Đại học Duy Tân xếp thứ 3 trong 8 trường Đại học của Việt Nam trên bảng URAP 2019

Thảo luận trong 'Thông tin tuyển dụng & tìm việc' bắt đầu bởi oanhoanh2211, 25/12/19.

  1. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Đại học Duy Tân xếp thứ 3 trong 8 trường Đại học của Việt Nam trên bảng URAP 2019
    Ngày 15/12/2019, Tổ chức xếp hạng đại học thế giới theo thành tựu học thuật (University Ranking by Academic Performance, viết tắt là URAP) đã chính thức công bố kết quả xếp hạng các đại học hàng đầu thế giới năm 2019-2020.


    Theo đó, 8 trường đại học của Việt Nam đã được ghi tên trong bảng xếp hạng và Đại học (ĐH) Duy Tân đã tạo ra một bước đột phát mới khi là đại học Tư thục Đầu tiên của Việt Nam có tên trong danh sách này.


    Tổ chức xếp hạng đại học thế giới theo thành tựu học thuật - URAP là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ năm 2009. Mục tiêu chính của URAP là thực hiện xếp hạng các trường đại học trên thế giới với thành tựu học thuật nổi rõ trong 5 năm trở lại đây.


    Để xếp hạng các trường đại học trên thế giới, URAP sử dụng dữ liệu do Web of Sciences thống kê dựa trên các tiêu chí như:


    - Số lượng Công bố quốc tế,


    - Chất lượng công bố khoa học,


    - Chỉ số trích dẫn, và


    - Ảnh hưởng khoa học,


    - ...


    Việc sử dụng cơ sở dữ liệu khoa học uy tín hàng đầu thế giới để xếp hạng mà không dùng số liệu do các trường đại học tự cung cấp, cũng không dựa trên kết quả bầu chọn của chuyên gia, nên URAP ngày càng trở nên có uy tín bởi tính khách quan.

    [​IMG]

    Bảng xếp hạng các đại học của Việt Nam năm 2019 - 2020 do URAP công bố


    Theo công bố của bảng xếp hạng URAP năm 2019-2020, 8 trường đại học của Việt Nam có tên trong danh sách gồm:


    - Thứ 1: Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đứng ở vị trí 960.


    - Thứ 2: ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, đứng ở vị trí 1.107.


    - Thứ 3: Trường ĐH Duy Tân, đứng ở vị trí 1.147.


    - Thứ 4: ĐH Quốc gia Hà Nội, đứng ở vị trí 1.181.


    - Thứ 5: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đứng ở vị trí 1.534.


    - Thứ 6: Trường ĐH Y Hà Nội, đứng ở vị trí 1.925.


    - Thứ 7: Trường ĐH Cần Thơ, đứng ở vị trí 2.248.


    - Thứ 8: Trường ĐH Huế, đứng ở vị trí 2.387.


    URAP thực hiện xếp hạng 2.500 đại học trên thế giới. Năm 2018 - 2019, Việt Nam có 7 trường đại học có tên trong bảng xếp hạng của URAP (là những trường nằm trong danh sách ở trên, ngoại trừ ĐH Duy Tân). Tuy nhiên, đến năm 2019-2020, danh sách các đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng tăng thêm 1 trường chính là ĐH Duy Tân (và tiến thẳng lên vị trí thứ 3), nâng tổng số lên thành 8 đại học.


    Trước đó, trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu châu Á năm 2020 được QS Ranking - một trong những bảng xếp hạng uy tín và ảnh hưởng hàng đầu thế giới của Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds (QS, Anh quốc), ĐH Duy Tân cũng đã vinh dự khi lần đầu tiên có tên trong bảng xếp hạng và đứng vào Top 500 của châu Á, đồng thời trở thành đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam được QS Ranking xếp hạng.


    Bạn có thể xem thêm thông tin về ĐH Duy Tân và Top 500 đại học của châu Á tại đây: QS Ranking xếp hạng Top 500 châu Á


    (Nguồn:https://www.tienphong.vn/giao-duc/d...-cua-viet-nam-tren-bang-urap-2019-1499592.tpo)
     
    :
  2. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    ĐH Duy Tân đoạt giải Ba cuộc thi 'Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019'

    2 đội tuyển ISITDTU và ISITDTU2 đến từ Đại học (ĐH) Duy Tân một lần nữa đã khẳng định năng lực tại cuộc thi để giành giải Ba và xếp thứ 4 tại cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019.

