Điểm mặt những quán vỉa vẻ và những món ngon được yêu thích tại TpHCM đây !!! ^_^

Thảo luận trong 'Tán dóc' bắt đầu bởi hana2006, 24/5/12.

  1. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Những quán ăn này đa phần là bình dân, không có bảng hiệu, nằm trong các con hẻm nhỏ nhưng không có lúc nào vắng khách.
    TP HCM là một thành phố lớn, bên cạnh là trung tâm kinh tế của cả nước còn được biết đến là nơi có bản sắc văn hóa ẩm thực phong phú với rất nhiều các món ăn ngon. Trong đó, ẩm thực đường phố là một nét văn hóa rất riêng, cái thú vui ngồi trên vỉa hè, vừa nhấm nháp món ăn vừa ngắm nhìn người đi đường từ rất lâu đã trở thành thói quen ưa thích của người Sài Gòn.

    Các quán ăn vỉa hè này có một đặc trưng chung giống nhau là không có bảng hiệu, thường nằm trong một con hẻm nhỏ nào đó, quán nhỏ, bàn ghế nhỏ, bán vào một thời gian nhất định trong ngày, thực khách biết đến quán nhờ người này truyền tai người kia.

    Một vài quán ăn vỉa hè nổi tiếng mà
    AMTECH chúng ta có thể tham khảo, nếu ai biết thêm chỗ nào nữa thì bổ sung vào list thêm phong phú nhé
    :th_104_::


    1. Bánh đúc Phan Đăng Lưu


    [​IMG]
    Quán bắt đầu bán từ những năm 70 của thế kỷ trước, được rất nhiều người biết đến bởi loại bánh đúc ngon và có nét gì đó đặc biệt của quán, giá cả bình dân, bạn có thể thưởng thức tại quán hoặc mua hộp mang về.
    Quán bình dân nhưng chất lượng món ăn ngon. Bánh đúc ở đây hấp dẫn bởi màu bánh vàng mơ, bánh đúc nóng được múc vào chén, cho vào một ít nhân là thịt băm xào với mộc nhĩ, hành tây và hành phi. Gọi một chén bánh đúc nóng, thêm vào nước mắm và ớt xay nữa, vậy là đã đủ đánh thức bao tử của bạn.
    Bánh mềm, nhân thơm và nước mắm ngon, tất cả hòa quyện thật nhuần nhuyễn, một vị ngon khó tả... và điều quan trọng là bạn không cảm thấy ngán.
    Địa chỉ: Bánh đúc nóng nằm ở 116/11 Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận. Quán mở cửa trong khoảng từ 14h tới 18h. Mỗi bát bánh đúc ở đây có giá 14.000 đồng.
    2. Sủi cảo người Hoa trên phố Nguyễn Trãi
    [​IMG]
    Nằm trong hẻm nhỏ trên con đường Nguyễn Trãi luôn đông người với đầy rẫy những cửa hiệu thời trang, quán sủi cảo của ông chủ người Hoa luôn đông nghẹt khách từ khi bắt đầu mở cửa cho đến khi hết hàng.
    Không như bát sủi cảo truyền thống của người Hoa được thưởng thức đơn giản với sủi cảo, cải ngọt cắt khúc và nước luộc được nêm gia vị vừa ăn. Ở quán ăn này, ông chủ người Hoa đã kết hợp sủi cảo với các nguyên liệu như đùi gà chiên, giò heo, sườn... làm cho món ăn lạ mắt và thêm ngon miệng.
    Không biết ý tưởng kết hợp thêm các nguyên liệu vào món ăn truyền thống của ông chủ người Hoa bắt đầu từ đâu, nhưng kể từ khi xuất hiện những bát sủi cảo ăn kèm với giò heo, đùi gà... thì quán sủi cảo ở đây luôn tấp nập khách ra vào, nhất là khách hàng trẻ tuổi. Món ngon được ưa thích ở đây là sủi cảo đùi gà, sủi cảo sườn, sủi cảo giò heo...
    Địa chỉ: hẻm 409 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM. Mỗi phần sủi cảo có giá 24.000 đồng, nếu bạn gọi thêm đùi gà, giò heo... chủ quán sẽ tính thêm tiền. Quán bắt đầu bán vào lúc 16h đến khuya.
    3. Bún chả Nguyễn Văn Thủ
    [​IMG]
    Bún chả Hà Nội, tên món ăn cũng là tên quán, không có hàng quán cụ thể, chỉ là một chiếc xe đẩy, bàn ghế thấp như những quán cóc lề đường khác. Khách của quán phần lớn là khách văn phòng, họ đến vì món ăn quen thuộc của đất Hà thành, được ngồi dưới những tán cây xanh mát và nghe cái giọng Bắc đặc trưng của cô chủ quán.

