►CPU◄ Intel Core i3 530 + H55 vs AMD Athlon II X4 635 + 785G ►Chiến sự mãnh liệt tầm trung cấp◄ I. Giới thiệu và cấu hình test Hoàng khoe: “Máy tớ mới mua dùng chip mới nhất của Intel là Core i3 mạnh lắm, có cả card đồ họa nằm trong đó”. Thắng xen vào: “của cậu có 2 nhân thôi, CPU của tớ AMD 4 nhân cơ cùng với card đồ họa onboard của tớ tốt nhất nên có thể chơi mọi loại game online”… Chỉ là một câu chuyện trao đổi ngắn của 2 người bạn nhưng nó thể hiện muôn vàn tranh luận, so sánh, cân nhắc để lựa chọn các bộ vi xử lý (CPU) để lắp bộ máy tính mới hiện nay đối với người đang có nhu cầu và quan tâm tới phần cứng. Bài viết này tôi sẽ làm rõ hơn về 2 bộ vi xử lý (CPU) có cùng mức giá khoảng 110-120$ là Intel Core i3 530 và AMD X4 635 đang là lựa chọn hàng đầu của những người mua máy tính mới tầm trung. Mục lục bài viết Giới thiệu và cấu hình test Kiểm nghiệm lý thuyết và một số ứng dụng 1 (PCMark Vantage, 3DMark06) Kiểm nghiệm lý thuyết và một số ứng dụng 2 (Everest, wprime, Excel) Kiểm nghiệm lý thuyết và một số ứng dụng 3 (7zip, Photoshop, Cinebench) GAME với đồ họa tích hợp 1 (NBA, HAWK, Crysis) GAME với đồ họa tích hợp 2 (RE5, SF4, DVMC4) GAME với card rời MSI R5770 HAWK 1 (Crysis, HAWK) GAME với card rời MSI R5770 HAWK 2 (RE5, SF4, DVMC4) Điện năng tiêu thụ và nhiệt độ Kết luận Nói qua về thông số, cấu hình thử nghiệm Intel Core I3 530 có 2 nhân thực mức xung 2.93 GHz, sản xuất trên dây truyền 32nm (nano met) và hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng (HT) có từ hồi Pentium IV và giờ được áp dụng lại giúp tăng từ 2 lên 4 luồng xử lý. AMD Athlon X4 635 có 4 nhân thực mức xung 2.9 GHz nên có sẵn 4 luồng xử lý, sản xuất trên dây truyền 45nm cũ hơn chút và lấy 2Mb L2 Cache làm bộ nhớ đệm chính trong khi I3 530 là L3 Cache với 3Mb. Có thể thấy 2 CPU này có mức giá và mức xung khá tương đương nên có nhiều người phân vân cho chiếc máy vi tín mới của mình. Để so sánh tôi chọn 2 bo mạch chủ MSI H55M-E33 cho Intel và 785GM-E51 cho AMD. Trên thị trường thì AMD luôn rẻ hơn Intel trên cùng phân cấp và bo mạch chủ cho 2 loại Cpu này cũng vậy, với một combo AMD như trên bạn có thể tiết kiệm được tầm 300-500 nghìn so với combo Intel. MSI H55M-E33 (trái) và 785GM-E51 (phải)Cấu hình kiểm nghiệm Main: MSI 785GM-E51 / 880GM-E41 / H55M-P33 Chip: AMD Athlon II X4 635 / Intel Core i3 530 Ram: 2x G.Skill ECO 2GB bus 1600@1333 VGA: MSI R5770 HAWK HDD: Samsung 160Gb sata2 PSU: Corsair HX1000 LCD: Acer 21.5” H223HQ Review Intel Core i3 530 + H55 vs AMD Athlon II X4 635 + 785G | ISTC-LAB, August-2010 =========================== II. Kiểm nghiệm lý thuyết và một số ứng dụng 1. PCMark Vantage: Intel 1-1 AMD Điểm tổng của cả 2 hệ thống bám sát nhau với 6124 điểm cho Intel và 6137 điểm cho AMD hứa hẹn cuộc cạnh tranh hiệu năng ác liệt. Tôi thấy hơi lạ không hiểu cách chấm điểm tổng của Pcmark Vantage thế nào mà thấy phần lớn điểm thành phần như của bộ i3 đều cao hơn nhưng tổng lại thấp hơn xíu. Vì thế tạm thời khởi đầu vài viết với mỗi bên 1 phiếu. 