    Sau khi giành được những vị trí cao nhất tại vòng Sơ khảo cuộc thi “Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019” diễn ra ngày 3.11.2019, 12 đội chơi xuất sắc nhất đến từ 3 khu vực Bắc - Trung - Nam cùng 5 đội đại diện các nước ASEAN gồm: Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore và Thailand đã tham dự vòng Chung khảo diễn ra vào ngày 29.11 tại khách sạn Melia Hà Nội. Là 2 đội tuyển có điểm số cao nhất tại khu vực miền Trung, đội tuyển ISITDTU và ISITDTU2 đến từ ĐH Duy Tân một lần nữa đã khẳng định năng lực tại cuộc thi để giành giải Ba và xếp thứ 4 chung cuộc.

    [​IMG]

    Sinh viên Thái Trường Duy (thứ 2 từ trái sang) đại diện đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân nhận giải Ba


    Sau nhiều năm tổ chức ở quy mô quốc gia, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Cục An toàn thông tin đã quyết định mở rộng quy mô cuộc thi lần thứ 12 ra khu vực ASEAN. Theo đó, cuộc thi An toàn Thông tin ASEAN 2019 đã có thêm sự tham gia của 5 đội tuyển đến từ: Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, và Thái Lan.

    Mở rộng cuộc thi ra các nước ASEAN đồng nghĩa với việc các đội thi sẽ phải nỗ lực và tập trung hơn nữa trong quá trình thi đấu, bởi các đối thủ đến từ các quốc gia khác đều rất xuất sắc với nhiều kỹ năng thi đấu khác biệt, độc đáo và sáng tạo.

    Với một máy chủ có cài đặt đầy đủ các công cụ cần thiết để tìm và khai thác các lỗ hổng trên các máy chủ của đối phương do Ban Tổ chức cung cấp, các đội chơi triển khai hình thức thi đấu: tấn công và phòng thủ. Đây là hình thức nhằm nâng cao tính đối kháng và tương tác giữa các đội, giúp phát huy tối đa nhất kỹ năng xử lý tình huống và phòng thủ/tấn công từ các đội chơi. Trong quá trình thi đấu, Ban tổ chức đã đưa thêm 3 chủ đề (jeopardy) thi đấu với hình thức “cướp cờ” (Capture The Flag - CTF) để gia tăng cấp độ khó và tạo áp lực lên các đội thi.

    [​IMG]

    ThS Nguyễn Kim Tuấn (đứng giữa) chụp ảnh cùng 2 đội tuyển của ĐH Duy Tân giành giải Ba và giải Khuyến khích


    Xuất sắc đạt 227.963 điểm, đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân đã vượt qua nhiều đội thi đến từ: Học viện Kỹ thuật Mật mã, ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện An ninh Nhân dân, và các đội tuyển đến từ Thái Lan, Singapore, Myanmar… để giành giải Ba chung cuộc. Không chỉ Vô địch tại vòng Sơ khảo cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019 khu vực miền Trung, ISITDTU còn ghi lại dấu ấn đáng nể với các đội bạn ở vòng thi Chung khảo khi luôn nằm trong top dẫn đầu điểm số trong suốt cuộc chơi và được đánh giá là đội “phòng thủ kiên cường” nhất. Cùng tham gia thi đấu với ISITDTU, đội tuyển ISITDTU2 cũng của ĐH Duy Tân đã nỗ lực vươn lên xếp ở nhóm thứ Tư (4) sau các đội:

    • Đội Just ∫du It! (ĐH Công Nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội) giành giải Nhất,

    • Đội z3r0_night (ĐH FPT Hà Nội) và UIT-BEAN (ĐH Công nghệ thông tin - ĐHQG Tp. HCM) đoạt giải Nhì,


    • Đội ISITDTU (ĐH Duy Tân), Nupakachi (ĐH Bách Khoa Hà Nội), KMA PeBois (Học viện Kỹ thuật Mật mã), và đội đến từ Thái Lan cùng đạt giải Ba.