    Một bát bún đủ màu với sắc trắng tinh của bún, xanh tươi của rau sống, màu vàng của chả, thịt nướng…ăn kèm với những cuốn nem to được cắt thành từng miếng vừa ăn, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị đặc trưng của đất Hà thành. Ăn bún chả, cảm nhận vị ngọt và mềm của thịt nướng, hương vị hơi chua chua của nước mắm, cái giòn sần sật của miếng đu đủ hòa trong mùi thơm của các loại rau khiến cho món ăn này thật hoàn hảo.
    Quán chỉ bán vào buổi trưa nên có lượng khách rất đông, nếu bạn đến vào giờ cao điểm thì không thể làm gì khác hơn ngoài việc đứng chờ. Mỗi phần bún chả có giá 32.000 đồng, nếu muốn ăn chả giò (nem) thì bạn có thể gọi thêm.
    Địa chỉ: Quán vỉa hè, đối diện nhà hàng Rêu cá chép, đường Nguyễn Văn Thủ, quận 1. Quán bán vào buổi trưa, khoảng từ 11h.
    4. Bún bò Ngô Thời Nhiệm
    [​IMG]
    Nằm trong con hẻm trên đường Ngô Thời Nhiệm (quận 3, TP HCM), đối diện với cổng trường Marie Curie, quán bún bò Huế ở đây lúc nào cũng đông khách. Không ai nhớ quán có từ khi nào, chỉ biết rằng rất nhiều thế hệ học sinh của trường Marie Curie đã gắn liền với quán lề đường này.
    Điểm đặc biệt thu hút đông thực khách ở đây chính là nước dùng đậm và cay đúng hương vị Huế. Nước dùng cũng hầm từ xương để có vị ngọt thanh, tuy nhiên khi nêm nếm gia vị, người chủ quán đã cho thêm vào một ít mắm ruốc chính gốc Huế, làm cho nước dùng thanh, đậm đà và rất vừa miệng.
    Địa chỉ: hẻm số 7 Ngô Thời Nhiệm, phường 7, quận 3, TP HCM. Quán bắt đầu bán vào 6h đến 10h, buổi chiều từ 15h đến khoảng 19h. Mỗi bát bún bò ở đây có giá 30.000 đồng, quán nghỉ vào chiều chủ nhật.
    5. Cháo bò viên Lê Hồng Phong
    [​IMG]
    Trong đời sống ẩm thực của Sài Gòn hiện nay, những quán cháo bò viên bình dân trong các con hẻm vào mỗi chiều tối không còn nhiều. Không nổi tiếng như các quán cháo lòng, cháo cá lóc, cháo gà, cháo mực nhưng quán cháo bò viên ở đây vẫn có sức quyến rũ rất riêng của mình.
    Trong bát cháo, ngoài bò viên còn có tiết lợn và giò chéo quẩy. Bát cháo nghi ngút khói, cho vào một ít tiêu, giá tươi và hành ngò được bưng ra cho khách, kèm với đó là một chén gừng tươi thái sợi và một chén tương đen để chấm bò viên.
    Theo những thực khách ăn ở đây, phần hấp dẫn nhất của tô cháo chính là bò viên. Những miếng bò viên thơm, dai, giòn sần sật hòa với vị tương đen càng tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.
    Địa chỉ: Con hẻm nhỏ bên cạnh chung cư Lê Hồng Phong, đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP HCM.
    Ngoài những quán ăn kể trên, ở Sài Gòn còn rất nhiều quán vỉa hè nổi tiếng khác như: bánh canh Bùi Minh Trực, quận 8, hủ tiếu gà Lý Thường Kiệt, quận 10... quán ăn vỉa hè đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực đường phố đặc trưng của người Sài Gòn.
     
