Tiếp sau Core i7 Bloomfield, Intel giới thiệu ra thị trường sản phẩm bộ vi xử lí mới có tên mã Lynnfield, những bộ vi xử lí mới này sẽ chính thức có mặt trên thị trường vào trung tuần tháng 9 tới đây. Cùng phát triển trên nền tảng kiến trúc Nehalem nhưng so với Bloomfield, Lynnfield có một chút thay đổi. Như vậy theo hình trên, những CPU Lynnfield sẽ sử dụng socket mới LGA1156 và không còn khái niệm North Brige (chipset cầu Bắc), South Brige (chipset cầu Nam) như những đàn anh đi trước mà thay vào đó là chip điều khiển mới được gọi là PCH. Trước mắt, khi Lynnfield bắt đầu được bán ra thị trường, chipset Intel P55 PCH sẽ là thế hệ chipset đầu tiên hỗ trợ bộ vi xử lí mới này. Là nhà sản xuất bo mạch chủ hàng đầu trên thế giới, GIGABYTE đã show hàng những bo mạch chủ P55 từ khá lâu và trong đầu tháng 8 chúng tôi đã nhận được sản phẩm mainboard P55 đầu tiên từ hãng là P55-UD6. Chúng ta cùng thử nghiệm mainboard cao cấp này trong bài viết dưới đây.
HÌNH ẢNH SẢN PHẨM Là sản phẩm sử dụng chipset P55 cao cấp nhất cho đến thời điểm hiện tại của GIGABYTE nên UD6 có vỏ hộp khá hoành tráng, kích thước to và cách trang trí bắt mắt. Chiếm đa số diện tích của mặt trước vỏ hộp là hình một chiếc động cơ xe đua biểu trưng cho sức mạnh của 24 pha điện cấp được trang bị trên bo mạch chủ này. Tiếp đó là các công nghệ độc quyền của GIGABYTE như UltraDurable 3, Smart 6 và các logo chứng nhận khả năng hỗ trợ cả SLI của nVIDIA và CrossFireX của ATi. Mặt trước mở ra lại tiếp tục một loạt các công nghệ được giới thiệu và thông qua lớp nhựa trong suốt có thể thấy nhân vật chính đang nằm gọn gàng bên trong. Cũng tương tự như cách đóng gói của các đàn anh cao cấp trước đó, P55-UD6 được đặt riêng trong một khay nhựa trong suốt và phụ kiện, sách hướng dẫn được đặt trong một khay khác. Mặt sau vỏ hộp Khi lấy ra khỏi vỏ hộp, cảm nhận đầu tiên là UD6 có thiết kế và cách phối màu khá đẹp, hệ thống tản nhiệt hầm hố được thiết kế mô phỏng theo hình động cơ xe đua với màu xanh đặc trưng của GIGABYTE. Nhìn qua hệ thống tản nhiệt, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc như tôi, trên nền tảng chipset P55 mới không có khái niệm chipset cầu Bắc và cầu Nam, vậy bên dưới hệ thống tản nhiệt kia là những gì ? Tháo tản nhiệt ra xem sao Ở vị trí gần CPU là chipset P55 Và ở vị trí mà trước đây là chipset cầu Nam là các chip điều khiển giao tiếp SATA của GIGABYTE và JMB362.
