[GURU3D Review] ASUS ROG Swift PG278Q G-Sync Gaming Monitor

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 30/7/14.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Lời nói đầu

    Dần dần theo thời gian, nhu cầu thưởng thức các nội dung số 3D ngày càng nâng cao trong cộng đồng công nghệ không chỉ gói gọn trong khuôn khổ phim ảnh mà nó đã lấn sân sang thế giới game vốn được xem là nghệ thuật thứ 7 của nhân loại. Tuy nhiên nếu chỉ 3D không thôi thì vẫn chưa đủ, ở chừng mực nào đó thì game thủ thực thụ họ luôn đòi hỏi các màn hình chơi game phải hỗ trợ tần số quét cao để có thể đẩy mức khung hình trên giây (FPS) lên cao nhưng không được xảy ra tình trạng giật hình hay xé hình.

    Điều này gần như là không thể đối với các màn hình chơi game thế hệ trước nhưng với màn hình ASUS ROG Swift PG278Q G-Sync thì vấn đề này đã không còn tồn tại nữa. Đúng! PG278Q được thiết kế chủ yếu dành cho các game thủ với tần số quét hình 144 Hz và tỉ lệ hồi đáp 1 ms. Bạn có thể chuyển đổi giữa các tần số 60, 120 và 144 Hz thông qua nút Turbo Key nhưng vấn đề đặt ra là liệu có ai quan tâm tới tần số quét 144 Hz khi màn hình này có hỗ trợ G-Sync? G-Sync là công nghệ đồng bộ khung hình mới của NVIDIA nhằm loại trừ khả năng giật hình, xé hình và nó sẽ thay thế công nghệ đồng bộ khung hình cũ là V-Sync trong khi vẫn giữ số FPS luôn ở mức ổn định. Bộ module G-Sync này được tích hợp sẵn trong màn hình PG278Q và có thể bật tắt bằng phần mềm điều khiển. Để tận dụng được công nghệ G-Sync bạn cần phải có cho mình một chiếc card đồ họa tương thích với nó, khi kết hợp với nhau đó sẽ là trải nghiệm chơi game hoàn hảo nhất.

    Trong suốt nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi đã biết các game thủ luôn mong muốn màn hình 60 Hz của mình khi chơi game card đồ họa sẽ cho số FPS ít nhất phải đạt 60. Lý do cho việc này là game sẽ mượt mà hơn và đẹp hơn khi không còn hiện tượng giật hay xé hình. Chạy game với số FPS 35 ở màn hình 60/120/144 Hz với tùy chọn V-Sync ON cũng hay đấy nhưng bạn sẽ cảm thấy game chạy không được trơn tru lắm khi thỉnh thoảng giật hình 1 phát nhưng không nặng lắm, chúng tôi gọi đó là "giật hình nhẹ". Thế nhưng với các game thủ chuyên nghiệp thì họ luôn đòi hỏi số khung hình cao và cách duy nhất để làm chuyện này là tắt tùy chọn V-Sync. Tuy nhiên nếu số FPS vẫn là 35 trên màn hình 60 Hz, bạn sẽ thấy hiện tượng xé hình. Đó là lý do vì sao mà đồng bộ khung hình luôn là vấn đề quan trọng nhất khi chơi game và để giải quyết tình trạng giật lẫn xé hình như vầy thì chỉ có nước game thủ tự đầu tư cho mình một con VGA hàng khủng mà thôi.

    Tuy nhiên đó là câu chuyện của ngày xưa, còn bây giờ với màn hình ROG Swift PG278Q của ASUS với công nghệ G-Sync từ NVIDIA thì giải pháp trên đã chính thức đi vào dĩ vãng.

    [​IMG]
     
    :
  2. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Khui hộp sản phẩm

    Chúng tôi đã nhận được PG278Q hồi tuần trước. Và màn hình mà chúng tôi sắp review sẽ là màn hình bán ngoài thị trường chứ không phải là hàng mẫu.

