ĐH Duy Tân đoạt giải Nhì tại Hackathon Vietnam AI Grand Challenge 2019 Tham gia vào sân chơi đẳng cấp trong lĩnh vực công nghệ, đội tuyển DTU-CSE của Đại học (ĐH) Duy Tân đã khẳng định được năng lực và sức sáng tạo khi giành giải Nhì Cuộc thi Hackathon Vietnam AI Grand Challenge 2019 khu vực miền Trung diễn ra vào ngày 5-7/7/2019 tại ĐH Duy Tân. Ông Nguyễn Phong Sơn trao giải Nhì cho đội tuyển DTU-CSE đến từ ĐH Duy Tân Cùng với đội giải Nhất và 2 đội đồng giải Ba đều đến từ các doanh nghiệp phần mềm có tiếng, đội tuyển DTU-CSE của ĐH Duy Tân đang gấp rút chuẩn bị để tiếp tục tranh tài tại Vòng Chung kết sẽ diễn ra vào ngày 15/8/2019 tới đây tại Hà Nội. Hackathon Vietnam AI Grand Challenge 2019 là cuộc thi do Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Kambria cùng các đối tác Báo VnExpress, VietAI, McKinsey, Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam (Vietnam Innovation Network) tổ chức, đã thu hút đông đảo sinh viên, giảng viên, kỹ sư thuộc các trường đại học, các doanh nghiệp phầm mềm trong toàn quốc tham dự. Năm 2019, các vòng thi diễn ra tại 3 miền Bắc - Trung - Nam để chọn ra những đội tuyển xuất sắc nhất cho Vòng Chung kết. Vòng thi diễn ra tại khu vực miền Trung được tổ chức từ ngày 5-7/7/2019. Vòng thi thực sự nhận được nhiều quan tâm khi có đến 70 thí sinh thuộc 14 đội tuyển mạnh đến từ các trường ĐH FPT, ĐH Bách khoa, các doanh nghiệp phần mềm, các chuyên gia IT tự do,… tham gia tranh tài, sau khi đã vượt qua Vòng loại Online. Vòng thi trở nên đặc biệt quyết liệt khi 3 đội tuyển ở miền Nam gồm: đội Tobtob (giải Nhì, ko có giải Nhất), đội Baby Shark và đội Code For Food (đồng giải Ba) đã nắm chắc suất vào Vòng Chung kết từ cuối tháng 6. Các đội tuyển tham dự Vòng thi tại khu vực miền Trung đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước như: · Cần Thơ, · Quy Nhơn, · Hà Nội, · Đà Nẵng, · Huế, · … Các đội tuyển đã tập trung tại ĐH Duy Tân để lên ý tưởng và lập trình trợ lý ảo, sử dụng công nghệ AI có tính ứng dụng cao trong các lĩnh vực như: · Công nghệ Xe hơi, · Công nghiệp Sản xuất, · Dịch vụ Ngân hàng, · Dịch vụ Khách sạn, · Bán lẻ, · ... Ở ngày thi cuối, mỗi đội có 2 đợt trình bày về sản phẩm trước Hội đồng Giám khảo. Dựa trên nội dung trình bày và sản phẩm thực tế mà các chuyên gia lựa chọn ra 7 đội xuất sắc nhất vào Vòng Thuyết trình và Trình diễn Sản phẩm. Đội tuyển DTU-CSE thuyết trình giới thiệu sản phẩm Nắm cán cân Vòng thi Hackathon Vietnam AI Grand Challenge 2019 khu vực miền Trung là Hội đồng Giám khảo với những chuyên gia có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ. Đó là: · Ông Nguyễn Phong Sơn - Giám đốc chi nhánh Đà Nẵng của Tập đoàn Phát triển Phần mềm Orient Software - một trong những công ty gia công phần mềm quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, · Ông Đặng Nam Hải - Trưởng phòng Kỹ thuật Phát triển Sản phẩm của Kambria and OhmniLabs với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc điều hành phát triển các sản phẩm đổi mới sáng tạo, · Ông Nguyễn Tuấn Minh - Trưởng phòng Xử lý Ngôn ngữ Tự nhiên tại Công ty Defide - đơn vị phát triển chatbot thương mại tiếng Nhật, · Ông Nguyễn Duy Anh - chuyên gia nghiên cứu AI trong lĩnh vực Deep Learning tại Cinnamon AI Lab (Nhật Bản), từng làm trợ lý tại phòng nghiên cứu về NeuralNetwork (RMIT, ĐH Sydney) và kỹ sư nghiên cứu cho eSilicon (Mỹ) trong lĩnh vực Thống kê và Machine Learning. Với sự chuẩn bị chu đáo, đội tuyển DTU-CSE đến từ Trung tâm Phát triển Phần mềm (CSE) của ĐH Duy Tân đã tỏ ra thuyết phục trước Hội đồng Giám khảo với sản phẩm “Chatbot phục vụ khách hàng trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ” và được trao giải Nhì tại Vòng thi khu vực miền Trung. Đây là sản phẩm kết hợp giữa 3 hệ thống gồm: (1) Hệ thống nhận diện khách hàng, (2) Hệ thống giao tiếp với khách hàng bằng giọng nói, và (3) Hệ thống nhận diện sản phẩm trong câu nói người dùng. Thông qua ứng dụng này, doanh nghiệp có thể nhận biết giữa khách vãng lai và khách hàng thân thiết, có những gợi ý mua hàng đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau thông qua dữ liệu người dùng; đồng thời, xác định được yêu cầu của khách hàng, ghi nhận ý kiến phản hồi, đặt hàng theo yêu cầu người dùng, và lưu trữ thông tin tương tác trong giao dịch vào hệ thống. Anh Lê Hoàng Nhí - Đại diện đội tuyển DTU-CSE của ĐH Duy Tân chia sẻ: “Tham dự Cuộc thi Hackathon Vietnam AI Grand Challenge 2019 đã mang lại cho mình và các thành viên trong đội cơ hội để học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm làm việc trong thực tế đồng thời thử thách bản thân với nhiều trải nghiệm thú vị. Chỉ trong vòng 40 giờ, các thành viên trong đội đã cùng nhau hoàn thiện từ khâu lập trình từng hệ thống độc lập đến việc tích hợp các hệ thống để tạo ra sản phẩm hoàn thiện cũng như viết bản giới thiệu gửi Ban Giám khảo. Vì thời gian có hạn nên mình và các đồng đội phải hoạch định thật chính xác nhiệm vụ của từng người và hỗ trợ tối đa cho nhau để kịp thời hoàn thiện sản phẩm”. Kết thúc vòng thi Hackathon Vietnam AI Grand Challenge 2019 khu vực miền Trung, Ban Tổ chức đã lựa chọn trao thưởng cho 4 đội thi xuất sắc gồm: · Đội Tech Fam (doanh nghiệp): giải Nhất, · Đội DTU-CSE: giải Nhì, · Đội Father Life và đội Hydra: đồng giải Ba. Ngay sau Vòng thi khu vực miền Trung, Vòng thi khu vực miền Bắc cũng đã diễn ra vào ngày 12 - 14/7 tại ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội và nhanh chóng xác định được các đội tuyển mạnh nhất. Theo đó, Vòng Chung kết cuộc thi Hackathon Vietnam AI Grand Challenge 2019 sẽ diễn ra vào ngày 15/8/2019 tới đây với 10 đội tuyển xuất sắc nhất trong toàn quốc sẽ cùng nhau tranh tài gồm: • Khu vực miền Nam gồm: đội Tobtob (giải Nhì), đội Baby Shark và đội Code For Food (đồng giải Ba) • Khu vực miền Trung gồm: đội Tech Fam (giải Nhất), đội DTU-CSE (giải Nhì), đội Father Life và đội Hydra (đồng giải Ba) • Khu vực miền Bắc gồm: đội YoungRGD (giải Nhất), đội Ftech (giải Nhì), đội Voicebot (giải Ba) Ngay sau khi nhận được tấm “vé” vào chung kết cuộc thi, các đội chiến thắng ở 3 khu vực sẽ tham gia chương trình đào tạo và ươm mầm cho dự án trong khoảng 2 tháng. Cùng với các giải thưởng lớn được dành trao cho các đội tuyển với: · Quán quân cuộc thi sẽ nhận 10.000 USD, · Á quân 1 nhận 4.000 USD, · Á quân 2 nhận 2.000 ÚD. Với chiến thắng tại Chung kết, các đội tuyển sẽ được kết nối với các tập đoàn lớn để tiếp tục phát triển dự án, mở ra các cơ hội công việc tuyệt vời trong tương lai. Thông tin Tuyển sinh Ngành học Mã ngành Tổ hợp Môn xét tuyển Xét tuyển theokết quả thiTHPT quốc gia Xét tuyển kết quả học bạ năm lớp 12 Công nghệ Phần mềm chuẩn CMU Công nghệ Phần mềm TROY Công nghệ Phần mềm 7480103 1.Toán, Lý, Hoá (A00) 2.Toán, KHTN, Văn (A16) 3.Văn, Toán, Lý (C01) 4.Văn, Toán, Anh (D01) 1.Toán, Lý, Hoá (A00) 2. Văn, Toán, Lý (C01) 3. Văn, Toán, Hoá (C02) 4. Văn, Toán, Anh (D01) An ninh Mạng chuẩn CMU An ninh Mạng/Kỹ thuật Mạng 7480202 Hệ thống Thông tin Quản lý chuẩn CMU 7340405 Big Data & Machine Learning (HP) 7480103 Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo Công nghệ Thông tin của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Công nghệ Thông tin Thông tin học phí các chương trình đào