2. Thử nghiệm với 3Dmark06: Intel 2-1 AMD Mặc dù điểm CPU x4 635 hơn i3 530 khá nhiều gần 900 điểm, tuy nhiên không kéo lại được tổng số thua cách biệt 100 điểm 3Dmark06 so với I3 530 cùng bo mạch chủ H55. Điều này do điểm tổng ở 3Dmark 06 phụ thuộc khá ít vào điểm CPU mà phụ thuộc nhiều vào điểm SM2.0 và SM3.0, đựa vào chỉ số này bạn có thể so sánh, đánh giá sức mạnh của card đồ họa. Rõ ràng độ họa tích hợp trong chip i3 rất tốt có thể sánh ngang với đồ họa tích hợp trên bo mạch chủ giành cho AMD. 1 phiếu cho Intel. Review Intel Core i3 530 + H55 vs AMD Athlon II X4 635 + 785G | ISTC-LAB, August-2010 =========================== II. Kiểm nghiệm lý thuyết và một số ứng dụng 3. Thử nghiệm với Everest để đo khả năng xử lý ram. Intel 3-1 AMD Trong cả 3 công việc sao chép (copy), đọc (read) và ghi (write) thì bo mạch chủ H55 đều làm tốt hơn khá nhiều so với 785G. Tốc độ Read chỉ chênh lệch vài trăm Mb/s nhưng khả năng Copy và Write của các bo mạch chủ AMD khá thấp, dùng DDR3 mà chỉ hơn DDR2 đôi chút. 1 phiếu cho Intel. 4. Chạy wPrime: Intel 3-2 AMD Intel i3 530 tỏ ra đuối hơn với cả 2 phép thử 32M và 1024M. 1 là phiếu cho AMD 5. Chuyển qua Excel 2007. Intel 4-2 AMD Đại điện cho ứng dụng văn phòng, tôi sử dụng bản test lập biểu đồ tự động được cung cấp trên mạng. Bộ i3 chạy mất 1h: 01p: 59s còn bộ x4 mất thêm chút ít thời gian với 1h: 03p: 23s. 1 phiếu cho Intel. Review Intel Core i3 530 + H55 vs AMD Athlon II X4 635 + 785G | ISTC-LAB, August-2010 =========================== II. Kiểm nghiệm lý thuyết và một số ứng dụng 6. Dùng 7 Zip để thử khả năng nén và giải nén. Intel 4-3 AMD Giờ mới đến đất ứng dụng 4 nhân thực, khả năng giải nén và giải của X4 635 nhanh hơn rõ rệt so với core i3 2 nhân 4 luồng, tính ra nhanh hơn khoảng trên dưới 20%. 1 phiếu cho AMD. 7. Dùng Photoshop CS4: Intel 4-4 AMD Tôi tạo hiệu ứng Blu Radian ( Zoom – Max) cho một bức ảnh, đo bằng đồng hồ hề thống X4 635 cần 245 giây để hoàn thành, nhanh hơn 49 giây so với I3 530, đúng là các phần mềm đồ họa tận dụng khá tốt Multi Core. 1 phiếu cho AMD. 8. Cinebench 10: Intel 5-5 AMD Khi render bằng 1 nhân, I3 530 nổi trội hơn gần 1 nghìn điểm nhưng khi dùng toàn bộ số nhân của cpu, i3 530 lại kém hơn hơn 1500 điểm so với X4 635. Bạn có thể mở rộng ra nếu sử dụng các phần mềm chỉ tận dụng được 1-2 nhân, I3 530 sẽ làm tốt hơn X4 635, nhưng các phần mềm tận dụng đa nhân thì i3 530 không phải là đối thủ nữa. Mỗi bên 1 phiếu tạm thời quân bình tỉ số. Review Intel Core i3 530 + H55 vs AMD Athlon II X4 635 + 785G | ISTC-LAB, August-2010 =========================== III. GAME với đồ họa tích hợp Để đo khả năng xử lý kết hợp cả CPU và nhân đồ họa tích hợp tôi sử dụng một số game khá nặng hiện nay, mức setting 1024x768 và giảm hiệu ứng về mức low để đảm bảo vga tích hợp vẫn chạy mượt được. Nếu bạn dùng chỉ để chơi game nhẹ, hay các game online thì 2 cấu hình trong bài viết sẽ chơi rất tốt ở thiết lập cấu hình cao. 1. Thử với NBA 2K10 Intel 5-6 AMD Một game thể thao về bóng bầu dục lai bóng chuyền =)) , nó nặng hơn PES với Fifa kha khá. X4 635 tôi test trên 2 bo mạch chủ 785GM-E51 với đồ họa tích hợp trên main HD4200 và 880GM-E41 với đồ họa tích hợp trên main là HD4250, I3 530 test trên main H55M-P33 với đồ họa tích hợp trong CPU gọi là