    [​IMG]

    Game thủ có rất nhiều sự lựa chọn về màn hình và thông thường độ phân giải 1080p sẽ là ưu tiên hàng đầu nhưng nếu là game thủ chuyên nghiệp thì họ sẽ chọn các màn có độ phân giải WQHD 2560x1440. Màn WQHD gần như chỉ sử dụng các tấm nền IPS, PLS và VA. Với ROG Swift PG278Q thì ASUS kết hợp độ phân giải WQHD cùng với tấm nền TN vốn được biết đến với độ hồi đáp nhanh và độ trễ thấp cùng công nghệ đồng bộ hìnha ảnh NVIDIA G-Sync. Một động thái rất thông minh của ASUS.

    [​IMG]

    Lưu ý là nếu muốn sử dụng G-Sync bạn phải đầu tư card đồ họa tối thiểu là NVIDIA GTX 650 Ti Boost trở lên! Tuy nhiên nếu bạn có thể mua được màn hình giá 800 Euro như PG278Q thì chúng tôi chắc chắn là bạn đã có sẵn card đồ họa khủng trong người rồi. PG278Q được chứa trong một cái thùng khá to có kích cỡ 756mm x 456mm x 300mm (WxHxD) và nặng tầm 10.5 Kg.

    [​IMG]

    Tấm nền TN có thể không phải tấm nền ưa thích của chúng tôi nhưng điểm lợi thế của màn hình này là hỗ trợ tần số quét 144 Hz và chúng tôi sẽ thử nghiệm tần số này sẽ thể hiện ra sao trên PG278Q.

    [​IMG]

    Màn hình này chỉ có 1 cổng xuất hình Display Port 1.2 và không có cổng HDMI hay DVI.

    [​IMG]

    ROG Swift PG278Q đã được bán ở Đài Loan cũng như khu vực Châu Á/Thái Bình Dương và Châu Âu vào khoảng US$ 799 / 799 Euro, giá cả có thể thay đổi tùy theo khu vực. Một cái giá đắt đỏ nhưng Swift PG278Q gần như đang là màn hình duy nhất hỗ trợ G-Sync vào lúc này. Liệu nó có xứng đáng với cái giá chát này hay không?
     
  3. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Vài hình ảnh về PG278Q

    [​IMG]

    Tôi rất thích phần màn trước của PG278Q vì nó được trang hoàng bằng 1 màu đen đậm nhám và gần như không phản chiếu. Viền ngoài cực kỳ tinh tế và siêu mỏng khi chỉ dày có 6 mm thôi. Tấm panel sử dụng cho PG278Q thuộc loại TN có độ phân giải WQHD 2560x1440. Công nghệ chống mờ ULMB (Ultra Low Motion Blur) cũng được hỗ trợ. Công nghệ này là chế độ phụ thêm trong các màn hình G-Sync nhằm giảm mờ chuyển động (motion blur) và giảm ghost hình khi hình ảnh hiển thị các pha hành động tốc độ cao.

    Chế độ ULMB tăng cường độ sắc nét hình ảnh bằng cách ép phần backlight của màn hình G-Sync nhấp nháy trong thời gian đồng bộ tần số màn hình. Backlight được chớp khi điểm ảnh mới được vẽ ra. Sau lần nhấp nháy này, phần backlight được làm tối lại qua đó điểm ảnh không còn lưu giữ nữa, tương tự như hành vi "scan hình" thường thấy ở các màn hình CRT. Bằng cách phác họa ra sự chuyển dịch điểm ảnh dùng phần nhấp nháy của backlight, ULMB tạo ra các hình ảnh riêng biệt và sắc nét. Điểm hạn chế trong việc làm tối backlight giữa các lần nhấp nháy hình là độ sáng trung bình màn hình bị giảm sút. Để bù đắp lại cho việc này, chế độ ULMB tự động tăng cường độ sáng màn hình lên tối đa. Bạn có thể tùy chỉnh trong option màn hình như độ gamma và màu, để chỉnh chất lượng hình ảnh theo ý thích.