    :
  2. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Lâu quà k được ăn món bánh đút (hay còn gọi là bánh bột) Phan Đăng Lưu rồi, địa điểm quen thuộc của mình thời sinh viên :d79df121:
     
  3. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Bánh canh tôm vị lạ

    Vị thơm cùng vị béo của nước cốt dừa hòa trong nước lèo làm cho món ăn đậm đà nhưng không gây cảm giác ngấy.

    Bánh canh là một món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Việt Nam. Tùy vào đặc trưng của vùng miền mà bánh canh được chế biến khác nhau. Từ hai nguyên liệu chính là sợi bánh và nước lèo, sau khi kết hợp với các nguyên liệu ăn kèm đã cho ra đời nhiều món bánh canh khác nhau.
    Ở Sài Gòn, bạn có thể kể ra nhiều loại bánh canh nổi tiếng như: bánh canh cá lóc, bánh canh giò heo, bánh canh bò viên, bánh canh cua... và một món bánh canh rất ít gặp ở Sài Gòn là bánh canh tôm nước cốt dừa.
    [​IMG]
    Bánh canh tôm nước cốt dừa là đặc sản của người dân miền Tây Nam bộ.​
    Đây là một đặc sản của các tỉnh miền Tây Nam bộ, nhưng ở Sài Gòn chỉ có lác đác vài quán bán món ăn này. Bánh canh tôm nước cốt dừa có thành phần và cách nấu đơn giản hơn so với các loại bánh canh khác. Thành phần chính của món ăn này là tôm và nước cốt dừa.
    Tôm tươi được người bán mua về, lột vỏ, bỏ chỉ đen và dùng dao đập dẹp. Sau khi làm xong, bắt chảo dầu nóng, cho tôm vào cùng một ít gia vị, đảo đều đến khi tôm vừa chín thì tắt bếp. Khi chế biến món ăn này, người bán cho sợi bánh làm từ bột gạo vào đun sôi, khi gần chín cho tôm đã làm sẵn vào, sau đó cho nước cốt dừa vào và nêm gia vị cho vừa ăn.
    [​IMG]
    Thành phần chính làm nên hương vị cho món ăn là tôm tươi và nước cốt dừa​
    Bát bánh canh tôm nước cốt dừa đầy màu sắc với màu trắng của sợi bánh canh, màu trắng đục hơi sệt của nước dùng, màu hồng của tôm điểm xuyết sắc xanh của hành lá trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Cái hay của người bán là mặc dù được nấu chung với nước cốt dừa, có vị béo nhưng lại không gây cảm giác ngấy cho người ăn. Ăn một thìa bánh canh nước cốt dừa, cảm nhận cái vị ngọt của tôm, cái vị béo cùng hương thơm thoang thoảng của nước cốt dừa.
    Nếu muốn ăn thử món này, bạn có thể đến địa chỉ: 459B Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TP HCM. Mỗi bát bánh canh tôm có giá hơi cao, 40.000 đồng cho một bát. Quán mở cửa từ 6h đến 19h hàng ngày.
     
  4. jummy1987

    jummy1987 Member

    Bài viết:
    465
    Bê thui cầu Mống bí truyền ở Sài Gòn

    Gần nửa thế kỷ kể từ khi quán bê thui không tên xuất hiện tại chân cầu Câu Lâu (sau đổi thành cầu Mống, thuộc xã Điện Phương, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), món bê thui cầu Mống chính gốc lần đầu tiên được đưa vào Sài Gòn dưới dạng là món ăn chứ không phải là món nhậu.
    [​IMG]
    Bê thui ăn kèm bánh tráng, rau sống chấm mắm nêm.​

