hi đưa ra sản phẩm,Intel luôn đưa ra 2 dòng là dòng G và P. Theo mình biết thì G là có VGA onboard , còn P thì ko có. Nhưng trong từng dòng G và P,thì intel lại phân ra là G - GZ - GC - GT và bên dòng P - PL. Vậy cho mình hỏi,sự khác biệt về hiệu năng cũng như các thứ khác giữa G - GZ - GC - GT và P - PL Thans ae
cái này bro coi thông số trên từng main sẽ rõ hơn. Nhưng với mỗi ký tự theo main thì sẽ có những điểm khác nhau như sau: 2 hoặc 4 khe cắm ram, có hay không có cổng IEEE1394... thường thì khác nhau là như vậy, còn nếu cùng sử dụng một chipset như P35 thì main nào sử dụng chipset P35 đều có tính năng có trên chipset đó.
Đôi khi cũng có ngoại lệ đấy bác ạ , không phải cứ nhất thiết main nào sử dụng chipset dòng G đều có VGA onboard cả đâu .Cái này hơi bị cá biệt ,nhưng đúng là bên ASUS có cái main sd chipset G31 dòng Bearlake không hề có VGA onboard. Main này là P5KPL , bác xem hình sẽ rõ : Cá biệt như thằng này có , nhưng hiếm :D À cho hỏi ngoài lề chút chơi thôi nhé :D ,nhìn mấy cái hình mình đoán bác là dân VOZ đúng không :D
oh,đúng rồi,bên VOZ tui cũng dùng nick này :degai: Nếu sự khác nhau chỉ là hơn nhau về khe cắm ram hay cổng kết nối ...... thì cũng được , nhưng liệu có hơn kém nhau cả về hiệu năng ko? Hồi trước mình có nhớ là đọc ở đâu đó thì có người nói ko nên mua những main xài chipsets mà có chữ phía sau chữ G và P thanks ae
Cái phần màu đỏ chưa hề nghe , hổng dám bàn lựng :D Dòng P OC tốt hơn dòng G , nó được sản xuất để chuyên cho VGA rời .Còn nếu chạy Df thì cả 2 dòng như nhau .Đối với dòng P , P là viết tắt của Performance (hiệu năng) ,và đây là dòng chip chủ lực của Intel hỗ trợ OC rất tốt .Còn dòng G là viết tắt của Graphic, chủ yếu sx cho người dùng chạy Df ,không OC và ít có nhu cầu sd card rời mặc dù vẫn hỗ trợ khe cắm mở rộng. Mua main sd chipset dòng G thì sẽ rất tiện khi ko có card rời ,ví dụ như trong lúc chờ mua vga,hoặc vga die ...Nhưng bù lại khả năng OC sẽ thua kém so với các dòng khác. Tuy nhiên vẫn tồn tại những thằng quái thai như cái main ở trên tui cho bác xem đấy :D