    [​IMG]

    Tôi rất thích phần màn trước của PG278Q vì nó được trang hoàng bằng 1 màu đen đậm nhám và gần như không phản chiếu. Viền ngoài cực kỳ tinh tế và siêu mỏng khi chỉ dày có 6 mm thôi.

    [​IMG]

    Rất thú vị khi màn hình ở tần số quét 120/144 Hz thì công nghệ NVIDIA 3D Vision 2 được tương thích. Ở tần số 60 Hz bạn cũng có thể chơi game ở chế độ 3D. Nên nhớ là cái này không dùng chung được với G-Sync. Lightboost cũng được hỗ trợ qua đó bạn có thể mở trong OSD/Ultra Low Motion Blur. Cái này một lần nữa không dùng chung được với G-Sync hay ở tần số 144 Hz.

    [​IMG]

    Chân đế có vòng đèn LED màu đó mà ASUS gọi đó là Light in Motion. Màn hình có thể dựng đứng theo chiều dọc hoặc chiều ngang mặc định. Phía sau không có gì nổi bật ngoài một cái giá cho phép bạn luồn dây nhợ như dây nguồn và dây xuất hình Display Port 1.2 vào cho nó gọn. Chân đế của PG278Q có thể quay ngang, quay dọc, quay trước sau và chỉnh được độ cao màn hình. Cũng ở phía sau chúng tôi phát hình PG278Q có 2 khe thoát nhiệt sản sinh ra trong quá trình sử dụng cũng như phần module G-Sync.

    [​IMG]

    Màn hình có núm joystick điều hướng 5-way cho phép người dùng thao tác nhanh với các tùy chọn trong OSD.
    • Trên cùng là núm joystick điều hướng 5-way
    • Nút thoát
    • Nút GamePlus
    • Nút chuyển tần số nhanh Turbo Key (60/120/144 Hz)
    • Nút nguồn
    [​IMG]
    Nhìn thì có vẻ không được đẹp mắt lắm nhưng bạn có thể nhận thấy các kết nối khác ở mặt dưới của màn hình. Bạn sẽ thấy 1 cổng Display Port 1.2, 1 hub USB 3.0, chỉ có nhiêu đó thôi! Kế bên là cổng cắm nguồn. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có duy nhất 1 cổng xuất hình input/output.
    [​IMG]
    PG278Q là 1 phần của họ sản phẩm ROG vì thế nên nó mang một thiết kế dáng dấp của ROG truyền thống thì chẳng có gì là lạ. Chất lượng build màn rất tuyệt, cực kỳ phong cách và cứng cáp. Và nhất là vòng đèn LED đỏ ở chân đế luôn chớp tắt khi hoạt động trong môi trường đêm tối.
    [​IMG]
    PG278Q chỉ có viền dày mỏng cỡ 6mm rất thích hợp cho hệ thống đa màn hình.
    [​IMG]
    Đặc tả chi tiết của PG278Q như sau:
    • Display: 27-inch WQHD 2560 x 1440 (16:9)
    • Narrow 6 mm bezel designed for multi-monitor setups
    • Pixel Pitch: 0.233 mm
    • Brightness: 350 cd/m²
    • Display Colors: 16.7M
    • Refresh Rate: Over 120 Hz
    • Response Time: 1 ms (GTG)
    • Connectivity: 1 x DisplayPort 1.2, 2 x USB 3.0 ports
    • Stand Adjustments: tilt (+20° ~ -5°), swivel (+60° ~ -60°), pivot (90° clockwise), height adjustment (0 ~ 120 mm)
    • VESA-wall mountable (100 x 100 mm)
    • Special ASUS Features: GamePlus and 5-way joystick OSD navigation
    [​IMG]
    Nếu bạn ngồi trước màn hình thì thời gian hồi đáp màn hình cực nhanh của nó (1 ms) sẽ khiến bạn rất sướng mắt. Tuy nhiên chúng tôi thấy là ở các tùy chọn mặc định thì màn hình có vẻ hơi sáng lóa.
     
  4. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    G-Sync là gì?