    Anh Bùi Văn Lâm, chủ quán bê thui cầu Mống ở khu Miếu Nổi, kể, ngay từ lần đầu ăn bê thui cầu Mống cách đây vài năm, vợ chồng anh đã có ý định đưa món ăn này vào Sài Gòn. Ý định ngày càng nung nấu khi nhiều lần bước vào các quán ở TP HCM, anh vẫn chưa hài lòng với món bê thui ở các vùng miền khác. Thế là, bằng mọi cách anh vợ chồng anh mời chú Dưỡng, một trong những bậc thầy giỏi nhất về bê thui khu vực cầu Mống, "hạ sơn" chỉ dạy. Không lâu sau đó, các ngón nghề thui bê bí truyền của sư phụ được vợ chồng anh tiếp thu tường tận để rồi giờ đây, anh tự giới thiệu món đặc sản bê thui cầu Mống đến thực khách ở Sài Gòn.
    Những con bê nặng chừng 40-60 kg được nuôi dưỡng cẩn thận bằng cỏ vùng đồng bằng là cốt lõi của nguyên liệu bê thui. Sau khi xẻ thịt, lấy lòng, con bê được khâu lại với một số loại lá cây khử mùi rồi mang lên lò lửa than hồng thui nhẹ. Suốt thời gian khoảng 4 giờ đồng hồ, người đứng thui phải túc trực để xoay đảo cho bê chín đều. Sau đó, bê được mang lên bàn xẻ thành từng tảng lớn treo vào tủ kính. Khi khách vào, người đầu bếp chỉ việc lấy tảng bê xắt từng lát mỏng xếp vào đĩa đẹp mắt rồi mang ra. Thịt bê ngon cuốn cùng bánh tráng và rau sống chấm mắm cái sẽ là món ăn mãi mãi không quên đối với đa số người đã thưởng thức qua.
    [​IMG]
    Từng tảng thịt bê đã thui được treo vào tủ kính.​

    Thành phần quan trọng quyết định đến sự thành công của món bê thui cầu Mống là nước chấm và rau sống. Với anh Lâm, nước chấm là loại mắm cái thượng hạng làm từ cá cơm, cá nục đánh bắt ven biển miền Trung. Mắm cái sau khi gạn ép xác, lọc lấy nước mới cho thêm tỏi ớt, gừng xay, mè rang, đường phèn… vào cho vừa miệng.
    Rau sống để cuốn bánh tráng cùng lát bê thui cũng khá cầu kỳ. Ngoài 3 loại rau chính là giá sống (loại cọng dài và mảnh), chuối chát và khế chua, trong đĩa rau còn có nhiều loại rau thơm (húng, quế, ngò…) và cải chìa non. Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Ngoài ra, một vài miếng bánh tráng nướng giòn điểm xuyến vào bữa ăn vốn là thói quen từ bao đời nay của người xứ Quảng.
    Địa chỉ quán bê thui cầu Mống: L4-L5 Khu dân cư Miếu Nổi, phường 3, quận Bình Thạnh, TP HCM.
     
  5. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Nó đó, lúc trước đi học hầu như 1 tuần phải ăn hết 3-4 ngày món bún bò rồi, còn k kịp thì bánh bì trứng trong căngtin
     
  6. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    8 món xôi ngon ở Sài Gòn

    Xôi là món ăn thông dụng, kết hợp giữa các thành phần nguyên liệu một cách khéo léo làm hài lòng khẩu vị của nhiều thực khách.
    Xôi có thể chia làm hai loại là xôi ngọt và xôi mặn. Xôi ngọt phổ biến nhất vẫn là xôi gấc, xôi cẩm, xôi nếp than, xôi đậu, xôi vò... Mỗi loại xôi lại có thêm hành phi, mỡ hành, dừa bào hay đường riêng. Nguyên liệu chính để làm xôi thông thường là các loại gạo nếp.
    [​IMG]
    Xôi đậu xanh cuộn gà xé với bánh tráng phơi sương.​