24 pha điện được sắp xếp gọn gàng ở khu vực xung quanh CPU với các mosfet được bố trí dày đặc ở cả mặt trước và mặt sau main có nhiệm vụ cung cấp và ổn định điện áp cho CPU trong quá trình sử dụng. P55-UD6 được trang bị 6 khe RAM và 1 điều chú ý là Lynnfield chỉ hỗ trợ chế độ Dual-Channel chứ không phải tripple do đó nhiều người khi mới nhìn qua main này dễ tưởng nhầm là support tripple. Để không bị nhầm lẫn chỉ cần chú ý một chút cũng có thể nhận ra thông qua cách mã màu các khe RAM của GIGABYTE. Lưu ý một chút về cách cắm RAM Như vậy trong trường hợp nếu sử dung hết các DIMM, tức là cắm 6 thanh RAM thì các DIMM 2, 3, 5, 6 phải sử dụng loại RAM có một mặt chip. Còn nếu chỉ sử dụng 2 hoặc 4 thanh RAM thì có thể sử dụng loại một mặt chip hay hai mặt chip đều được. Lui xuống phía dưới một chút là các giao tiếp mở rộng gồm 10 cổng SATA (4 cổng màu trắng được quản lí bởi chip GIGABYTE SATA), 1 giao tiếp IDE, đèn LED báo lỗi, công tắc reset và clear CMOS. Vị trí đặt công tắc reset giữa giao tiếp IDE và tản nhiệt sẽ gây đôi chút khó khăn khi giao tiếp IDE được sử dụng. Các khe cắm card mở rộng gồm 3 khe PCI-Express 2.0 màu xanh dành cho card đồ họa có tốc độ lần lượt là x16, x8 và x4. Khác với chipset X58, khi chạy ở chế độ SLI hoặc CrossFire trên main P55, băng thông chỉ đạt mức x8-x8. 2 khe PCI-Express x1 và 2 khe PCI truyền thống. Với xu hướng sử dụng giao tiếp USB chủ yếu hiện nay, cổng PS/2 chỉ còn một cổng dành cho keyboard hoặc mouse. 2 cổng eSATA Combo cho phép cắm hoặc là thiết bị giao tiếp SATA hoặc giao tiếp USB, một thay đổi mới cho giao tiếp gắn ngoài. Ngoài ra UD6 còn được trang bị 2 cổng LAN, các giao tiếp IEEE 1394, đường ra quang và đồng trục cho âm thanh chất lượng cao. Phụ kiện đi kèm: - Đĩa driver - Sách hướng dẫn lắp đặt và sử dụng - 1 cáp IDE - 4 cáp SATA 3Gb/s - Tấm chắn main - Cổng SATA gắn ngoài - Dây nguồn cấp cho ổ SATA gắn ngoài - Cầu nối SLI
BIOS Với BIOS Award quen thuộc, giao diện chính không có thay đổi gì nhiều, vẫn gồm các phần chính như hầu hết các bo mạch chủ từ GIGABYTE. Riêng phần dành cho Overclocker – MB Intelligent Tweaker có một chút thay đổi khi các phần điều chỉnh cho CPU hay RAM được cho vào mục riêng. Phần này gồm 4 lựa chọn chính và phía bên dưới hiển thị các thông số như phiên bản BIOS, mức xung CPU, RAM, mức điện áp và nhiệt độ hệ thống. Lựa chọn đầu tiên, M.I.T Current Status hiển thị các thông số của hệ thống Advanced Frequency Settings cho phép điều chỉnh các thông số của CPU (hệ số nhân, BCLK, QPI …) Advanced CPU Core Features là các lựa chọn tắt bật công nghệ Intel Turbo Boost, CPU Multi-Threading, C1E, EIST … Một điều lưu ý là để tính năng Turbo Boost hoạt động thực sự hiệu quả, cần phải Enable phần C3/C6/C7 State để CPU (ở đây là i5 750) trong quá trình hoạt động khi xử lí các tác vụ chỉ tận dụng được 1 core hoặc 2 core, mức xung của 1 hoặc 2 core đó sẽ được đẩy lên 3.2G với hệ số nhân 24. Advanced Memory Setting là các điều chỉnh dành cho bộ nhớ RAM, có thể điều chỉnh chi tiết các thông số cho từng kênh trong phần Channel A (hoặc B) Timing Setting. Mục cuối cùng trong MB Intelligent Tweaker là lựa chọn điều chỉnh các thông số về điện áp