    Ở phần này GURU3D có những giải thích rất chuyên sâu mà không phải bạn đọc nào cũng hiểu. umbrella_corp cũng vậy, mình cũng hiểu và nắm được căn bản G-Sync nó là cái gì và cách thức hoạt động ra sao. Do đó trong phần này, thay vì theo nội dung của GURU3D mình mạn phép giải thích công nghệ này theo cách dễ hiểu nhất cho bạn đọc.

    Trước khi giải thích G-Sync là gì thì chúng ta hãy tìm hiểu qua V-Sync nó là cái gì trước nhé!

    V-Sync hay còn gọi là đồng bộ khung hình theo chiều dọc. Khi chơi game chúng ta chỉnh V-Sync OFF thì chuyện gì sẽ xảy ra?

    [​IMG]

    Điều dễ nhận thấy nhất là số FPS game sẽ lên rất cao tuy nhiên nó lại gây ra hiện tượng xé hình. Ở sơ đồ phác họa trường hợp xé hình ở trên, trong điều kiện lý tưởng nhất, khi màn hình tiến hành quét hình 1 lần thì sẽ có 1 khung hình được sinh ra. Tuy nhiên, ở hình trên, ngay từ lần quét hình đầu tiên có tới 2 khung hình được sản sinh ra khiến chúng ta sẽ thấy hiện tượng xé hình xảy ra.

    Vậy thì nếu bật V-Sync ON thì sao?

    [​IMG]

    Hiện tượng xé hình gần như không còn tuy nhiên nó lại gây ra hiện tượng giật hình (hay còn gọi là lag hình). Ở lần quét hình thứ 3 ở hình trên, chúng ta thấy không có khung hình nào được sản sinh ra và khung hình đó được sinh ra ở lần quét hình thứ 4, ngay lúc đó chúng ta sẽ được trải nghiệm cái được gọi là giật hình.

    Nhiệm vụ sinh ra khung hình là của card đồ họa, do đó để khắc phục tình trạng này chỉ còn cách nâng cấp card màn hình có đẳng cấp cao hơn mà thôi. Nhưng chuyện đó là chuyện của những ngày xưa cũ khi G-Sync còn chưa ra đời.

    Vậy thì G-Sync là gì?

    G-Sync là công nghệ của NVIDIA cho phép card đồ họa điều tiết việc sản sinh ra khung hình và thông báo lệnh quét hình tới màn hình khi có một khung hình đã được render xong. Để làm được điều đó, màn hình phải có bộ module G-Sync được tích hợp.

    [​IMG]

    Như hình phác họa ở trên, GPU sẽ vẽ một khung hình sau đó thông báo tới màn hình để thực hiện lệnh quét hình và như thế dần dần sẽ loại bỏ hiện tượng giật hình cũng như xé hình ở 2 trường hợp trước.

    Hãy nhớ rằng hiện tại chỉ có kết nối Display Port 1.2 là hỗ trợ chính thức cho G-Sync còn HDMI thì chưa hỗ trợ. Các card đồ họa ngoại trừ của AMD thì NVDIA chỉ từ GTX 650 Ti Boost trở lên mới được hỗ trợ G-Sync. Hệ điều hành khuyên dùng là Windows 7 hoặc cao hơn.
     
  5. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Thiết lập G-Sync

    Đây là những yêu cầu cần thiết để thiết lập G-Sync:
    • Hệ điều hành Windows 7/8.1.
    • Card đồ họa GeForce từ GTX 650 Ti Boost trở lên và có cổng Display Port 1.2 (Trong trường hợp này chúng tôi sử dụng card đồ họa GTX 760 cho phần thử nghiệm G-Sync.)
    • Cáp DisplayPort 1.2 (Trong thùng PG278Q đã có sẵn dây này)
    • Các ứng dụng chạy ở chế độ full màn hình (Game phải chạy ở chế độ này khi dùng G-Sync)
    • Chuột chơi game xịn (6400 dpi, tần số quét 1000Hz) hoặc 1 tay cầm chơi game chất lượng cao.
    Như các bạn thấy ở trên, chúng tôi có bôi đậm (Game phải chạy ở chế độ này khi dùng G-Sync), đúng, tất cả các game cũng như ứng dụng thử nghiệm đều phải chạy ở chế độ full màn hình. Ở chế độ cửa sổ thì G-Sync không hoạt động.

