CUDA - “VŨ KHÍ BÍ MẬT” CỦA nVIDA

Thảo luận trong 'Card Đồ họa - Video Cards' bắt đầu bởi blueheart, 19/8/10.

  1. blueheart

    blueheart Member

    Bài viết:
    659
    CUDA - “VŨ KHÍ BÍ MẬT” CỦA nVIDIA

    [FONT=&quot] Nhiều thập kỷ nay, người dùng công nghệ dường như đã quá quen thuộc với hình ảnh người khổng lồ xanh thống trị trên khắp các lãnh địa có liên quan đến vi xử lý đồ họa . Tuy nhiên, từ hơn 10 năm trở lại đây, Nvidia bắt đầu có dấu hiệu trượt dần vào lối mòn khi vẫn cố gắng “đẩy” đi những chip xử lý đang trở nên cồng kềnh hơn, “ngốn” nhiều điện hơn nhằm đạt được khả năng tính toán ấn tượng.
    [/FONT]


    [​IMG]


    [FONT=&quot] Vấn đề không chỉ dừng lại ở đó, ngay cả khi đòn đáp trả “Fermi” của người khổng lồ xanh được xem là “con quái vật tham lam” tiêu tốn nhiều điện năng với mức giá “ngất ngưởng” ra mắt, dường như ý định của nVidia không chỉ dừng lại ở thế giới card đồ họa một cách thông thường. Để ý kỹ hơn mà xem, hãng đã có những động thái nhằm chuyển dịch trọng tâm của mình đi ít nhiều so với trước mà mấu chốt của sự thay đổi này nằm ở công nghệ CUDA khi ứng dụng cho các card đồ họa cao cấp. Khi tổng giám đốc điều hành Huang Jen-Sun của hãng này tuyên bố nVidia là một hãng công nghệ phần mềm thì có nghĩa là hãng đang cố “bán” CUDA cho người dùng bên ngoài như kiểu “bán bia kèm mồi” hơn là bán một chiếc card màn hình để xử lý đồ họa như cách mà những nhà sản xuất phần cứng vẫn làm trước đây.[/FONT]


    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]


    [FONT=&quot] Vậy CUDA là gì? Có thể xem CUDA là một kiến trúc tính toán song song giúp các lập trình viên có thể khai thác sức mạnh của các nhân xử lý đồ họa cho công việc tính toán mà trước đây vốn chỉ là lĩnh vực mà các CPU nằm thế độc tôn. Các lập trình viên có thể giao tiếp với CUDA thông qua khá nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, trong đó có C, C++, Fortran và kể cả Java... Kết quả là ngày càng nhiều những ứng dụng có thể sử dụng CUDA để xử lý độc lập mà không cần “ngốn sạch” tài nguyên CPU như trước. Nhờ sức mạnh tính toán này, thị trường card đồ họa được mở rộng ra không chỉ dành riêng cho các game thủ hay những chuyên gia đồ họa mà nó còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác.[/FONT]


    [FONT=&quot] Chính nhờ CUDA mà nVidia có thể chứng tỏ sức mạnh mới của mình với “kẻ tiên phong” PhysX từ nhà phát triển Ageia nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý trong phim ảnh, game hay các chương trình tính toán mô phỏng bằng cách tận dụng sức mạnh “thừa” của mình để xử lý các tác vụ vật lý – điều mà các CPU dù mạnh mẽ cũng khó mà làm được. Nếu bạn đã xem bộ phim 2012, chắc chắn rằng khung cảnh ấn tượng nhất chính là mức độ phá hủy vô cùng khủng khiếp của ngày tận thế với hàng ngàn mảnh vỡ khác nhau văng tung tóe khắp mọi hướng trong những cơn động đất trong khi những con sóng mềm mại nhưng hung dữ chồm lên từ đại dương sâu thẳm phủ trùm lên những thành phố tráng lệ đầy chân thực… Nhờ CUDA, những công đoạn dựng kỹ xảo hiệu ứng vật lý của công trình, của nước hay của không khí trong phim đã được rút ngắn đáng kể về mặt thời gian và công sức so với việc phải “vẽ” từng khung hình một như phương pháp truyền thống.
    [/FONT]


