Đưa băng rộng về nông thôn: Cần thiết thực

Thảo luận trong 'Tin tức Công Nghệ - IT News' bắt đầu bởi mylove10, 18/5/11.

  1. mylove10

    mylove10 Member

    Bài viết:
    859
    Hầu hết các đại biểu tham dự ARF 11 đều nhất trí rằng, phát triển băng rộng không có nghĩa chỉ là phát triển hạ tầng mà phải chú trọng đến hiệu quả sử dụng, gần gũi và có chi phí phù hợp với người dân nông thông.

    [​IMG]

    Các đại biểu tham dự Diễn đàn Chính sách và Thể lệ (ARF) với chủ đề: “Sáng kiến về chính sách và chiến lược hướng tới nền kinh tế băng rộng”.

    Ngày 17/5/2011, Bộ TT&TT đã phối hợp cùng Liên minh Viễn thông châu Á – Thái Bình Dương (APT) tổ chức Diễn đàn Chính sách và Thể lệ (ARF 11) với chủ đề: “Sáng kiến về chính sách và chiến lược hướng tới nền kinh tế băng rộng”.

    Diễn đàn Chính sách và Thể lệ APT năm nay cũng diễn ra vào đúng Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới (17/5) nên Bộ TT&TT đã phối hợp cùng APT tổ chức một phiên tọa đàm đặc biệt với chủ đề của năm 2011 là “Nông thôn tươi đẹp hơn với CNTT-TT”. Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều đại biểu quốc tế như Tổng thư ký APT, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, Singapore và các đại biểu trong nước như Bộ TT&TT, Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp viễn thông lớn như VNPT, Viettel.

    Trong thông điệp của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), tiến sỹ Hamadoun Touré – Tổng thư ký ITU đã kêu gọi tất cả các quốc gia tập trung vào kết nối nhiều người trên thế giới có thể và khai thác tiềm năng đầy đủ của ICT để tất cả chúng ta có một cuộc sống tươi đẹp hơn, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

    Tại buổi tọa đàm này, bà Cathertine Muller - Trưởng đại diện của UNESCO tại Việt Nam đóng góp ý kiến rằng tất cả các quốc gia cần có hành động nhanh chóng hơn nữa, tập trung vào đầu tư phát triển ICT phục vụ cho các vùng nông thôn thông qua những dịch vụ cơ bản như cung cấp thông tin về y tế, chăm sóc sức khỏe, thông tin về thời tiết phục vụ cho hoạt động nông nghiệp.

    Ngoài ra, bà Catherine cũng lên tiếng cảnh báo, sự nghiệp phát triển ICT tại các vùng nông thôn cần tránh “bỏ quên” phụ nữ cũng như tạo cơ hội tiếp cận tri thức, giáo dục cho trẻ em thông qua việc mở rộng đối tượng và lĩnh vực tiếp cận của ICT. “Chúng ta cần chú ý đừng để ICT trở thành “đặc quyền” của một nhóm cư dân nào đó, ví dụ những người có thu nhập khá hơn, có giáo dục tốt hơn…”, bà Catherine nói.

    Xung quanh vấn đề này, ông Toshiyuki Yamada bổ sung thêm: “ICT cho vùng nông thôn cần chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ, nội dung bằng ngôn ngữ bản địa để nâng cao hiệu quả”. Còn ông Leong Keng Thai – Tổng giám đốc Cơ quan phát triển CNTT-TT Singapore lại cho rằng: “Giá của dịch vụ băng rộng đang là một trong những rào cản lớn nhất đối với sự phát triển ICT của các quốc gia phát triển.

    Tuy nhiên, ông Leong nhấn mạnh rằng: “Băng rộng không chỉ là hạ tầng mà quan trọng hơn nữa, băng rộng phải đạt được những hiệu quả sử dụng thiết thực dành cho mỗi người dân nông thôn”.

    Một số đại biểu từ Bangladesh, Indonesia, Sri Lanka cũng chia sẻ thêm những kinh nghiệm từ quốc gia mình rằng, để ICT trở nên gần gũi và hiệu quả hơn đối với đời sống của người dân nông thôn, các nhà quản lý cần chú trọng đến việc phát triển một mạng lưới “nội dung đã được bản địa hóa”. “Ngăn chặn những website không phù hợp với văn hóa của người dân tại mỗi vùng miền khác nhau cũng là một việc làm không nên bỏ qua”, đại diện đến từ Sri Lanka nói.

    Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Trần Đức Lai cũng đã trao bằng khen và Giấy chứng nhận cho 2 nhà mạng VNPT và Viettel vì những đóng góp to lớn và hiệu quả trong sự nghiệp phát triển ICT ở nông thôn Việt Nam.

    Trong những năm qua, VNPT đã cùng với các cơ quan Nhà nước hoàn thành việc xây dựng hạ tầng viễn thông và phủ sóng điện thoại tới 100% số xã của Việt Nam đồng thời hiện nay vẫn là nhà mạng phục vụ các dịch vụ viễn thông, Internet cho khoảng 70% thị trường trong nước.

    Riêng với Viettel, mặc dù là một trong những nhà mạng tham gia thị trường viễn thông Việt Nam khá muộn nhưng bằng nỗ lực của mình, họ đã trở thành nhà mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất. Cuối năm 2010, Viettel cũng ghi dấu ấn đậm nét của mình vào sự phát triển ICT Việt Nam bằng việc hoàn thành chương trình “Đưa Internet đến trường học”, cung cấp thiết bị và đường truyền miễn phí, đảm bảo cho tất cả các trường học có thể truy cập dịch vụ Internet.

    itGate (theo ICTnews)
     
    :

Chia sẻ trang này