Intel HD Graphic (iGPU). Đo bằng benchmark có sẵn trong game kết hợp với fraps: HD4250 cho khung hình cao hơn chút xíu so với HD4200, và cao hơn tầm 10fps so với iGPU của Intel. Với game này hay các game như Pes, Fifa bạn đều có thể chơi tốt với mức setting high. 1 phiếu cho AMD. 2. HAWK Tom Clancy: Intel 6-6 AMD Kiểm nghiệm game với Dx9 thiết lập low all, các hiệu ứng để mặc định bật/tắt. Trung bình HD4250 vẫn nhỉnh hơn chút so với HD4200, mặc dù điểm Highest FPS của cả 2 khá cao nhưng do trồi sụt khung hình mà điểm trung bình (Average FPS) lại thấp hơn so với iGPU. 1 phiếu cho Intel. 3. Crysis WarHead: Intel 7-6 AMD Nghe có vẻ nặng nề nếu dùng Crysis để test, nhưng mọi người vẫn nói đồ họa tích hợp để cố chơi game offline với setting thấp nhất mà, tôi cũng phải thử xem sao với mức Performance 1024x768. Thấy giật rồi đây: HD4250 được 21.7fps, HD4200 được 20.25fps, và iGPU của intel ổn hơn chút với 23.55fps, theo tôi muốn chơi được game này bạn giảm resolution xuống chút nữa 800x600 mới chơi được tàm tạm, đúng là game nặng. 1 phiếu cho Intel. Review Intel Core i3 530 + H55 vs AMD Athlon II X4 635 + 785G | ISTC-LAB, August-2010 =========================== III. GAME với đồ họa tích hợp 4. Resident Evil 5: Intel 8-6 AMD Lịch sử lặp lại với RE5 setting low, 3 cấu hình đều chỉ quanh quẩn ở mức frame thấp HD4250 được 32.1 hơn chút HD4200 được 22.3fps và kém iGPU được 24.5fps, vừa đủ qua mức 24Frame chống cháy. 1 phiếu cho Intel. 5. Street Fighter 4: Intel 8-7 AMD Thiết lập game với các hiệu ứng chuyển về mức low trên res 1024x768. Lần này thế trận nghiên về ATI Radeon và Intel HD Graphic bị tụt lại 6-8frame so với HD4200 và HD4250. Nhưng yên tâm chơi vì game này khung hình khá ổn định cho dù trong những đoạn tung skill. 1 phiếu cho AMD. 6. Devil May Cry 4: Intel 9-7 AMD Trung bình HD4250 đạt được 31.91fps, HD4200 được 29.76fps cũng thấp hơn chút, iGPU của Intel ổn hơn với 34.7fps. Gọi là thấp hơn nhưng thú thực khi chơi nếu không bật đo khung hình lên thì cảm nhận như nhau cả. 1 phiếu cho Intel. Tổng hợp cho phần test game low setting. Trong lĩnh vực đồ họa tích hợp, Intel mặc dù phổ biến nhất, trước đâu so về lĩnh vực này họ luôn đứng cuối với AMD và NVIDIA. Từ khi ra Core i mọi chuyện đã khác, họ đã cho thấy mình mạnh lên khá nhiều, iGPU Intel HD như trong bài đã tương đương với HD4200/HD4250 trên dòng main 785G/880G của AMD còn Nvidia gần như đã mất đất trên sân chơi đồ họa tích hợp. Tất nhiên AMD-ATI vẫn là trùm sức mạnh trong vụ này, họ còn có 790G với HD3300, 890G với HD4290 và nếu chịu thêm chi phí có thể chọn được một số dòng main có tích hợp sẵn 128Mb bộ nhớ cho VGA onboard gọi là Side Port, nó sẽ giúp các nhân đồ họa này hoạt động tốt hơn vài % nữa khi không cần trông chờ vào việc chia sẻ bộ nhớ với ram hệ thống. Review Intel Core i3 530 + H55 vs AMD Athlon II X4 635 + 785G | ISTC-LAB, August-2010 =========================== IV. GAME với card rời MSI R5770 HAWK Tạm dừng so sánh với mấy cái đồ họa tích hợp, tôi sẽ làm rõ hơn chút khả năng của X4 635 và I3 530 khi cùng dùng một card đồ họa rời để chơi game: Thử nghiệm với VGA rời R5770 HAWK và 2Gb ram nữa