    Là người trực tiếp hướng dẫn sinh viên Duy Tân tham dự các cuộc thi về An toàn thông tin trong nhiều năm qua, ThS Nguyễn Kim Tuấn - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Mạng, khoa Công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân cho biết:

    “Trong 7 năm trở lại đây, sinh viên ngành An toàn Thông tin của ĐH Duy Tân luôn đứng Top đầu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và liên tiếp giành nhiều giải thưởng lớn như: Giải Nhì cuộc thi Secathon VNPT 2018, Giải Ba và vị trí thứ Tư cuộc thi "Sinh viên với An toàn Thông tin quốc gia" 2018, Vị trí thứ Tư cuộc thi MastesCTF 2018, và Giải Ba cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2019.

    Để gặt hái được nhiều thành công như vậy, ngay từ năm thứ 1, sinh viên Duy Tân đã được trang bị kiến thức cơ sở định hướng ngành Kỹ thuật mạng/An ninh mạng. Bên cạnh đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, ĐH Duy Tân còn chú trọng đầu tư hệ thống open lab để sinh viên có cơ hội thực nghiệm các mô hình tấn công/phòng thủ trên không gian mạng như trong thực tế. Cũng cần nhắc lại là chương trình Kỹ thuật Mạng của ĐH Duy Tân là chương trình duy nhất hiện nay ở Việt Nam có kiểm định ABET (của Mỹ) trong lĩnh vực này”.

    Trở về từ cuộc thi, sinh viên Thái Trường Duy, ngành Kỹ thuật Mạng, khoa Công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân - thành viên của đội tuyển ISITDTU chia sẻ: “Cuộc thi Sinh viên với An toàn Thông tin ASEAN 2019 không chỉ dừng lại là một sân chơi bổ ích và lành mạnh mà qua đó, chúng em còn có cơ hội cùng nhau cọ xát, thi đấu và nâng cao được nhiều kỹ năng cần thiết về phát hiện các lỗ hổng, bảo mật thông tin và duy trì tính liên tục của hệ thống mạng trước các đợt tấn công từ bên ngoài. Chúng em đặc biệt cám ơn các thầy cô và chuyên gia về An toàn Thông tin ở ĐH Duy Tân, những thành viên trong đội hacker ‘mũ trắng’ xếp thứ nhất Việt Nam (theo CTFtime, https://ctftime.org/stats/2019/VN) đã luôn dành nhiều thời gian dạy dỗ và huấn luyện chúng em”.

    Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về đào tạo Công nghệ Thông tin của ĐH Duy Tân và Chung khảo cuộc thi tại đây: Học ngành An toàn Thông tin từ những Chuyên gia của DTU và Chung khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2019

    [​IMG]

    https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-du...voi-an-toan-thong-tin-asean-2019-1155842.html
     
  3. honghanhphan

    honghanhphan Member

    Bài viết:
    46
    Nhà nghiên cứu Trường ĐH Duy Tân nhận định nguyên nhân sạt lở sông Thu Bồn

    Các nhà khoa học thuộc khoa Môi trường và Công nghệ Hóa, Đại học (ĐH) Duy Tân đã khảo sát thực tế, đánh giá mức độ sạt lở cũng như truy tìm nguyên nhân của hiện tượng sạt lở sông Thu Bồn.

    Nhiều vùng đất bồi màu mỡ, vốn là nguồn sống bao đời nay của người dân ven sông Thu Bồn, thuộc địa bàn các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đã và đang bị sạt lở nghiêm trọng, trùng hợp vào đúng khoảng thời gian nhiều doanh nghiệp tiến hành khai thác cát ồ ạt tại khu vực sông này, đã khiến người dân đặt nhiều câu hỏi nghi vấn về nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở dọc bờ sông Thu Bồn. Trước hiện trạng này, các nhà khoa học thuộc khoa Môi trường và Công nghệ Hóa ĐH Duy Tân đã khảo sát thực tế, đánh giá mức độ sạt lở cũng như truy tìm nguyên nhân của hiện tượng.