    Cài đặt driver

    Bạn cần phải cài đặt driver bản mới nhất dành cho card đồ họa GeForce (tải về tại đây).

    [​IMG]

    Khi sử dụng công nghệ NVIDIA G-Sync với màn hình ASUS bạn nên kiểm tra lại vài thứ. Đầu tiên, như đã nói ngay từ đầu thì chúng tôi sẽ test thử màn hình ở tần số 144 Hz với G-Sync. Tôi biết là các bạn nhiều người đã có màn 1080p 60 Hz, công nghệ G-SYnc tất nhiên là sẽ hoạt động tốt ở tần số 60 Hz nhưng nếu ở tần số cao hơn thì lại càng tốt.
    Các bạn có thể ngứa tai khi chúng tôi nói ở số FPS 35 thì mắt thường sẽ không phân biệt được điểm khác nhau giữa tần số 35 Hz và 100 Hz, nhưng chúng tôi biết rằng.... thực ra là có. Luận điểm này không thay đổi và chắc chắn nhu cầu nâng cấp card đồ họa nhanh hơn là khó tránh khỏi. Điểm khác biệt là chất lượng hình ảnh xuất ra mà bạn cần là phải chính xác và đẹp mắt không bị lỗi vặt xuất hiện.

    Kích hoạt G-Sync

    Khi màn hình đã sẵn sàng và driver cài đặt đầy đủ, G-Sync sẽ tự động tùy chỉnh và kích hoạt cho bạn. Nhưng để chắc chắn thì bạn hãy kiểm tra lại bằng cách vào tab "Manage 3D settings" ở phía tay trái trong ứng dụng NVIDIA Control Panel.
    • Chọn mục “G-SYNC” ở dưới phần tab “Global Settings” dưới tùy chọn “Vertical sync”.
    • Hãy chắc chắn rằng phần “Preferred refresh rate (NVIDIA G-SYNC)” được chỉnh thành “Application-controlled.”
    • Để tắt G-SYNC, chỉ cần chỉnh tùy chọn “Vertical sync” thành “Use the 3D application setting.”
    [​IMG]

    [​IMG]

    Còn khả năng tương thích với game thì sao?

    Công nghệ G-Sync của NVIDIA được thiết kế để hoạt động với các ứng dụng dùng tập lệnh đồ họa OpenGL và DirectX trên Windows 7 và 8.1. Điều tốt ở đây là G-Sync thực sự hoạt động được. Tôi cần phải làm rõ tiếp với các bạn là những hiện tượng như lỗi game (glitch), giật hình hay hột (artifact) thường xảy ra do game engine hoặc các hoạt động khác của PC. Ngoài ra còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng như tải các vân bề mặt texture, swap bộ nhớ v.v... Chưa kể một số game có tính năng khóa FPS qua đó giới hạn FPS không cho nó lên quá cao. Về G-Sync tôi cho rằng nó sẽ cho thấy mọi thứ về game một cách trực tiếp và minh bạch nhất có thể, những gì bạn thấy được đưa ra trực tiếp từ GPU. Vậy nếu vấn đề thuộc về game engine thì G-Sync sẽ không sửa được (và để ví dụ cho vụ này là phân cảnh trong benchmark game Metro Last Light thường bị giật hình).
     