để gắn vào 2 cấu hình máy, bo mạch chủ cho X4 635 tôi dùng luôn 880GM-E41 vừa bench vơi onbo xong, còn i3 530 vẫn với H55M-P33. Khi được lắp card rời mạnh mẽ, cả 2 cấu hình phát hết huy sức mạnh và chơi rất mượt với độ phân giải Full HD với thiết lập cao nhất trong game. 1. Crysis WarHead: Intel 10-7 AMD Không test với NBA 2K10 nữa vì game ấy quá nhẹ để test card tầm này, thôi thử ngay CrysisWH với setting 1920x1080 ở mức Gamer và bật khử răng cưa x4 và DX10 , X4 635 tỏ ra kém hơn đối thủ i3 530 khi kém hơn tới 10fps, có lẽ Crysis ngoài việc tận dụng tốt card đồ họa, nó vẫn chỉ cần 1 CPU 2 nhân mà hiệu năng mỗi core tốt hơn. 1 phiếu cho Intel. 2. HAWK Tom Clancy: Intel 10-8 AMD Tôi thử nghiệm với thiết lập cao nhất trong game là mức High với dx10.1 Kết quả 2 máy chênh nhay trung bình 2fps, X4 635 cho khung hình cao hơn và nhiều cảnh khung hình đạt trên 200. Khá tương tự khi dùng đồ họa tích hợp khi Hightest FPS máy AMD đạt được khá cao nhưng tùng bình thì vẫn vậy. 1 phiếu cho AMD. Review Intel Core i3 530 + H55 vs AMD Athlon II X4 635 + 785G | ISTC-LAB, August-2010 =========================== IV. GAME với card rời MSI R5770 HAWK 3. Street Fighter IV: Intel 11-8 AMD Street Fighter IV cũng được đẩy lên thiết lập cao nhất max tất cả hiệu ứng với độ phân giải full HD 1920x1080 Ở game này cũng tương tự như với Crysis, khung hình củ i3 530 đạt được cao hơn khá nhiều 49.8fps so với 30fps của X4 635. Trong một phản hồi mà tôi đọc được thì đã có người nói như sau: Điều này đúng vì X4 620 có mức xung thấp hơn kha khá so với I3 530, nhưng lên tới X4 635 điều đó vẫn lặp lại? Tôi cần làm rõ hơn với một vài game nữa. 1 phiếu cho Intel. 4. Resident Evil 5: Intel 11-9 AMD Mức setting cao nhất của game này cũng là High, bật hết hiệu ứng và max khử răng cưa. Và X4 635 đã lấy lại thế cân bằng với I3 530 trong game này, khung hình đạt trung bình 64.3fps hơn chút so với i3 530 là 63.3fps. Có thể nói là trên 60fps là điểm lý tưởng mà ai cũng muốn, vậy mà nhiều bạn bắn đột kích cứ ảo tưởng với 100 - 200fps làm gì không biết -_- 1 phiếu cho AMD 5. Devil May Cry 4: Intel 11-10 AMD X4 635 thực sự lấy lại vị thế khi cả 4 màn chơi đều cho khung hình cao hơn một chút và đạt trung bình 101.5fps, Core i3 530 cùng HD5770 được trung bình 94.45fps rất là cao tha hồ chắn chém quăng quật lũ Monster. Lẽ ra tôi nên lắp 3 cái màn hình vào chạy Eyefinity để có Res cao hơn cho khung hình nó giảm xuống ^^. 1 phiếu cho AMD Tổng kết cho các game với max setting Nhìn vào biểu đồ tổng hợn bạn sẽ thấy khá tương đồng so với khi dùng card tích hợp, ở RE5 khoảng cách được cân bằng và I3 530 vẫn thua chút ở DVMC4 nhưng cách biệt xa ở SF4. Tôi đã thử test đi test lại vài lần game Street Fighter 4 với máy dùng X4 635, tuy nhiên khung hình vẫn chỉ ở mức hơn 30fps chút xíu. Khả năng là ở những game và setting game nhẹ chút, với cùng 1 card đồ họa, X4 635 cho khung hình ngang ngửa thậm chí tốt hơn i3 530. Tuy nhiên một số game nặng nặng hoặc ở thiết lập cao rất nặng thì X4 635 lại tỏ ra đuối cảm giác như có gì thắt ở đây, để cải thiện điều này nên giảm chút setting trong game hoặc tham khảo ép xung nó lên. Nói chung cả 2 CPU đều chơi game rất tốt kể cả với card tích hợp hay card rời.
