Chiếc máy có giá khoảng 12 triệu đồng này có cấu hình phổ thông, nếu so với người anh em CQ40 thì nó nhình hơn về phần cứng trong khi card đồ họa ít hơn. Chiếc máy này thiết kế giản dị. Chiếc Compaq CQ50 này vẫn chưa được sở hữu công nghệ in khắc chìm sang trọng của HP. Bề mặt máy vẫn là một màu đen đơn điệu, còn thay cho biểu tượng HP là chữ Q màu bạc ở chính giữa bề mặt. Một điểm khác biệt dễ thấy nữa là CQ50 mỏng và nhẹ hơn chiếc Presario dv6915nr cũng như là với nhiều các sản phẩm cùng mức giá khác. Bàn phím với kích thước đầy đủ đem lại cho người sử dụng cảm giác chắc chắn và thuận tiện. Bàn di chuột cảm ứng (touchpad) được làm từ kim loại láng bóng hay được dùng để chế tác vòng đeo tay, đem đến một cảm giác rất thoải mái, chỉ hay làm trượt đầu ngón tay khi di chuyển. Bên cạnh nút bật tắt nguồn, dễ thấy còn có một nút kích hoạt khác cũng dùng LED, cho việc sử dụng card wireless. Bàn phím kích thước đầy đủ nên cảm giác sử dụng thoải mái. Các phím điều khiển khi chạy các tập tin đa phương tiện (media) như play/pause, track forward, and volume, đều được HP coi như phím chức năng. Trong khi, với cùng tầm giá, chiếc Dell Inspiron 1525 lại được trang bị phím multimedia cảm ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng phím điều chỉnh âm lượng riêng của CQ50 được các chuyên gia đánh giá cao. Màn hình 15,4 inch của máy có độ phân giải 1.280 x 800 pixel - độ phân giải phổ biến với các máy có cùng kích cỡ của nhiều hãng. Tuy nhiên, nếu so với đối thủ Dell thì họ có độ phân giải tốt hơn 1.440 x 900 pixel. Độ sáng và màu sắc của màn hình Presario CQ50 không chỉ đem lại cảm giác thoải mái khi làm việc mà còn hỗ trợ tốt việc xem phim. Cũng là màn hình gương nhưng nó lại không quá bóng và cũng không dễ bắt ảnh như màn hình của một số laptop khác. Thuộc phân khúc giá rẻ nên Compaq Presario CQ50 bị thiếu một số kết nối. Dòng máy này không có khe cắm mở rộng cho hầu hết các thiết bị, vì vậy chắc chắn bạn sẽ không thể gắn thêm card TV tunner. Bộ nhớ của máy khá dư dả (RAM 3 GB). Thử nghiệm trên cỗ máy Compaq Presario CQ50-115NR với cấu hình: bộ nhớ khá “dư dả” RAM 3 GB, vi xử lí giá rẻ AMD Turion X2 RM-70 dual-core, thấy tốc độ không sánh được với các máy sử dụng vi xử lý Core 2 Duo. Dưới đây là bảng so sánh với các laptop cùng tầm giá. Thực hiện đa tác vụ multimedia. Thanh biểu thị càng ngắn càng tốt. Khi thực hiện đa tác vụ multimedia, CQ45 chỉ hơn Toshiba Sattelite L355D. Ở hình trên, tốc độ tính bằng phút. Xử lý ảnh với Photoshop Adobe CS3. Thanh biểu thị càng ngắn càng tốt. Khi xử lý ảnh với Photoshop Adobe CS3, CQ50 cũng chỉ hơn L355D của Toshiba. Tốc độ xử lý tính bằng giây. Với iTunes. Thanh biểu thị càng ngắn càng tốt. Khi xử lý thông tin trong iTunes của Apple, CQ50 không địch lại các đối thủ cùng tầm. Ở đây thời gian được tính bằng giây. Thử pin qua video playback. Với bài test pin qua việc xem video, CQ50 cũng không thể hiện được sức mạnh của mình. Thời gian sử dụng của máy chỉ kéo dài trong 111 phút. Compaq Presario CQ50-115NR sở hữu bộ pin không được thuyết phục cho lắm. Thời lượng sử dụng máy chưa đầy 2 giờ, dưới cả mức trung bình đối với những cỗ máy cấu hình ở mức này. Với cùng tầm tiền như CQ50-115NR, bạn có thể chuyển sang Dell Inspiron 1525-121B, hay một sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao hơn như Sony VAIO NR430, với khả năng làm việc tốt hơn và thời lượng sử dụng pin cũng lâu hơn. Cấu hình máy đã có bán tại Việt Nam: HP Compaq Presario CQ50-139WM (Intel Celeron M 575 2.0 GHz, 2 GB RAM, 160 GB HDD, VGA Intel GMA 4500MHD, 15,4 inch, Windows Vista Home Premium). Giá khoảng 12.390.000 đồng. Theo : Sohoa - Compaq CQ50-115NR 'tien nao cua nay'