  6. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Thử nghiệm G-Sync

    Một đoạn phim nhanh về G-Sync

    Ok, bây giờ là vấn đề là giải thích và miêu tả những gì bạn sẽ thấy tận mắt, là phần mà chúng tôi không thể làm được. Để hiểu rõ NVIDIA G-Sync như thế nào thì bạn cần phải trải nghiệm thực tế với nó. Bây giờ chúng tôi đã quay 1 đoạn phim nhưng camera lẫn chế độ nén phim của YouTube lại làm mọi thứ tệ hơn nữa, chỉ có loại camera tốc độ cao mới có thể cho bạn thấy chính xác về G-Sync. Chúng tôi sẽ thử nhưng phần giật hình bạn thấy ở đoạn phim dưới đây khi G-Sync đang bật hoàn toàn không xảy ra khi xem thực tế. Hãy nhớ kỹ điều đó, hoàn toàn không giật hình nhé!

    Đoạn phim được quay ở chế độ 30 FPS nghĩa là giật hình sẽ xảy ra ở phía bạn xem và bạn sẽ không thấy khi trải nghiệm thực tế trên màn hình G-Sync. Đoạn phim này được chúng tôi quay vài tháng trước đó với màn hình hàng mẫu của ASUS có công nghệ G-Sync.

    Dù sao thì vẫn còn một cách khác dù không hoàn hảo lắm nhưng với FCAT chúng tôi có hể cho bạn thấy ít nhiều về cách mà màn hình này nó làm tươi (refresh) khi ở trạng thái render FPS và Sync. Thật không phải là ý hay khi để các bạn xem các kết quả FCAT nhưng ít nhất nó sẽ chon bạn biết những gì đang xảy ra. Ở phần dưới trong phần kết luận chúng tôi sẽ đưa ra nhận định của mình về trải nghiệm hình ảnh cũng như cảm giác của chúng tôi như thế nào khi trải nghiệm công nghệ mới này.

    Test thử Tomb Raider bằng FCAT

    Tomb Raider đang dần trở thành tựa game phổ biến với mức độ chân thực rất cao, một game rất hay. Nhưng nó bị xé hình với VSync OFF và thực tế cho thấy số lượng khung hình lên xuống không đều hay còn gọi là giật hình đồng bộ khung hình khi VSync ON.

    [​IMG]

    Trong biểu đồ trên Tomb Raider bị tình trạng gọi là dao động khung hình khi bật VSync (đường hiển thị màu xanh). Cơ bạn là xảy ra tình trạng mỗi khung hình được hiển thị 2 lần, điều này liên quan trực tiếp đến độ trễ hình do VSync gây ra. Số khung hình hiển thị lúc đầu là 30 FPS và sau đó khung hình tương tự bị lặp lại lần thứ 2 ở FPS 60 (vì GPU không render lại do đó khung hình đương nhiên sẽ bị lặp lại ở tần số làm tươi tối đa của màn hình). Sao cũng được, với VSync OFF số khung hình lên xuống bất thường gây nên xé hình khá khủng khiếp. Điều đó tất nhiên chúng tôi không thể đo đếm hay đưa lên biểu đồ được. Nhưng bật GSync lên sẽ loại trừ hết những hạn chế của VSync gây ra. Đường hiển thị xanh đậm cho thấy sự hiệu quả rất cao của GSync khi đó là số khung hình thật sự và tần số làm tươi màn hình được đồng bộ hóa theo điều kiện lý tưởng.

    Test thử Battlefield 4 bằng FCAT

    Chê thì chê mà thích là nhích... Tôi thuộc về số đông thứ 2 và cực kì thích series Battlefield. Battlefield 4 thực tế cần rất nhiều khả năng render hình khi chạy ở cấu hình tối đa. Tùy theo cấu hình VSync của chúng tôi mà khi chơi game sẽ xảy ra hiện tượng xé hình, giật hình hay thậm chí là trễ hình. Dưới đây là biểu đồ hiển thị V-Sync và G-Sync khi chạy Battlefield 4 với card đồ họa GTX 760.

    [​IMG]

    Nếu bạn nhìn thấy số khung hình dao động khủng thì lúc đó chúng tôi đang bật VSync, trải nghiệm Battlefield 4 là cực kì thất thường khi ở giữa FPS 30-60 và điều đó sẽ gây trễ hình và giật hình. Tắt VSync sẽ gây xé hình rất kinh và sẽ càng tệ hơn khi FPS xuống thấp. G-Sync một lần nữa giải quyết rất tốt vấn đề này.