tạo tại Đại học Duy Tân TÊN CHƯƠNG TRÌNH MỨC HỌC PHÍ/ 1 HỌC KỲ Chương trình thường (trừ Dược & Bác sĩ) 8,8 triệu Chương trình Tiên tiến & Quốc tế 9,6 triệu đến 12,6 triệu Chương trình Tài năng (giảm 20% học phí suốt khóa học) 8,8 triệu Chương trình Du học Tại chỗ lấy bằng Mỹ 29,3 triệu Chương trình Liên kết Du học (Mỹ, Anh, Canada) 20 triệu Chương trình hợp tác Việt - Nhật 10.3 triệu *Ghi chú: mỗi năm đào tạo 2 học kỳ Mọi chi tiết liên hệ: Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân 254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391 Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn Email: [email protected] https://www.tienphong.vn/giao-duc/d...n-vietnam-ai-grand-challenge-2019-1441359.tpo
Sinh viên Duy Tân nhận Học bổng Nữ sinh viên Kỹ thuật AmCham 2019 Đoàn Thị Thu Hà - sinh viên năm 4, Khoa Điện - Điện tử của Đại học (ĐH) Duy Tân đã xuất sắc vượt qua vòng tuyển chọn và nhận được học bổng Nữ sinh viên Kỹ thuật AmCham năm 2019. Sinh viên Đoàn Thị Thu Hà nhận Học bổng Nữ sinh viên Kỹ thuật AmCham vào ngày 21.6.2019 Chương trình Học bổng Nữ sinh viên Kỹ thuật AmCham được các công ty gồm: AmCham, Intel, Coca-Cola, Axcela Vietnam phối hợp thực hiện với mục tiêu hỗ trợ tài chính cho các sinh viên nữ, đồng thời khuyến khích các bạn nữ lựa chọn theo học và xây dựng sự nghiệp trong các ngành kỹ thuật có tỷ lệ sinh viên nữ khá khiêm tốn tại các trường đại học Việt Nam. Đến nay, chương trình đã trao tổng cộng 315 suất học bổng cho các nữ sinh viên kỹ thuật xuất sắc với tổng trị giá 2 tỉ 530 triệu đồng. Không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính, chương trình còn tạo cơ hội để các bạn nữ sinh viên kỹ thuật tìm hiểu thêm thông tin về các công ty của chương trình này và tìm hiểu cơ hội việc làm từ các công ty công nghệ kỹ thuật cao. Sau khi nhận thông tin về chương trình học bổng này từ thầy Hà Đắc Bình - Trưởng khoa Điện - Điện tử, ĐH Duy Tân, sinh viên Thu Hà đã “mạnh dạn” gửi đơn đăng ký xét tuyển. Là nữ sinh có thành tích học tập nổi trội trong trường, cho đến nay, Thu Hà đã giành rất nhiều các giải thưởng lớn như: - Vô địch Quốc gia Cuộc thi Go Green in the City 2018, - Giải Nhì tại Chung kết khu vực Đông Á Cuộc thi Go Green 2018, - Giải Women in Business, - Top 20 nữ sinh tiêu biểu cả nước trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ 2018, - Giải Nhất Dự án Kinh tế Cộng đồng ĐH Duy Tân năm 2016, - Giải Nhất Nghiên cứu Khoa học ĐH Duy Tân 2016 và giải Nhì năm 2017, - Sinh viên 5 tốt cấp thành phố 2018, - Sinh viên tiêu biểu ĐH Duy Tân 2018, - Giải Ba tại Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp quốc gia năm 2017, - Giải Ba tại Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học TP.Đà Nẵng năm 2017, - Giải Nhì Ý tưởng Khởi nghiệp ĐH Duy Tân năm 2018, - … Sinh viên Đoàn Thị Thu Hà (bên trái) cùng bạn đồng hành nhận giải Women in Business Với chuỗi thành tích “khủng” như vậy, Thu Hà khá tự tin mình sẽ được nhận học bổng của AmCham. “Thế nhưng khi biết được danh sách có tới 171 bạn nữ sinh viên đến từ các trường ở khu vực miền Trung và miền Nam…, em biết ‘núi cao còn có núi cao hơn’ và nhắc nhở bản thân không được chủ quan đồng thời phải có sự chuẩn bị tốt cho vòng phỏng vấn. Vậy nên khi biết tin mình nhận được học bổng này, em rất vui và còn có chút tự hào nữa. Học bổng AmCham là động lực giúp em cố gắng phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn trong học tập. Để có được kết quả như ngày hôm nay, em muốn gửi lời cảm ơn đến ĐH Duy Tân và các thầy cô trong khoa đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để em từng bước thực hiện ước mơ của mình. Những giải thưởng có được khi học tại trường sẽ mở ra cho em nhiều cơ hội quý giá sau khi tốt nghiệp, đồng thời cũng là những kỷ niệm không thể quên được mỗi khi nhớ về thời sinh viên của mình”, Hà hào hứng chia sẻ. Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành Điện - Điện tử tại ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điện-Điện tử. https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-...u-sinh-vien-ky-thuat-amcham-2019-1095454.html