Review Intel Core i3 530 + H55 vs AMD Athlon II X4 635 + 785G | ISTC-LAB, August-2010 =========================== V. Điện năng tiêu thụ và nhiệt độ 1. Điện năng tiêu thụ: Intel 11-9 AMD Tôi sử dụng thiêt bị Kill A Wat để đo công suất tiêu thụ điện cho cấu hình chỉ có: Main + CPU + 1 Ram + 1 HDD. Máy dùng Intel i3 530 thể hiện rõ ưu điểm tiết kiệm điện hơn khi chạy phần mềm, game, hay Full-load thì tới 101W, điều này nhờ vào công nghệ quy trình sản xuất 32nm và i3 530 chỉ có 2 nhân. Trong khi với 4 nhân thực + quy trình 45nm, bộ máy dùng X4 635 khi khai thác hết sức mạnh thì thụ điện tới 168W tốn điện hơn kha khá rồi!!! 1 phiếu cho Intel 2. Nhiệt độ thiết bị: Intel 12-11 AMD Nhiệt độ phòng được giữ ổn định ở 28 độ C, linh kiện được đặt trên benchtable. Ngày xưa người ta thường nói AMD là nóng, nhưng theo tôi cả Intel và AMD đều có những CPU nóng, CPU mát và 2 CPU tôi thử nghiệm ở đây đều hoạt động mát. AMD X4 635 khi chạy thậm chí còn mát hơn Intel I3 530 vài độ, nhưng quạt của X4 635 kêu ồn hơn và quay nhanh hơn I3 530. Mỗi bên 1 điểm. Intel Core i3 530 - IDLE AMD Athlon II X4 635 - IDLE Intel Core i3 530 - Full-Load với LinX AMD Athlon II X4 635 - Full-Load với LinX Như vậy dù sản xuất trên quy trình 32nm nhưng Intel không hề muốn CPU của mình mát hơn nữa, họ giữ nhiệt độ ở mức tốt và giảm độ ồn của quạt. Còn AMD rất đáng khen khi với 4 nhân dù ăn khá nhiều điện nhưng nhiệt độ vẫn rất tốt, họ cần cải tiến thêm về quạt để giảm độ ồn khi máy hoạt động, nhiều người rất khó tính với vấn đề này. Review Intel Core i3 530 + H55 vs AMD Athlon II X4 635 + 785G | ISTC-LAB, August-2010 =========================== VI. Kết luận Việc AMD đưa ra các bộ vi xử lý 4 nhân thực với giá rẻ đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng, tuy không thực sự xuất sắc trong giải trí nhưng tốt hơn cho những người hay sử dụng các phầm mềm đa tác vụ, hiệu năng/giá tiền của X4 635 rất tốt. Tuy nhiên AMD cần cải thiện nhiều hơn về hiệu năng cho mỗi nhân và giảm tiêu thụ điện năng để tăng chỉ số hiệu năng/công suất tiêu thụ. Lựa chọn được cấu hình nào thì còn tùy theo nhu cầu sử dụng mỗi người. Nếu tôi hay dùng các phần mềm phần mềm phục vụ công việc như photoshop, xử lý video, render, tôi sẽ chọn AMD Athlon X4 635 cùng bo mạch chủ 785G. Nếu tôi chỉ hay dùng vài ứng dụng mỗi lúc, muốn tốc độ ngay tại đó nhanh nhất cho nhu cầu giải trí hàng ngày của mình, muốn hiệu suất cao nhưng tiêu thụ điện thấp, hay muốn ép xung ngon hơn tôi sẽ chọn Intel Core i3 530 và bo mạch chủ H55. Chi phí ban đầu cho hệ thống Intel cao hơn vài trăm (hiệu năng/giá thấp hơn) nhưng sẽ bù lại nhờ việc bớt một phần hóa đơn tiền điện về sau. Intel 530 + H55: 12 X4 635 + 785G: 11 Sản phẩm được kiểm nghiệm tại (Bài viết có sử dụng thêm dữ liệu từ 2 bài viết khác của ISTC-LAB) Rất mong nhận được nhiều phản ánh khen chê với bài viết để chúng thôi hoàn thiện hơn trong các bài sau. Xin cảm ơn mọi người.
bài viết của anh hay lắm, em đang có dự định mua máy tính qua đây có rất nhiều thông tin giúp em có lựa chọn phù hợp. thank you very much !