    Test thử Batman Arkham Origins

    Batman Arkham Origins là tựa game được NVIDIA lăng xê rất nhiều và thực tế cho thấy nó cũng là game khá hay. Như những tựa game khác nó cũng bị những vấn đề tương tự nhu trên.

    [​IMG]

    Biểu đồ này cho thấy lượng nhỏ thời gian mà engine của game này có khung hình dao động nhanh hơn so với các game khác. Tuy nhiên, sự dao động này sẽ gây ra xé hình chút đỉnh khi tắt V-Sync và lần nữa G-Sync nhanh chóng sửa được lỗi này.
     
  7. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Thử nghiệm độ tương phản và độ sáng màn hình

    Vài năm trước chúng tôi thử nghiệm khá nhiều màn hình chơi game. Biểu đồ dưới đây sẽ cho bạn thấy khả năng của các màn hình hãng khác so với PG278Q. Và màn hình của ASUS được đánh dấu màu xanh nhạt.

    Tỉ lệ độ tương phản (contrast ratio)

    Tỉ lệ độ tương phản là tỉ lệ giữa lượng ánh sánh từ màn hình khi nó hiện thị điểm trắng sáng và lượng ảnh sáng hiển thị màu đen nguyên gốc. Thông thường các màn hình LCD thường có contrast ratio từ 150:1 tới 800:1. Với những công việc như chỉnh sửa ảnh hay văn phòng thì contrast ratio 400:1 hoặc cao hơn sẽ là tỉ lệ phù hợp. Vấn đề là, nếu bạn xem phim trên màn hình đó trong môi trường thiếu ánh sáng, bạn sẽ nhận thấy "màu đen mà lại không phải là màu đen". Một ví dụ đơn giản ở đây là màn hình laptop, những màn hình này thường có tỉ lệ contrast ratio thấp (150:1 khi nhìn thẳng và dưới 80:1 ở các góc nhìn khác). Cách đo đạc contrast ratio được thực hiện trên nhiều bức hình với các thông số đen trắng được thu thập lại. Chúng tôi dùng phương pháp Lagom methodology với việc sử dụng một camera kỹ thuật số để chụp lại và tính toán tỉ lệ contrast ratio.

    [​IMG]

    Nhìn chung thì màn hình của ASUS cho ra con số khá tốt. Contrast ratio là một phần của hệ thống hiển thị, được định nghĩa như là tỉ lệ giữa điểm sáng nhất và điểm tối nhất mà màn hình có thể tạo được. Contrast ratio cao thể hiện đẳng cấp của màn hình và ở chế độ mặc định thì PG278Q cũng cho thấy được khả năng của nó như thế nào rồi.

    Độ sáng tối đa

    Để có thể xem được màn hình thể hiện như thế nào trong môi trường ánh sáng mạnh chúng tôi đã tiến hành đo đạc và kết quả cho thấy màn hình của ASUS có độ sáng khá tốt.

    [​IMG]
     
  8. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Thử nghiệm góc nhìn - màu sắc - độ tiêu thụ năng lượng

    Góc nhìn và màu sắc

    Màn hình LCD thường được quảng cáo là có được góc nhìn 140 và 165 độ. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể nhìn thấy những gì hiển thị trên màn hình nếu bạn đang ở góc nhìn bên từ 70-80 độ. Tuy nhiên, gần như lúc nào khi sử dụng thực tế bạn phải ngồi chính diện màn hình nghĩa là đang ở góc nhìn 0 độ ở chính giữa màn hình và gần 45 độ tới mặt bên. So với góc nhìn quảng cáo, rõ ràng là màn hình không thay đổ độ sáng hay màu sắc ở các góc cạnh.