Hội nghị của Tổ chức Du lịch châu Á -Thái Bình Dương (APTA) 2019 tại ĐH Duy Tân Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự cùng Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (APTA - Asia Pacific Tourism Association) và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị APTA 2019, từ ngày 1 - 4/7/2019, tại Khách sạn Grand Mercure Đà Nẵng. Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân – Lê Nguyễn Tuệ Hằng bàn giao cờ cho Chủ tịch APTA – TS. Yeong Hyeon Hwang Với mục đích quảng bá và đề cao công tác nghiên cứu khoa học trong mảng Du lịch, từ ngày 1 đến ngày 4/7/2019, tại Khách sạn Grand Mercure Đà Nẵng, Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự cùng Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (APTA - Asia Pacific Tourism Association) và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị APTA 2019 với sự tham dự của hơn 200 đại biểu - là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chuyên gia lớn tại các trường đại học và các doanh nghiệp trong lĩnh vực Du lịch - đến từ hơn 25 quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt, đây là lần kỷ niệm năm thứ 25 của APTA, và việc ĐH Duy Tân được APTA chọn làm nơi tổ chức thật sự khẳng định vị thế trong đào tạo các ngành Du lịch, Lữ hành, và Khách sạn. Khai mạc Hội nghị thường niên APTA lần thứ 25 – 2019 Phát biểu tại lễ khai mạc sáng 2/7, TS. Yeong Hyeon Hwang- Chủ tịch APTA, đánh giá cao vai trò đăng cai tổ chức của trường ĐH Duy Tân, đồng thời cho biết, sau 25 năm thành lập, đến nay APTA đã có hơn 350 thành viên trên khắp thế giới. Cũng theo TS Yeong-Hyeon Hwang: “Việc APTA chọn Đà Nẵng để tổ chức hội nghị thường niên lần thứ 25 rất có ý nghĩa, bởi đây là một thành phố có tốc độ phát triển nhanh, rất năng động, là một trung tâm du lịch hàng đầu miền Trung Việt Nam với kỳ vọng sẽ thu hút 8 triệu du khách mỗi năm. Chỉ riêng Đại học Duy Tân đã có đến hơn 5.000 sinh viên theo học ngành Du lịch và Khách sạn và gần 1.500 sinh viên kiếm được việc làm trong mùa hè này. Đó là lý do APTA rất vui mừng khi tổ chức Hội nghị APTA 2019 tại đây”. TS Yeong Hyeon Hwang, Chủ tịch APTA (trái), trao lưu niệm chương cho TS. Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân Ý tưởng đầu tiên về Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương được khởi xướng bởi Tiến sĩ Hai Sik Sohn - Giáo sư Danh dự của Đại học Dong-A, Hàn Quốc từ năm 1995. Từ ngày thành lập (21/9/1995 tại Busan, Hàn Quốc) cho đến nay, APTA được xem là một trong những tổ chức hàng đầu về du lịch của thế giới, đại diện châu Á, với mục tiêu là: · Tạo điều kiện cho các cá nhân và nhóm nghiên cứu tạo ra những sản phẩm, những nghiên cứu về du lịch và khách sạn có chất lượng, · Chia sẻ thành tựu nghiên cứu và trao đổi ý tưởng giữa các học giả và các đối tác của họ trong thế giới kinh doanh, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Qua 25 năm hoạt động, APTA đã kết nạp nhiều trường đại học danh tiếng trên 17 nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó có: Australia, Canada, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Phillipines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam,... Như một sự tình cờ có thể nói ‘tuổi đời’ của ĐH Duy Tân (thành lập năm 1994) và APTA là gần bằng nhau. Với những nỗ lực không ngừng, sau gần 25 năm phát triển, ĐH Duy Tân được ghi nhận ở vị trí là một trong những trường hàng đầu trong khối ngoài công lập nói riêng, cũng như trong làng đại học Việt Nam nói chung, đáng chú ý với vị trí thuộc top đầu và là đại diện duy nhất của các trường ngoài công lập trong danh sách Top 5 trường Đại học Việt Nam có số lượng công bố ISI nhiều nhất hàng năm. Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng ĐH Duy Tân, chia sẻ: “Một điểm cần lưu ý là hầu hết các nghiên cứu của chúng tôi là về công nghệ và kỹ thuật, trong khi lượng bài nghiên cứu về Quản trị và Du lịch chỉ trên dưới 50 bài ISI và Scopus mỗi năm. Dù vậy, chúng tôi hiện có một lượng khá lớn sinh viên ngành Du lịch và Khách sạn với hơn 5.000 sinh viên (trong tổng số trên dưới 20.000 sinh viên). Tôi nghĩ APTA lần này sẽ là một cơ hội quý giá để chúng tôi học hỏi thêm nhiều điều từ các chuyên gia và các học giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Du lịch và Khách sạn”. Trong những ngày diễn ra Hội nghị, đã có khoảng 200 bài tham luận của Việt Nam và nước ngoài, tập trung các chủ đề chính như: · Nghiên cứu nâng cao về Du lịch và Khách sạn, · Các mô hình Du lịch sinh thái, · Du lịch y tế, · Du lịch Điện ảnh và Kịch nghệ, · Du lịch bền vững, · Du lịch dựa vào cộng đồng, · Quản lý chất lượng dịch vụ, · Quản lý chuỗi cung ứng, · Quản lý khách sạn, · Quản lý và điều hành nhà hàng, · Quản lý khủng hoảng và an toàn, · Quản lý Du lịch Giải trí,... Theo đó, các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng của các hoạt động du lịch trong khu vực, hỗ trợ cho các hoạt động quảng bá du lịch của các thành viên trong Hiệp hội cũng như nâng cao giá trị và chất lượng của hoạt động Du lịch tại mỗi quốc gia nói riêng và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung. GS. TS. Soocheong Jang (bên trái) - Nhà nghiên cứu xếp nhất nhì thế giới về Du lịch, và GS. TS. Bob McKercher - Lý thuyết gia hàng đầu về Du lịch và Du lịch Văn hoá của thế giới. Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân – Lê Nguyễn Tuệ Hằng bàn giao cờ cho Chủ tịch APTA – TS. Yeong Hyeon Hwang Hội Nghị APTA năm nay là một diễn đàn bổ ích, một cơ hội tốt để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch cùng giao lưu, trao đổi và sẻ chia những ý tưởng hay, những mảng kiến thức chuyên sâu để góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng ngành “công nghiệp không khói” của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong đêm Gala Dinner (ngày 3.7, tại Khu Resort Palm Gardern, Hội An, Quảng Nam), Chủ tịch APTA đã nhận lại cờ từ ĐH Duy Tân để trao cho đại diện Đại học Chiang Mai, Thái Lan - đơn vị sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên APTA lần thứ 26 vào năm 2020. Trước khi Hội nghị thường niên APTA kết thúc, Ban tổ chức đã “chiêu đãi” các đại biểu tham quan Cầu Vàng và cùng trải nghiệm show nghệ thuật giải trí đẳng cấp “Vũ hội Ánh dương” tại Bà Nà Hill. Là đơn vị đăng cai tổ chức, ĐH Duy Tân đã để lại sự tin tưởng, mến mộ của nhiều đại biểu tham dự Hội nghị và được đánh giá là đơn vị tổ chức chuyên nghiệp, tạo nhiều điều kiện và phục vụ kịp thời, giải quyết nhanh chóng các yêu cầu chính đáng của đại biểu, góp phần cho Hội nghị thường niên APTA lần thứ 25 đạt kết quả mỹ mãn. Hẹn gặp tại Hội nghị thường niên APTA lần thứ 26 năm 2020, sẽ tổ chức tại Chiang Mai - Thái Lan! PV https://www.tienphong.vn/giao-duc/h...nh-duong-apta-2019-tai-dh-duy-tan-1436933.tpo