    [​IMG]

    Các tàu khai thác cát (hình trên) và tập kết cát (hình dưới) trên sông Thu Bồn


    Các khảo sát cho thấy đoạn sông chảy qua địa bàn xã Điện Quang, Điện Trung, huyện Điện Bàn đang bị sạt lở rất nghiêm trọng. Tiết diện sông bị trượt và đất cát ven bờ bị sụt xuống sông để lộ ra những vách đất cao đến 3-4m, cá biệt có nơi tới 5m. Chân tiết diện sông tại nơi bị sạt lở thường rỗng và vùng nước bên cạnh điểm sạt lở là rất sâu, dao động từ 5 đến 10m. Hiển nhiên điều này dẫn đến việc đất cát ven bờ phải bị sụt xuống sông nên quá trình sạt lở vẫn đang tiếp diễn chứ chưa dừng lại.

    Các điểm sạt lở này rất gần với khu vực có các tàu thuyền chuyên khai thác cát đang hoạt động nên việc chân tiết diện bị rỗng có thể khẳng định là có liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác trầm tích tại đây.

    Trực tiếp đi khảo sát trên sông Thu Bồn, TS Nguyễn Thị Minh Phương - Trưởng khoa Môi trường và Công nghệ Hóa, ĐH Duy Tân cho biết: "Qua khảo sát khu vực sạt lở bên bờ sông Thu Bồn thuộc địa bàn xã Điện Quang, Điện Trung, tôi thấy rằng nguyên nhân trực tiếp gây ra sạt lở đất tại đây có thể quy về hoạt động khai thác cát ồ ạt tại khu vực. Cũng trên cơ sở những hiểu biết của tôi về lưu vực sông Thu Bồn, tôi cho rằng sẽ không khách quan nếu bỏ qua một số nguyên nhân khác. Được biết, thượng nguồn sông Thu Bồn có phát triển hệ thống thủy điện bậc thang lớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ thống này đã chặn dòng chảy, đồng thời làm mất nguồn cung trầm tích cho vùng hạ lưu sông. Đó cũng là một nguyên nhân có thể nói là gián tiếp góp phần gây ra hiện tượng sạt lở nêu trên" .

    [​IMG]

    TS Nguyễn Thị Minh Phương (trái) cùng các nhà nghiên cứu khảo sát trên sông Thu Bồn


    Ngày 3.11, UBND Thị xã Điện Bàn đã ký quyết định thành lập Trạm Kiểm soát liên ngành khoáng sản Điện Bàn do Công an Điện Bàn làm trưởng đoàn. Trước sự quyết liệt và làm việc nghiêm túc của công an, tình trạng khai thác trái phép trên sông Thu Bồn nói riêng và trên địa bàn xã Điện Bàn nói chung đã không còn nữa. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn 4 doanh nghiệp được cấp phép khai thác và vẫn đang tiếp tục hoạt động. Tình trạng sạt lở ven sông Thu Bồn vẫn đang diễn ra phức tạp.

    Dành tâm huyết cả cuộc đời cho các hoạt động bảo vệ môi trường, nhiều năm qua, các nhà khoa học thuộc Khoa Môi trường và Công nghệ Hóa thuộc ĐH Duy Tân vừa đứng lớp giảng dạy vừa triển khai các nghiên cứu khoa học với mong muốn áp dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình vào thực tế cuộc sống để giải quyết các vấn đề nổi cộm của xã hội liên quan đến môi trường. Rất nhiều nghiên cứu đã được triển khai, và đạt hiệu quả nhất định như:

    - Xử lý rác thải sinh hoạt,

    - Xử lý nước thải dệt nhuộm,

    - Xử lý nước thải thủy sản,

    - Đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố Formosa,

    - …

    hay gần đây nhất là các nghiên cứu, tư vấn cho thành phố về các vấn đề đang gây bức xúc công luận tại Đà Nẵng như: Sạt lở, xói mòn bãi biển; Nhiễm mặn nước ngầm;…

    Các bạn có thể tìm hiểu thông tin về khoa Môi trường và Công nghệ Hóa, ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa.

    https://thanhnien.vn/giao-duc/nha-n...-nguyen-nhan-sat-lo-song-thu-bon-1159445.html
     

Chia sẻ trang này