giao dịch từ chối, bởi vì địa chỉ IP của bạn bị thay đổi. AscenVision đã giải quyết vấn đề này bằng tính năng "routing cố định". Bạn có thể thiết lập qui tắc để các kết nối giao dịch cần kiểm tra địa chỉ IP sau khi chọn được WAN tối ưu thì sẽ không thay đổi WAN trong suốt phiên giao dịch.

    Một tính năng nữa không thể bỏ qua của thiết bị này là khả năng "multi-homing". Nếu trong LAN có đặt máy chủ cung cấp dịch vụ cho người dùng Internet truy cập (máy chủ e-mail, web, ftp...), thì dịch vụ sẽ bị gián đoạn nếu kết nối WAN có sự cố. AscenVision đã sử dụng công nghệ độc quyền SwiftDNS để thiết lập sao cho AscenLink tự động chuyển các truy cập từ Internet vào máy chủ nội bộ sang kết nối WAN còn hoạt động. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì giải pháp này khả thi hơn nhiều so với giải pháp BGP - Border Gateway Protocol (giá thiết bị cao và nhất là đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của ISP).

    Thiết bị này còn giúp bạn quản lý băng thông vào/ra, đảm bảo cho các ứng dụng quan trọng luôn có đủ băng thông để hoạt động, nhất là trong giờ cao điểm.

    Tính năng cuối cùng của AscenLink là tích hợp tường lửa bảo vệ cả LAN và DMZ, có khả năng phòng chống tấn công DoS, giới hạn cả số lượng kết nối, thiết lập qui tắc cho phép hoặc cấm dựa vào địa chỉ nguồn/đích, cổng dịch vụ. Ngoài cổng DMZ dành cho các máy chủ có địa chỉ IP công cộng, AscenLink SE còn hỗ trợ các máy chủ ảo đặt bên trong LAN. Nếu môi trường mạng đã có sẵn tường lửa, lắp thêm AscenLink cũng không làm thay đổi hệ thống, bạn chỉ đơn giản kết nối tường lửa vào cổng DMZ của AscenLink mà không phải chỉnh sửa bất kỳ thông số nào.

    Bạn có thể quản lý AscenLink từ xa thông qua trình duyệt web (IE 6.0 trở lên và chỉ hỗ trợ giao thức HTTPS để tăng độ an toàn) hoặc kết nối trực tiếp vào cổng console. Giao diện cấu hình của thiết bị được thiết kế dạng trình đơn phân nhóm theo từng dịch vụ và tính năng giúp dễ tìm kiếm, đặc biệt có phần giúp đỡ trực tuyến rất tiện cho tham khảo nhanh trong lúc thiết lập cấu hình. Tính năng cho phép người dùng định nghĩa nhóm địa chỉ IP và nhóm dịch vụ mạng cũng giúp tiết kiệm thời gian trong việc áp các chính sách, qui tắc. Giao diện quản lý còn có phần thống kê theo dõi băng thông và lưu lượng vào/ra theo thời gian thực theo dạng số liệu và đồ thị. Tất cả dịch vụ của thiết bị đều có phần nhật ký (log) riêng để theo dõi, bạn có thể gửi các nhật ký này máy chủ ftp hay qua e-mail. Thiết bị có khả năng gửi cảnh báo qua e-mail hoặc SNMP (hỗ trợ phiên bản 1/2/3) trong trường hợp có sự cố để kịp thời xử lý. Thật ra, AscenVision nên thêm tính năng gửi cảnh báo khi bị tấn công và hỗ trợ thêm nhiều trình duyệt web.

    Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị được soạn rất chi tiết và đưa sẵn nhiều mô hình ví dụ thực tế rất điển hình giúp dễ hiểu hơn; tuy vậy nếu có bản in trên giấy sẽ tiện hơn.

    Với những tính năng trên, thật cũng không "quá lời" khi AscenVision gọi AscenLink là thiết bị "tất cả trong một" cung cấp kết nối Internet liên tục.

    Thiết bị được bảo hành 1 năm.

    Theo PCworld VN số tháng 1 - 2005
     
  10. ConGa

    ConGa New Member

    Bài viết:
    233
    Thanh Cold_blood_boy178 nhiều. Mình cũng đã xem qua nhiều Router và nhiều phương án, nhưng hiện thời thì giải pháp chọn LINKSYS 16-Port VPN Router - RV016 hiện tại là tốt nhất, tốc độ cao hỗ trợ 7 đường, giá 650$.

    Tuy nhiên vẫn mong ý kiến của mọi người. Trong các vấn đề sau:

    Giả sử mình sử dụng
    RV016 như trên
    1. Có nên hay không đặt một ISA Server 2K4 phía sau để Cache Web, với mạng khoảng trên 100 máy, tương lai không xa có thể đạt 150 máy thì liệu ISA có chịu nổi.
    2. Cấu hình máy cài liệu dùng PC thường P4 3G, Ram 2G liệu có chịu được hay nhất thiết phải dùng Server.


     

Chia sẻ trang này