Chọn mua máy ảnh kỹ thuật số du lịch

Thảo luận trong 'Thiết bị KTS & Điện tử tiêu dùng' bắt đầu bởi nguquy2011, 16/12/11.

  1. nguquy2011

    nguquy2011 New Member

    Bài viết:
    0
    Trước "ma trận" chủng loại mẫu mã và tính năng kỹ thuật của may anh ky thuat so, bạn không nên chỉ quan tâm tới số "chấm" để có thể chọn được một chiếc máy ảnh phù hợp với mục đích sử dụng, mà lại vừa túi tiền.
    [​IMG]

    Câu hỏi đầu tiên của phần lớn người mua máy ảnh kỹ thuật số (KTS) đều là: "Máy này mấy chấm?". Đây là cách đặt vấn đề không được tốt bởi khi bạn chỉ chụp ảnh du lịch hay cần ghi lại những khoảnh khắc ngộ nghĩnh của em bé. Một chiếc máy 5 đến 6 chấm đã có thể cho ra những bức hình cỡ 10x15, 13x18. Và dù có bộ cảm biến tới 14 chấm (14 triệu điểm ảnh) thì một chiếc máy ảnh compact cũng không thể cho ra những tấm hình khổ lớn, nét căng.

    Thay cho việc quan tâm tới máy bao nhiêu chấm, bạn cần chú ý tới ống kính quang học của máy phải được sản xuất bởi các hãng có tên tuổi như Carl Zeiss, Leica, Canon, Nikon... với độ mở ống kính càng lớn càng tốt (F2.8 là độ mở lớn nhất cho máy đa tiêu cự). Giống như máy ảnh cơ, kích thước bộ cảm biến hình ảnh (CCD hoặc CMOS) và hệ thống thấu kính sẽ quyết định độ nét của ảnh. Nếu hai thành phần này có chỉ số nhỏ thì máy của bạn có bao nhiêu chấm đi chăng nữa, các điểm ảnh sẽ do thuật toán nội suy sinh ra chứ không hề có thực.

    Khả năng zoom, chụp xa cũng thường được người mua quan tâm. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt zoom quang (optical zoom) và zoom số (digital zoom), bởi chỉ có zoom quang mới có ý nghĩa, còn zoom số thực chất chỉ là thu hẹp góc nhìn, phóng to đối tượng bằng phương pháp nội suy hình ảnh.

    Đối với những máy siêu zoom, thông thường nó phải có khả năng chống rung, ổn định hình ảnh cao cấp (image stabilization), nếu không bạn sẽ luôn nhận được những tấm hình chụp xa "nhạt nhòa" hoặc luôn phải mang theo mình chân máy để chống rung.

    Do đó, zoom quang 3x là phù hợp và bạn cũng đừng bận tâm tới tiêu chuẩn này mà thay vào đó bạn cần để ý xem máy có khả năng chống rung, ổn định hình ảnh hay không, vì đa phần tay của dân chụp ảnh nghiệp dư thường... rất run rẩy trong khi đối tượng là em bé lại quá hiếu động.

    Sau cùng, bức hình có đẹp hay không cũng đều do người cầm máy. Đó là những kinh nghiệm về chọn hướng chụp để bức ảnh có ánh sáng tốt nhất; góc chụp để cúp hình đối tượng hài hòa trong khung hình; cự ly chụp để đèn flash không làm "lốp" mặt đối tượng; những thủ thuật tạo tình huống, gây cười tự nhiên để phá tan sự cứng nhắc, gượng ép của đối tượng trước ống kính... Và cũng chính vì vậy mà bạn đừng phung phí quá nhiều tiền, cần "chốt" lại số tiền đầu tư, tránh miên man trong lựa chọn và chỉ thỏa mãn sở thích trong khuôn khổ.
     
    :

Chia sẻ trang này