    Xôi trắng thường chỉ có gạo nếp với một chút muối ăn, như các loại xôi khác đều có kết hợp với nhiều màu sắc từ các loại cây trái trong thiên nhiên như gấc, lá dứa, lá cẩm... làm tăng thêm sự đẹp mắt cho món ăn. Người bán xôi thường kết hợp với các nguyên liệu kết hợp khác như đỗ xanh, đỗ đen, lạc, thịt, cá, ngô, xoài, sầu riêng... để tạo nên nhiều dạng xôi với sắc thái đặc biệt. Bên cạnh đó, các thực phẩm như ruốc, pate, xúc xích, thịt quay, xá xíu, thịt hun khói, trứng, giò lụa, chả, lạp xưởng, thịt gà rô ti xé... cũng tạo cho món xôi thêm những hương vị và chất lượng riêng biệt khi được ăn kết hợp.
    Ở Sài Gòn, xôi thường được bày bán khá phổ biến vào buổi sáng hoặc chiều tối trước cổng trường học, hoặc bán bên lề đường và lúc nào cũng có người ăn. Tuy nhiên, để chọn cho mình một món xôi vừa ý, bạn có thể ghé tại số 167, Nguyễn Công Trứ, quận 1. Cửa hàng bán từ 7h đến 19h các ngày trong tuần, với giá mỗi phần ăn 22-35.000 đồng. Ngoài ra, nếu bận rộn, bạn có thể gọi điện đến cửa hàng để được giao tận nơi (08.66792525).

    [​IMG]
    Xôi tôm khô truyền thống được cuộn trong lớp vỏ bánh tráng phơi sương.


    [​IMG]
    Xôi dừa ngào có vị ngọt bùi sợi cơm dừa và thanh mát đường thốt nốt.


    [​IMG]
    Xôi tôm khô cuộn rong biển giống món ăn độc đáo với hình thức sushi và hương vị ngon tuyệt từ rong biển và tôm khô.​


    [​IMG]
    Xôi trứng gà có vị dẻo ngọt hòa quyện với vị trứng gà vừa thanh vừa bùi.

    [​IMG]
    Xôi tôm khô đậm đà vị tôm khô vàng ươm đặc trưng


    [​IMG]

    Xôi gà rôti kết hợp với đậu xanh, đậm hương vị miền Tây.


    [​IMG]
    Xôi sầu riêng với nước sốt sầu riêng cùng những hạt nếp dẻo trong, đặc trưng Nam Bộ.​
     
  7. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Thơm nức lẩu mắm Cần Thơ giữa Sài Gòn

    Vị ngọt đậm đà, cay cay dậy lên mùi thơm của sả, quyện cùng mùi thơm của mắm, tạo nên món lẩu mắm thơm ngon đặc trưng.

    [​IMG]
    Ăn lẩu mắm thường kèm với bún, rất nhiều loại rau ngon và nước chấm mắm me.​

    Lẩu mắm là món ăn dân dã, được chọn lọc từ những tinh túy nhất trong văn hóa ẩm thực của ba dân tộc Việt, Hoa và Khmer. Người dân miền sông nước Nam bộ đã biến tấu thành lẩu mắm mang nét đặc trưng rất độc đáo với nguyên liệu chế biến từ cá đồng, cá sông và rau các loại rau sẵn có trong vườn nhà. Cho đến nay, lẩu mắm đã trở thành một đặc sản trong các quán ăn, từ bình dân đến các nhà hàng cao cấp và có mặt khắp nơi như một món ăn ngon không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực vùng miền.
    Đặc biệt, khi nhắc đến Cần Thơ, thực khách sẽ nghĩ ngay đến món lẩu mắm dân dã thơm ngon, đặc trưng. Tại đây, mùa nước nổi là mùa của rất nhiều loại cá linh, cá sặt… Người dân thường mang các loại cá này làm mắm để dành. Mắm làm ra có thể chế biến thành nhiều món ăn phong phú. Lẩu mắm gây ấn tượng bởi vị đậm đà và mùi thơm đặc trưng riêng từ mắm.
    Chị Khanh, chủ một quán lẩu lắm miền Tây tại TP HCM cho biết, mắm làm hương vị chính thơm lừng cho nồi lẩu. Để có nồi lẩu mắm ngon phụ thuộc rất nhiều vào xuất xứ của mắm. Người dân miền Tây có bí quyết riêng giúp lẩu mắm không quá mặn, nồi lẩu lại ngả màu nâu đặc trưng của mắm, nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả vừa thơm lại vừa bắt mắt. Và để có nồi lẩu mắm thơm, chị phải mua mắm ngon từ tận Cần Thơ, bởi theo chị, mắm ở những miệt như Cần Thơ, Cà Mau và Châu Đốc dùng để nấu món lẩu mắm sẽ mang lại hương vị thơm ngon và đặc trưng.
    Ngoài mắm ngon, nổi lẩu không thể thiếu cà tím, thịt ba rọi, cá hú, cá lóc, mực, tôm, chả cá... đặc biệt, một mâm rau xanh tươi sẽ tăng thêm vị ngon cho nồi lẩu. Rau ăn lẩu đa dạng và phong phú với đầy đủ sắc màu xanh đỏ vàng từ xanh của rau đắng, kèo nèo, rau muống, cải xanh; đến màu vàng của hoa bí, đỏ của hoa súng, trắng của hoa so đũa…. và nhiều loại rau khác.


    [​IMG]
    Ăn lẩu mắm không thể thiếu các loại rau xanh.

    Cách nấu lẩu mắm được chủ quán chia sẻ như sau: Mắm sau khi nấu, bạn lọc bỏ xương lấy nước. Cho tỏi băm, sả, ớt vào nồi đảo lên cho vàng đều, cho thịt ba dọi vào xào thơm, tiếp tục đổ nước mắm vào, nấu sôi lên, nêm một ít đường, bột ngọt. Để mùi mắm dịu, ngọt tự nhiên, nên lấy một nắm sả đập dập bỏ vào nấu. Tiếp theo, bạn cho cá vào trần để nồi nước mắm có vị ngọt, rồi vớt ra dĩa, tiếp tục bỏ cà tím, khổ qua (cắt miếng vừa ăn). Cuối cùng tất cả nguyên liệu vừa làm xong ra một cái lẩu, để lửa liu riu.

    Màu nâu và hương thơm đặc trưng từ mắm cá linh, cá sặc; nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả; vị ngọt từ thịt, tôm, mực và các loại cá tươi như cá lóc cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm dân dã đậm chất trong ẩm thực đất phương Nam.

    Ăn lẩu mắm thường kèm với bún, khi ăn, bạn chần rau vào và gắp ra ngay cho rau vừa tái ăn sẽ ngon hơn. Đặc biệt, món ăn có thể dùng kèm nước mắm ngon hoặc nước mắm me kết hợp với ớt tươi sẽ thêm phần thú vị cho món ăn. Và lẩu mắm ngon nhất khi rau phong phú.

    Để thưởng thức được hết vị ngon đặc sắc của món ăn ngon này, bạn có thể về vùng sông nước Tây Nam bộ. Ở Sài Gòn, bạn có thể ghé quán lẩu mắm trên đường Hồ Biểu Chánh, hay Lý Chính Thắng (quận 3). Nhưng để thưởng thức một nồi lẩu mắm đúng miệt Cần Thơ, bạn có thể ghé quán Vy tại số 190/19, Sư Vạn Hạnh, quận 5.

    [​IMG]
    Nào tôm, mực, cá tươi rất ngon.

    [​IMG]
    Các loại rau dùng kèm gồm: hoa bí, hoa súng, kèo nèo, so đũa...

    [​IMG]
    Bún ăn kèm lẩu.

    [​IMG]
    Món ăn sẽ đậm đà và ngon miệng nếu có thêm nước chấm mắm me và ít ớt tươi.

    [​IMG]

    Nồi lẩu đậm đà, thơm phức.​
     
  8. navasious

    navasious Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,966
    thèm chịu hết nổi ùi
     
  9. cohay

    cohay Well-Known Member

    Bài viết:
    2,243
    uhm tui cũng bị nhưng coi = FF thì OK, đang coi nà!
     
  10. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    ráng ghi nhớ lại mấy đ5a chỉ này nhé, khi nào có dịp về VN thì mỗi ngày chở 1 em đi ăn 1 món cho đã ghiền. Nhưng phải lẹ lên lâu quá coi chừng người ta dẹp tiệm mất tiêu :th_102_:

    Sao kỳ vậy ta??? :efb50fe2:Chị sd firefox coi rất bình thường k hề biết nó bi vậy
     

Chia sẻ trang này