Và theo rất nhiều yêu cầu từ nhiều bạn, nên mình sẽ đánh giá 1 bộ combo bàn phím-chuột và bàn di chuột cực chất và hoàn toàn mới của Razer. Đó chính là Bàn phím RAZER BLACKWIDOW CHROMA V2, chuột RAZER DEATHADDER ELITE và Bàn di chuột RAZER FIREFLY CLOTH EDITION. Nào, chúng ta hãy cùng đi đánh giá cho từng sản phẩm này nhé Đầu tiên chúng ta hãy đánh giá chiếc bàn phím RAZER BLACK WIDOW CHROMA V2. BlackWindow - dòng phím cơ truyền thống của Razer đã vừa được nâng cấp với phiên bản BlackWidow Chroma V2 với một vài thay đổi về thiết kế, thêm tùy chọn switch Yellow bên cạnh Green và Orange. BlackWidow Chroma V2 đã bắt đầu được bán tại Phúc Anh với giá là 3.990.000 đ. Đầu tiên là phần kê tay lớn có thể tháo gắn bằng nam châm tương tự như kê tay trên cây phím giả cơ Razer Ornata. Đây là một sự bổ sung rất cần thiết và tiện dụng, mang lại trải nghiệm gõ phím êm ái hơn khi sử dụng trong thời gian dài nhưng vẫn có thể tháo rời nếu muốn tiết kiệm diện tích trên bàn. Tiếp theo là tùy chọn switch Razer Yellow (vàng). Như đã biết Razer bắt đầu làm switch cơ học riêng kể từ năm 2014 với 2 phiên bản Razer Green (clicky, tactile) tương tự Cherry MX Blue nhưng điểm kích hoạt ngắn hơn (1,9 mm vs 2,2 mm trên Blue) và Razer Orange (non-clicky, tactile) tương tự Cherry MX Brown. Lần này trên BlackWidow Chroma V2, Razer bổ sung phiên bản Yellow. Vậy Razer Yellow khác gì so với 2 phiên bản Green và Orange? Yellow là một loại switch tốc độ cao tương tự Cherry MX Speed. Đặc tính của loại switch này là linear, non-clicky và rất im lặng. Lực nhấn cũng rất nhẹ, khoảng 45 g và độ bền của switch theo Razer công bố là 80 triệu lần nhấn. Min-Liang Tan - nhà sáng lập kiêm CEO Razer cho biết: "Chúng tôi đã đưa ra những cải tiến toàn diện và hiện tại Razer vẫn là công ty duy nhất thiết kế switch cơ học dành riêng cho nhu cầu chơi game." Nói về BlackWidow Chroma V2, Tan nói: "Đây là chiếc bàn phím cơ tốt nhất mà chúng tôi từng sản xuất." Cũng giống như các phiên bản trước, BlackWidow Chroma V2 cũng sử dụng công nghệ đèn backlit độc quyền Razer Chroma với 16,8 triệu màu, tùy biến trên từng phím, nhiều hiệu ứng và hỗ trợ đồng bộ profile giữa các thiết bị thông qua phần mềm Razer Synapse. BlackWidow Chroma V2 còn được tích hợp cổng USB và jack âm thanh/mic 3,5 mm để bạn kết nối thêm chuột và tai nghe gọn gàng hơn mà không cần đi dây ra sau máy. Cáp kết nối của bàn phím cũng được bện dây dù chắc chắn và đầu cắm USB mạ vàng giúp tăng chất lượng tín hiệu. Qua trải nghiệm Qua trải nghiệm thì mình có tổng cộng 8 hiệu ứng mặc định của hãng bao gồm: · Starlight (nhấp nháy nhiều màu từng phím 1) · Wave (chế độ chạy nhiều màu theo kiểu sóng lượn) · Spectrum Cycling (tự động thay đổi theo thứ tự màu toàn bàn phím) · Breathing (thay đổi 2 màu theo cài đặt của người dùng) · Reactive (tùy chọn màu, ấn vào phím nào sáng phím đó) · Ripple (chế độ led theo kiểu phát sóng âm) · Static (set màu toàn bộ phím theo sở thích) · Templates (đây là chế độ set phím theo thể loại games như FPS, MOBA,... Tiếp đến chúng ta sẽ đánh giá cho chuột RAZER DEATHADDER