Công nghệ đang “làm phẳng” thế giới Năm 2006, cuốn sách Thế giới phẳng (The World is Flat) của Thomas Friedman mô tả về một thế giới dần không còn biên giới và liên kết với nhau hơn bao giờ hết. Tương lai này sẽ đến nhanh hơn nhờ sự phát triển “kinh hoàng” của các công nghệ kết nối. Nhờ sức mạnh kết nối của công nghệ, thế giới đang ngày một “phẳng hơn”. (Ảnh minh họa) Làn sóng mới Giữa những năm 1980 và 1990, bắt đầu xuất hiện các chuỗi cung ứng toàn cầu và hình thức thuê gia công phần mềm ở nước ngoài (outsourcing), khiến cách giao tiếp và tương tác của chúng ta được “làm phẳng” rất đáng kể trên toàn thế giới. Kể từ khi cuốn sách của Friedman ra đời, thế giới đã “phẳng” nhanh hơn rất nhiều so với dự đoán với gần 6 tỷ thiết bị di động kết nối và hơn 2 tỷ người truy cập mạng Internet. Những thay đổi này đã cùng nhau tạo ra một nền kinh tế thế giới liên kết chặt chẽ hơn nhiều, cùng trải qua cuộc khủng hoảng tài chính và cùng chia sẻ những lợi ích kinh tế. Chỉ cần iPhone cũng đủ để chứng minh được sự phát triển của các chuỗi cung ứng hiện nay. Hoặc sự thâm nhập của Facebook, Twitter, YouTube, Skype và các hiện tượng Internet toàn cầu khác đã cho thấy những công nghệ này không chỉ “hỗ trợ” cuộc sống của con người mà còn là chất xúc tác cho các cuộc nội chiến, đảo chính, hoặc giúp cho các nhà lãnh đạo đắc cử. Ngày nay, các cơ quan hay tổ chức có thể tiếp cận với các nguồn tài nguyên điện toán đám mây như dịch vụ Amazon Web Services của Amazon và Google. Họ còn có thể áp dụng các công nghệ xã hội như Yammer, Jive và Salesforce Chatter để kết nối nhân viên của các chi nhánh khắp nơi thế giới, sử dụng các dịch vụ chia sẻ và lưu trữ nội dung như Box để nhân viên của mình có thể làm việc từ bất cứ đâu và với bất kì thiết bị nào. Làn sóng mới các dịch vụ đám mây đang thay đổi cách thức chia sẻ thông tin và cách cơ cấu các tổ chức. Sự kết hợp giữa công nghệ di động, mạng xã hội và công nghệ điện toán đám mây đang cách mạng hóa cách thức các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, dân chủ hóa quá trình hợp tác như cách trao đổi với đồng nghiệp, giao dịch với khách hàng, làm việc với đối tác. Chúng ta có thể hợp tác với mọi người từ bất kì thiết bị nào, tại bất kì vị trí nào vào trong cả những doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Công nghệ đám mây đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức tận dụng nguồn lực, sự hiểu biết và các dịch vụ từ bất cứ đâu. Marc Benioff, Giám đốc điều hành của nhà công ty cung cấp mạng nội bộ Salesforce cho biết: “Họ muốn hợp tác với những nhân viên giỏi nhất trong các cơ quan tổ chức và có thể tiếp cận thời gian thực với mọi thông tin giống như trong cuộc sống cá nhân thường ngày”. Các ngành công nghiệp mới Những rào cản trong các tổ chức giờ đang biến mất với một tốc độ ngày càng nhanh. Trong quá trình này, toàn bộ ngành công nghiệp đang được cấu trúc lại. Sự “làm phẳng” cách thức chia sẻ và hợp tác đang thay đổi cách chúng ta khám phá không gian, cách thức tận dụng tài năng để đưa sản phẩm mới ra thị trường của những công ty lớn nhất thế giới. Các công ty nhỏ có nhiều cơ hội làm việc với các tập đoàn lớn hơn bao giờ hết. Điều đó có nghĩa là những công ty mới thành lập có thể cạnh tranh tốt hơn với những đối thủ lớn hơn, một công ty ở nông thôn có thể hoạt động trên một quy mô rộng lớn mà không hề bị rào cản và các tổ chức lớn trên thế giới có thể tận dụng được các tài năng ở những công ty nhỏ ở bất cứ đâu trên thế giới. Thế giới phẳng là nơi chúng ta có thể tận dụng được tài năng, chuyên môn và kiến thức của nhiều người ở bất kì nơi nào, nơi chúng ta có thể làm việc tại một địa phương nhưng lại hoạt động được trên toàn cầu. Ví dụ, một công ty sản xuất mới thành lập ở Boston có thể kết nối với một nhà cung cấp mà trước đây không thể với tới được ở Trung Quốc; một hãng quảng cáo ở New York có thể ngay lập tức đặt mối quan hệ cộng tác với một khách hàng ở London. Với sự phát triển của công nghệ, thế giới sẽ “phẳng” nhanh hơn bao giờ hết. Chi tiet : http://jetking.vn/ ______________________________________________ ---|an ninh mang | bao mat mang |phan cung may tinh |----