CÔNG NGHỆ VÀ TIỆN ÍCH ĐI KÈM DES 2 – Dynamic Energy Saver 2 Về cơ bản DES 2 có cơ chế hoạt động cũng tương tự như DES Advanced trước đó, nói một cách đơn giản, mức tải khi hoạt động của CPU sẽ được DES xác định và tùy theo mức tải nặng hay nhẹ mà số pha điện cấp cho CPU sẽ được tăng giảm sao cho phù hợp, vừa đủ đáp ứng nhu cầu của công việc thực hiện. Điểm cải tiến của DES 2 so với thế hệ trước là hỗ trợ tiết kiệm điện cho cả VGA, HDD, chipset, memory. Smart 6 Smart 6 là tiện ích mới nhất của GIGABYTE bao gồm 6 tính năng chính Smart DualBIOS, Smart QuickBoost, Smart QuickBoot, Smart Recorder, Smart Recovery và Smart TimeLock. 1. Smart Quick Boot Là thành phần đầu điên của bộ Smart 6. Nó cho phép tăng tốc thời gian khởi động của hệ thống lên, rút ngắn thời gian xử lý và giảm thời gian nạp hệ điều hành. Bao gồm 2 thành phần - BIOS QuickBoot: Tăng tốc thời gian nạp BIOS - OS QuickBoot: Giảm thời gian khởi động vào hệ thống Để sử dụng tính năng này chỉ cần tích đánh dấu Enable cả 2 tính năng trong giao diện sử dụng và cần thêm một bước nữa là vào trong BIOS phần Advanced BIOS Features chuyển chế độ QuickBoot sang Enable. 2. Smart QuickBoost Là tiện ích giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống. Dựa trên một phần nhỏ của bộ công cụ Easy Turner 6. Có 3 lựa chọn để tăng tốc hệ thống: “Faster”, “Turbo”, “ Twin Turbo”. Thử nghiệm với lựa chọn Twin Turbo, sau khi khởi động lại mức xung của CPU đã tăng lên mức 3.2GHz 3. Smart Recorder Cung cấp giải pháp quản lý việc truy cập vào PC. Nó kiểm soát hệ thống theo 2 cách sau: - On/Off Recorder: Ghi lại thời gian tắt, bật máy. - File Monitor: Ghi lại số file dữ liệu đã được copy ra bên ngoài thông qua các thiết bị mở rộng như USB, ổ cứng gắn ngoài, eSATA… Để sử dụng cần đánh dấu Enable. 4. Smart TimeLock Thời gian sử dụng máy có thể được điều chỉnh, tiện ích này sẽ giúp các bậc phụ huynh đặt thời gian truy cập, sử dụng máy tính cho con em mình. Bộ công cụ bao gồm 2 thành phần và người dùng có thể sử dụng cùng lúc 2 thành phần này. Đó là - Allowed Time: Có thể thiết lập thời gian sử dụng máy cho các ngày trong tuần và ngày cuối tuần - Non-use Time: Thiết lập thời gian giữa 2 thời điểm trong ngày để bạn có thể sử dụng máy tính hoặc không cho phép sử dụng. 5. Smart Recovery Tiện ích này giúp người sử dụng có thể phục hồi lại hệ thống cài đặt trước đó khi hệ thống gặp trục trặc. Người sử dụng chỉ cần chọn ngày, tuần hoặc tháng mà họ muốn khôi phục hệ thống. Tiện ích này sẽ có một “Snap shot” ghi lại các tác vụ, phần mềm được cài thêm vào hệ thống. Smart Recovery cho phép ghi tới 60 “Snap shot” để bạn lựa chọn khôi phục khi cần. 6. Smat DualBIOS Là thành phần cuối cùng của bộ công cụ Smart 6. Cho phép bạn lưu trữ một số tùy chỉnh dữ liệu trong BIOS. - Passwords: có thể lưu trữ tối đa 12 mật khẩu khác nhau. Ví dụ như: Yahoo Mail, Google Mail, hoặc tài khoản ngân hàng trực tuyến. Lưu ý là phải nhớ pass của Smart DualBIOS. - Date: có thể lưu trữ 12 ngày đặc biệt, với lời nhắc nhở trước ngày đó 1 tuần, 2 ngày hoặc 1 ngày trước khi đến ngày đó. Tất cả pass và những note khi save ở tiện ích này sẽ được lưu trữ trong BIOS của main. Điều này có nghĩa là ngay cả khi ổ cứng bị lỗi, tất cả những gì bạn cần làm là cài đặt lại hệ điều hành và Smart 6. Toàn bộ những gì lưu trong này sẽ vẫn còn nguyên.