ELITE. Con chuột này được Razer ra mắt vào tháng 4/2016 và là bản kế tiếp cũng như nâng cấp của Razer DeathAdder Chorma, một tượng đài cho dòng chuột dành cho chơi game của Razer. Về cơ bản, Razer deathadder elite gần như không có quá nhiều sự khác biệt so với phiên bản tiền nhiệm và tất nhiên cũng đã có những nâng cấp trong đó. Chất vỏ có phần đã được cải tiến, Razer đã giảm bớt đi lớp phủ UV và tăng độ nhám bề mặt cho chiếc chuột này, nên người dùng sẽ có cảm giác chắc chắn hơn hẳn khi cầm trong tay và cũng đã khắc phục hoàn toàn vấn đề để lại dấu vân tay khi sử dụng. Giống như với bàn phím Razer BlackWidow Chorma V2, dây cáp kết nối của Razer DA Elite cũng được bọc thêm 1 lớp dây dù bện có độ đàn hồi tốt giúp chắc chắn hơn và chống các tác động từ bên ngoài. Và có thể thấy rằng Razer đã làm rất tốt khi dù bọc dù bện như vậy nhưng dây cáp nối trông không hề thô cứng chút nào mà lại rất mềm mại. Đầu USB kết nối của Razer Deathadder elite dù vẫn chỉ là 2.0 nhưng bù lại, Razer đã trang bị Razer USB Jack với màu xanh lá quen thuộc và phần tiếp xúc vẫn được mạ vàng để đảm bảo khả năng tiếp xúc giúp kết nối luôn ổn định. Nút cuộn của chuột Razer Deathadder Elite thì được chi tiết hơn là mỗi hàng gờ sẽ bao gồm 3 gờ nhỏ xếp thành hàng ngang, chứ không còn là gờ vạch nganh khá thô của Razer Deathadder Chroma nữa. Điều này giúp cho người dùng có độ bám ngón tay tốt hơn để có thể kiểm soát chính xác nhất khi sử dụng. Điểm đáng giá nhất cho phiên bản này đó chính là Razer đã thêm vào 2 nút chỉnh nhanh mức DPI ngay phía trên nút cuộn , cho phép người dùng có thể điều chỉnh Dpi theo ý muốn và không cần phải vào Razer Synapse. Được trang bị Razer 5G có sensor sở hữu DPI thực tế lên đến 16.000 đơn vị, tracking 450 IPS khiến chuột Razer Dealthadder Elite đè bẹp các đối thủ với độ chính xác tuyệt đối 99.4%. Ở phiên bản này, Razer đã sử dụng Razer Omron Switch cho các nút bấm của chuột đã được tối ưu hóa và tinh chỉnh giúp khắc phục vấn đề “double click” và tuổi thọ của Deathadder Elite lên tới 50 triệu lần nhấn. Đây rõ ràng là chuột gaming tốt nhất và đáng mua nhất hiện nay. Cuối cùng hãy đến với bàn di Razer Firefly Cloth Edition. Mình phải nói đây là chiếc bàn di tuyệt nhất mà mình đã từng trải nghiệm. Razer Firefly phiên bản Cloth này sở hữu 1 bề mặt vải nhám cho độ chính xác cực cao. Bề mặt trông khá tỉ mỉ va chắc chắn để đảm bảo cho mọi di chuyển chuột của bạn được chuyển thành chuyển động trỏ và không bị xê dịch khi di chuyển mạnh lúc chơi các game như FPS. Điểm đặc biệt là chiếc bàn di này có viền được trang bị đèn Razer Chorma với 16.8 triệu màu có thể lựa chọn tùy chỉnh đem lại hiệu ứng vô cùng đẹp khi bạn phải chơi game trong điều kiện thiếu sáng. Đường viền của bàn di này là các dải bằng cao su giúp chống trượt chuột ra bên ngoài khi thao tác. Và tất nhiên với hệ thống led Razer Chorma thì bàn rê sẽ được kết nối thông qua cổng USB. Với các sản phẩm trên của Razer thì các bạn có thể hoàn toàn tùy chỉnh hiệu ứng leb của combo này thông qua phần mềm Razer Synapse nhé. Video đánh giá chi tiết combo Gear của Razer: