Cũng đã lâu không có bài viết nào đóng góp cho anh em. Nhân dịp có sản phẩm "Hot" là GeForce 9800GX2 của Galaxy nên mình lại múa bàn phím phục vụ anh em xa gần và có một cái nhìn rõ hơn về dòng card đồ họa đơn có sức mạnh chinh phục các gamer. Galaxy GeForce 9800GX2 - Ông vua chiến trường Được NVIDIA ra mắt để thay thế vị trí sản phẩm Flagship trên thị trường của GeForce 8800Ultra, GeForce 9800GX2 là sản phẩm có sức mạnh xử lý khủng khiếp nhất trên thị trường card đồ họa dành cho gamer của họ. Tại Việt Nam cũng đã có một số thương hiệu (Inno3D, Gigabyte, ASUS) giới thiệu GeForce 9800GX2 tới người dùng với mức giá khoảng 700 - 800USD tùy theo hãng sản xuất. Ngoài ra, cũng có một số card loại này xuất hiện thông qua đường xách tay (eVGA, XFX,...) và đi kèm bài viết này là sản phẩm đến từ Galaxy. Thiết kế và thông số kỹ thuật: Có lẽ không cần nói nhiều về những công nghệ như Hybrid Power hay những cải tiến của công nghệ Pure Video vì những điều này thật nhàm chán, bạn có thể đọc nó ở bất cứ bài review nào của các dòng card GeForce sử dụng core G92 hoặc tự tìm hiểu trên mạng, niềm vui tìm hiểu luôn chờ đón. Tôi chỉ muốn nói sơ qua những thông tin để cho mọi người đều có thể nắm được các thông tin chủ đạo và quan trọng của GeForce 9800GX2. Giống với dòng card 7950GX2 hay 7900GX2, GeForce 9800GX2 bao gồm 2 card rời nhau ghép lại. Nhưng 9800GX2 có thiết kế hoàn toàn khác hẳn so với lão tiền bối của mình, nó chỉ dùng một hệ thống tản nhiệt với một quạt duy nhất thay vì 2 hệ thống tản nhiệt rời nhau. 2 Card sẽ được nối với nhau thông qua cầu nối giống như khi chạy 2 card rời ở chế độ SLI. Cấu trúc của card cùng tản nhiệt 9800GX2 sử dụng 2 GPU G92 nên bạn có thể xem như đang chạy SLI 2 card G92. Và NVIDIA còn cho phép người dùng chạy 2 card 9800GX2 cùng lúc ở chế độ Quad SLI. Điều này thật ấn tượng với những gamer luôn muốn tốc độ xử lý cao nhất có thể. 9800GX2 ngốn nhiều hơn 8800 Ultra khoảng 5 - 15W năng lượng tùy theo tình trạng hoạt động và được NVIDIA khuyến cáo sử dụng với những bộ nguồn có công suất 580W hoặc lớn hơn và phải có 1 đầu cấp nguồn PCI ex 6 chân và 1 đầu 8 chân. Thông số kỹ thuật của card Galaxy GeForce 9800GX2 Bắt đầu từ dòng card GeForce 9600GT, Galaxy các sản phẩm được đóng hộp nhìn như một thùng vũ khí với những vết đạn nhìn thật ấn tượng. Thậm chí bạn còn được tặng thêm một túi xách sử dụng loại vải bố của quân đội (optional). Card được tặng kèm đầu chuyển DVI-Dsub, 2 cáp chuyển điện Molex sang 6 pin và PCI ex 6 pin sang 8 pin, đĩa driver và một coupon game Crysis. Bên trong được đóng hộp rất kỹ với mút dày đảm bảo card không bị ảnh hưởng bởi va chạm khi di chuyển. 9800GX2 nhìn thật ấn tượng với phần nắp kim loại bao phủ cả 2 bên của card với lớp sơn xanh đen bóng và các khe hút gió vào ở xung quanh card. Phía sau được mạ nikel đen bóng với 2 cổng DVI và 1 cổng HDMI. Hãy nhìn kỹ 2 cổng DVI bạn sẽ thấy có một điểm khác thường ở chúng đấy. Tem sản phẩm cùng số seri được dán bên dưới cùng các tem khác thường được dán ở lưng card. 2 giắc cấp nguồn PCI express 6 pin và 8 pin cùng các khe hút gió. Cấu SLI được đậy lại bằng một chiếc nắp nên nếu chỉ nhìn sơ bạn sẽ ko biết nó nằm ở đâu. Sau khi tháo 2 nắp kim loại bao phủ xung quanh card, bạn sẽ nhìn thấy card với phần PCB được khoét một lỗ ở phía cuối card để hút gió. Một góc nhìn khác từ phía ngược lại. Cận cảnh vào quạt lồng sóc. Cầu SLI nối 2 card lại với nhau được đặt ở phía dưới card, gần chân cắm PCI Express.
Galaxy GeForce 9800GX2 (tiếp theo) Một card đã được tháo rời ra khỏi tản nhiệt, 8 chip RAM được xếp theo hình chữ L. Bạn hãy nhìn kỹ sẽ thấy 1 vị trí trên card bị thiếu linh kiện. Tại sao card đỉnh như 9800GX2 lại có một vị trí thiếu linh kiện nhỉ?? Câu trả lời sẽ xuất hiện ngay sau đây. GPU G92 giống y như của GeForce 8800GTS 512MB. RAM Samsung 1ns. Tháo nốt PCB còn lại ra, ở vị trí bị thiếu linh kiện ban nãy là một con chip chịu trách nhiệm nối 2 card lại với nhau. Tản nhiệt được tháo rời ra, ở hai bên có 2 đế đồng tiếp xúc trực tiếp với GPU. Quạt lồng sóc của Delta model BFB1012L có lưu lượng gió 19,07 CFM, tốc độ quay tối đa 2700rpm, độ ồn 45 dBA. Khá ồn nếu bạn set cho quạt quay ở mức tối đa. Cấu hình thử nghiệm và các phần mềm: Tôi dùng các phần mềm sau để test GeForce 9800GX2: 3DMark05 3DMark06 Cinebench R10 Doom 3 F.E.A.R Far Cry Lost Planet Call of Juarez Company of Heroes - Opposing Front Call of Duty 4 World in Conflict Crysis Cấu hình thử nghiệm: Intel Core 2 Quad [email protected] GHz Gigabyte X48-DQ6 Mushkin Redline XP2-8000 2x1GB kit Western Digital Raptor 74GB Gigabyte 3D Galaxy 2 Watercooler kit Silver Stone Zeus 850W Windows Vista Ultimate 32bit Driver ForceWare 174.74 Card để so sánh là GeForce 8800GTX 768MB dùng driver ForceWare 169.35. Future Mark 3DMark Không cần phải nói nhiều về phần mềm benchmark VGA này, điểm số sẽ nói lên tất cả Doom 3 Thiết lập ở mức Ultra. Dù là một game đã rất cũ nhưng khi bật 16xAA thì vẫn đủ sức làm nản lòng dù là những VGA đời mới nhất. F.E.A.R Thiết lập ở mức Maximum. Với game này 9800GX2 cho hiệu năng cao gấp đôi 8800GTX. Far Cry Thiết lập ở mức Ultra Detail. Đây là một game quá dễ dàng với cả 8800GTX và 9800GX2. Lost Planet Với các thiết lập ở mức cao nhất. Tôi sử dụng bản Demo của game để test nên số FPS có thấp hơn so với chơi thực tế trên phiên bản retail. Khi test với card 8800GTX, tôi không thể chọn được độ phân giải 1280x960 nên chỉ đưa kết quả của cả 2 card ở mức 1600x1200. Call of Juarez Game này cũng được test bằng bản demo của game. Thiết lập ở mức high cho chất lượng hình ảnh rất tốt. Bản demo này cũng ngốn phần cứng rất dữ dằn. Company of Heroes - Opposing Front Driver của 9800GX2 rõ ràng có vấn đề khi cho hiệu năng thua xa 8800GTX trong Company of Heroes. Thiết lập ở mức cao nhất. Với game này, khi bật AA số FPS ko hề bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí đôi khi còn tăng hơn so với khi không bật. Call of Duty 4 Thiết lập ở mức cao nhất. Trong game này, khi độ phân giải được thiết lập càng cao với khử răng cưa và lọc không đẳng hướng thì 8800GTX càng thể hiện được mình với mức chênh lệch FPS giữa các độ phân giải không nhiều như 9800GX2. Tuy nhiên 9800GX2 vẫn vượt trội hoàn toàn. World in Conflict Các thiết lập ở mức cao nhất. Game dàn trận này ngốn phần cứng khá nhiều, chỉ thua có Crysis - Sát thủ phần cứng ở thời điểm hiện tại. Crysis - Gã sát thủ phần cứng Xứng đáng với danh hiệu này khi chỉ ở mức thiết lập High chứ chưa phải là cao nhất (Highest) mà nó đã đủ sức làm khó dễ 8800GTX và thậm chí cả 9800GX2 khi thiết lập ở độ phân giải cao và bật khử răng cưa. Kết luận GeForce 9800GX2 có hiệu năng vượt hơn khá xa so với GeForce 8800 GTX ở hầu hết các phép thử. Với mức chênh lệch này, chắc chắc 8800 Ultra cũng không phải là đối thủ của nó. Theo tôi, nó thậm chí còn vượt qua cả ATI HD 3870X2 khá xa. Đây là card đơn mạnh nhất ở thời điểm hiện tại. Các game thủ không có gì phải suy nghĩ nếu có túi tiền dư dả. Đặc biệt nếu bạn đang dùng một mainboard không dùng các chipset nForce hỗ trợ SLI của NVIDIA thì đây là sự lựa chọn tốt nhất với các fan của NVIDIA. Ưu điểm: Sức mạnh tuyệt đối, không có gì bàn cãi. Thiết kế rất đẹp với đèn led khi hoạt động. Khuyết điểm: Kích thước quá to và trọng lượng nặng. Giá thành cao. Khá nóng khi hoạt động. Driver chưa hoàn chỉnh 100%, không tương thích hoàn toàn với một số game như Company of Heroes và STALKER.
bộ tải nhiệt của em này thiết kế hay wa,hai cổng dvi nằm ngược nhau vậy mà chân cắm pin vẫn nằm cùng một bên,mua em này chắc khỏi cần nâng cấp,hoan hô tinh thần mổ sẻ của bác,mai nhớ update kết wa sớm nhé bác
tầm bậy, chỗ đó dành cho chip IO vid đó pa 2 con khác xa nhau mà pa dám bảo là cùng 1 loại PCI-E splitter ah 1 chân BGA, 1 chân TSOP kìa
thanks ! Con này phải cắm 1 lúc 2 nguồn phụ 6 và 8pin à.Làm 1 cái review cấu hình tầm trung nha bác. Cái 9800GX2 này ko phải ai củng có dc
Thêm vài hình ảnh về Game đi!! Bài hay quá, viết tốt quá. P/S mấy cha kia đừng trả lời theo kiểu Pam vậy, loãng Topic, ko bàn tán miên man.