BENCHMARK Cấu hình thử nghiệm: - Main GIGABYTE P55-UD6 - CPU Intel Core i5 750 2.66GHz - RAM KINGMAX 2 x 2GB 1600MHz - VGA GIGABYTE N275UD-896I - PSU CoolerMaster 600W - HDD Seagate 80GB - Cooling TRUE 120 Dual Fan - Window Vista Ultimate Thử nghiệm tính năng Intel turbo boost, sử dụng Hyper PI với 2 core, mức xung CPU sẽ được up lên tối đa 3.2GHz với hệ số nhân tăng từ mức mặc định là 20 lên tối đa 24. Mức xung tăng lên 3.2GHz khi CPU hoạt động với chỉ 1 hoặc 2 core, còn khi CPU hoạt động cần sử dụng đến 3 hoặc 4 core thì với turbo boost hệ số nhân chỉ tăng lên 21 và khi đó mức xung của cả 4 core sẽ là 2.8GHz. Với DES 2 và Smart 6, thử nghiệm kết hợp cả 2 tiện ích này bằng cách: trước tiên sử dụng tính năng Smart QuickBoost lựa chọn mức Twin Turbo và khởi động lại để CPU được ép xung lên mức 3.2GHz. Sau khi boot vào win stresst CPU bằng prime95, khi DES 2 chưa được kích hoạt, Vcore theo CPU-Z là 1.232V và nhiệt độ CPU khi stresst tối đa là 580C, mức công suất tiêu thụ của CPU theo DES 2 là 66.31W Và vẫn giữ nguyên các thiết lập, bật DES 2 lên, khi đó CPU Vcore đã được DES tối ưu xuống mức 1.136V với công suất tiêu thụ giảm xuống còn 55.32W (theo DES 2), kèm theo đó nhiệt độ CPU cũng giảm xuống và ổn định ở mức 540C. Như vậy, không cần quá rành về ép xung, bạn vẫn có thể ép xung nhẹ hệ thống để sử dụng hàng ngày với Smart 6 và tối ưu điện áp hệ thống với DES 2. Trả về mức xung mặc định 2.66GHz, thử nghiệm một số benchmark so sánh kết quả khi bật và tắt Intel Turbo Boost. Đầu tiên là chấm điểm hệ thống với tool có sẵn của window vista Đa số đều đạt mức điểm cao nhất 5.9, trừ riêng điểm HDD chỉ đạt 5.7, tiếc là không ép xung được ổ cứng không thì cũng cố để đạt số điểm đồng nhất 5.9 :D
3Dmark Vantage Turbo on Turbo off PCMark Vantage Turbo on Turbo off Everest Turbo on Turbo off CINEBENCH Turbo on Turbo off Super PI 32M Turbo on Turbo off Crysis Turbo on Turbo off Với hầu hết các benchmark, điểm số ở chế độ bật turbo boost đều nhỉnh hơn 1 chút so với tắt. Tính năng turbo boost thể hiện rõ nhất với thử nghiệm tính số PI, chênh lệch giữa turbo bật và tắt là gần 2 phút do tool này vẫn chưa tận dụng tốt đa nhân, do đó khi tính năng turbo được bật, mức xung trong quá trình tính toán được đẩy lên mức 3.2G cao hơn gần 600MHz so với mức xung 2.66GHz.
OVERCLOCK Thử nghiệm khả năng ép xung của P55-UD6, do không có nhiều thời gian để test sự ổn định ở các mức xung khác nhau nên các mức xung được ép lên ở đây tôi chỉ test pass 3Dmark 2006 và 3Dmark Vantage phần CPU test. Với mức Vcore default, mức xung 3.6GHz (180 x 20) đạt được khá đơn giản Lên mức xung 4G (200 x 20), để pass được CPU test của 3Dmark 06 và 3Dmark Vantage cần phải tăng chút Vcore và mức Vcore để pass được là 1.312V Và lên 4.2GHz (210 x 20) – 1.392V Với CPU, tôi dừng lại ở mức xung này và chuyển qua thử khả năng OC RAM của P55-UD6. Mức bus đạt được chỉ đơn giản là test pass super PI 1M và benchmark với everest. 1800MHz / 8-8-8-24 / 1.68V 2000MHz / 9-9-9-24 / 1.74V Bonus
KẾT LUẬN Các chipset P55 thực sự là lựa chọn tốt cho những người dùng muốn sở hữu sức mạnh của kiến trúc Nehalem mà chưa đủ khả năng đầu tư hệ thống với chipset X58. Với một dải sản phẩm mainboard P55 khá rộng (khoảng hơn 10 sản phẩm) và có nhiều mức giá khác nhau đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của GIGABYTE, người dùng có thể tùy chọn sản phẩm sao cho phù hợp với mình. Tuy không có đầy đủ các sản phẩm mainboard GIGABYTE P55 để thử nghiệm, nhưng UD6 gần như đã hội tụ những gì tốt nhất từ GIGABYTE, và ở các sản phẩm thấp hơn có chăng chỉ là sự giảm bớt một số tính năng. Chipset X58 kết hợp với bộ vi xử lý Core i7 1366 của Intel vẫn là nền tảng cao cấp nhất. Nhưng P55 sẽ là lựa chọn tốt về giá cả hợp lý, cung cấp hiệu suất cao.