    [​IMG]


    [FONT=&quot]Tại sao CUDA lại có sức mạnh đến thế? Thử tưởng tượng mà xem, chúng ta có một chàng lực sĩ có khả năng khuân vác được các vật nặng ngàn cân chính là các CPU mạnh mẽ. Mọi việc sẽ chẳng có gì đáng để nói khi đó là một quả cân nặng nề đòi hỏi chàng ta phải bỏ nhiều công sức để mang chúng đến nơi quy định. Thế nhưng mọi vấn đề sẽ hoàn toàn khác nếu như đó lại là một... núi cân nhẹ hẫng. Với hai bàn tay của mình, chàng lực sĩ chỉ khuân được mỗi lần hai quả cân bé mà thôi. Nó làm cho chàng lực sĩ phải tiêu hao nhiều sức lực hơn để di chuyển hết một núi cân dù cho tổng trọng lượng nó có thể chỉ bằng một quả cân lớn. Sẽ nhanh hơn nhiều nếu như đó chỉ là một nhóm đông người có sức khỏe bình thường cùng di chuyển số lượng cân ấy. Mỗi người bình thường đó có thể mang vác các quả cân nhẹ chậm hơn chàng lực sĩ nhưng chắc chắn rằng thời gian để di chuyển hết số cân ấy lúc nào cũng nhanh hơn.[/FONT]


    [FONT=&quot]Đây cũng là vấn đề tương tự với các tính toán song song số lượng lớn trên máy tính mà điển hình là tác vụ xử lý vật lý. Khi một vụ nổ xảy ra, nó tạo nên các mảnh vỡ có quỹ đạo vô cùng đơn giản cho máy tính xử lý. Tuy nhiên, khi hàng trăm mảnh vỡ cùng văng ra khắp nơi sẽ gây ra rắc rối cho các CPU vốn chỉ có vài nhân xử lý. Trong khi đó, các card đồ họa GeForce của nVidia có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm nhân xử lý cùng lúc (lên đến 480 nhân với GTX480). Tuy mỗi nhân có sức mạnh vô cùng khiêm tốn so với các CPU đời mới khi tốc độ của chúng chỉ được tính bằng MHz, nhưng chắc chắn rằng với số lượng áp đảo vài chục lần, bài toán xử lý vật lý sẽ được giải quyết nhanh hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, với các tác vụ của máy chủ, nhất là các cỗ máy tìm kiếm khổng lồ, công nghệ CUDA tỏ ra hiệu quả hơn khi cho phép cùng lúc hàng trăm nhân xử lý “sục sạo” những “ngóc ngách” khác nhau của Internet thay vì để “anh chàng” CPU đơn độc dọ dẫm tìm kiếm như trước.[/FONT]


    [FONT=&quot]Chính vì thế, với chỉ 4 card Tesla của nVidia có giá trị xấp xỉ 5000 USD, người dùng cuối có thể chạy các chương trình mô phỏng khoa học hay làm các máy chủ mini có sức mạnh tương đương với các siêu máy tính cỡ nhỏ sở hữu 100 CPU Xeon của Intel trị giá hơn 70.000 USD. Nó đem lại bài toán hiệu năng tuyệt với không chỉ về chi phí đầu tư mà còn cả chi phí vận hành khi 4 chiếc card Tesla tiêu tốn ít điện năng hơn nhiều so với một hệ thống hàng trăm CPU như trước. Kết quả là nhiều trường đại học danh tiếng cũng như các công ty tài chính, các tập đoàn nghiên cứu… đã đặt hàng những hệ thống “siêu máy tính mini” cấu tạo từ các card đồ họa Tesla thay cho các cỗ máy sử dụng CPU truyền thống trong công tác mô phỏng nghiên cứu và giảng dạy của mình.[/FONT]


    [FONT=&quot]Qua đó, có thể thấy rằng với CUDA, nVidia đang “chập chững” bước chân vào “sân chơi” siêu máy tính của các đại gia như IBM, SUN hay Intel bằng chính sản phẩm card đồ họa của mình. Sân chơi này từ trước đến nay “béo bở” hơn rất nhiều so với việc bán các card đồ họa dành cho game thủ sở hữu PC. Các bạn cứ thử tưởng tượng mà xem, khi IBM “độc chiếm” thị trường máy chủ, hãng này không cần “đếm xỉa” tới món lợi nhuận “cò con” đến từ thương hiệu laptop Thinkpad của mình nên “đành đoạn” bán nó đi cho nhà sản xuất Trung Quốc – Lenovo. Bên cạnh đó, dấn thân vào được thị trường này cũng đem đến cho nVidia một tiện ích to lớn chưa từng có khi những chip xử lý cho thế hệ card Tesla không đủ chuẩn sẽ được đưa xuống các dây chuyền sản xuất card đồ họa cấp thấp hơn, từ đó giúp cho việc sản xuất của nVidia có thể trải dài các “dải sản phẩm” phù hợp với thị trường hơn là phát triển cùng lúc nhiều thế hệ card đồ họa khác nhau như trước.[/FONT]


    [FONT=&quot] Tóm lại, CUDA là một công nghệ “vạn năng” mở ra cánh cửa mới của ngành điện toán song song còn nhiều tiềm năng, đem lại khả năng tính toán “hùng hậu” với chi phí chấp nhận được, đem lại một lợi thế so sánh mới của nVidia trong cuộc cạnh tranh trực tiếp với những “đại gia” danh tiếng khác trong cùng một lĩnh vực. Tuy vậy, đây cũng là một nước cờ mạo hiểm khi hãng không còn tập trung nhiều sức lực vào mảng đồ họa truyền thống như trước, dễ dẫn đến sự thua sút trên chính lĩnh vực mà hãng đã dẫn đầu trong mấy năm qua. Chính vì lẽ đó, giới đồ họa và game thủ cũng đang “nín thở” chờ đợi những nước đi kế tiếp của hãng này để trả lời cho câu hỏi về sự “chuyển hướng” của nVidia. Chúng ta hãy cùng chờ xem![/FONT]
     
    :
  2. recoba

    recoba y mờ ym - chờ ym chym Thành viên BQT

    Bài viết:
    2,629
    Nơi ở:
    Núi Tà Lơn
    source ở nguồn nào vậy???
    mà Tesla gì mà 4 card có 5000$ vậy, tụi này giá còn cao hơn quadro nữa mà giá quadro ko phải rẻ rúng rồi :|
     
  3. speedracer

    speedracer Thành viên mới

    Bài viết:
    649
    Nơi ở:
    Prague, Czech Republic.
    hình như cái post này chả có tác dụng gì trong box này cả, từ lúc review badaboom là anh em đã biết cuda nó là cái gì rồi.
    P/S: đúng còn chuyện cái card tesla 4 cái mà 5k à, tesla C1060 là con bèo nhất dòng tesla mà cũng đã 1k7 usd 1 con ở nước ngòai rồi.
     
  4. snowflower

    snowflower New Member

    Bài viết:
    30
    Hm, đề tài tuy hơi cũ thật, nhưng đọc lại vẫn thấy khá hay đấy chứ! Duy có điều là chưa biết trong tương lai, nVIDIA có thể làm được như những gì đã làm với con GTX460 ko. Vẫn thấy hơi ngán nVIDIA vì mức hao tốn điện năng và làm nóng máy điên cuồng của nó! Haiz...
     
  5. yukito_horoshi

    yukito_horoshi New Member

    Bài viết:
    19
    Ơ, thế hóa ra phim " Hiểm họa năm 2012" là được thiết kế dựa trên công nghệ CUDA của thằng nVIDIA này à? Khiếp nhỉ @_@
     
  6. recoba

    recoba y mờ ym - chờ ym chym Thành viên BQT

    Bài viết:
    2,629
    Nơi ở:
    Núi Tà Lơn
    với những gì kỹ xão prerender thì nVIDIA luôn cao tay hơn ATI và thị trường Quadro-Tesla luôn là bầu sữa nuôi nVIDIA
     

Chia sẻ trang này