    [​IMG]

    Ở trên là góc nhìn 0 độ tức là chính diện. Ở dưới là góc nhìn 45 độ theo phương ngang. Đặc biệt ở tấm nền TN chúng ta sẽ thấy vấn đề rõ ràng liền:

    [​IMG]

    Khi bạn để ý độ sáng và độ tái màu cùng với góc nhìn thì chúng sẽ cho bạn biết chất lượng hình ảnh như thế nào khi bạn không nhìn vào chính diện màn hình. Tấm nền TN luôn cho thấy độ tái màu ở vài góc nhìn khi mà các tấm nền khác như IPS và VA ít bị tái hơn nhiều. Màn hình PG278Q của ASUS nằm ở mức trung bình mà như các bạn thấy ở hình dưới.

    [​IMG]

    Với thủ thuật đo cân màu đơn giản, chúng tôi có thể kiểm tra được độ màu và giá trị liên quan của màn hình ở chế độ mặc định. Chúng tôi sẽ cố gắng giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu về độ chính xác màu sắc thông qua bài test đơn giản. Chúng tôi sẽ để ý xem độ màu của màn hình có đạt được tới mức 6500K trên khung màu sRGB không. Trong biểu đồ trên, giá trị càng thấp càng tốt. Màn hình của ASUS cho ra con số là hơn 7500K tức là ở mức hơi cao. Điều này cho thấy màu sắc hiển thị của PG278Q là không thực lắm khi ở chế độ mặc định. Tất nhiên bạn vẫn có thể căn chỉnh màu lại được không sao cả. Nhìn chung về độ chính xác màu sắc thì PG278Q làm tương đối tốt tuy nhiên nếu là người thực sự quan tâm tới vấn đề này một cách nghiêm túc như các chuyên viên chỉnh sửa ảnh thì độ chính xác màu sắc là rất quan trọng. Còn đối với game thủ thì PG278Q cũng đã làm tốt rồi.

    [​IMG]

    Ở trên là biểu đồ cho biết mức độ tiêu thụ điện năng được đo theo 3 cách. Màn hình trắng, đen và sau đó là chế độ chờ Standby. Nên nhớ rằng tấm màn TFT TN luôn sáng và kết quả là điểm phân biệt giữa trắng và đen là nhỏ. Điểm thú vị của màn IPS và VA là chúng tiêu thụ điện năng nhiều hơn khi để màn hình trắng, màn TN sử dụng nhiều điện hơn ở màn hình đen. Lạ nhưng mà thật! ASUS ROG Swift PG278Q không phải là màn hình tiết kiệm điện, đã vậy nó còn gánh thêm điện năng tiêu thụ từ bộ module G-Sync tích hợp bên trong nữa.

    Lưu ý nữa, khi ở chế độ chờ standby, chúng tôi đo đường 12 W và có vài vấn đề chưa rõ. Trong vòng 15 phút, mức tiêu thụ điện giảm xuống còn 1 W. Rõ ràng bộ module G-Sync cứ trong khoảng 5 tới 15 phút tự nó tắt và sau đó màn hình giảm xuống còn 1 W điện.

    [​IMG]
     
  9. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Hình ảnh OSD màn hình

    Dưới đây là một số hình ảnh OSD màn hình cho biết các chức năng của màn hình.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  10. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Lời kết

    Màn hình ASUS ROG Swift PG278Q G-Sync được thiết kế đặc biệt dành cho game thủ với thời gian hồi đáp siêu nhanh 1 ms, tần số quét 120/144 Hz trên độ phân giải 2560x1440, ngoài ra game thủ còn có thể chuyển sang chế độ 3D cùng nhiều lựa chọn khác, tất nhiên không thể không nhắc đến công nghệ G-Sync nữa. Tuy nhiên liệu nó có điểm yếu? Dĩ nhiên là có rồi. Đầu tiên màn hình này cực kì đắt tiền nếu xét về kích cỡ và loại panel màn hình. Bạn không nên mua màn hình như vầy nếu tiêu chí xét đến đầu tiên là giá cả. Thứ hai, nếu bạn muốn màn hình hồi đáp nhanh, vậy thì màn hình dùng panel TN sẽ là lựa chọn tốt. Nhưng với tấm panel này, nó lại có khá nhiều nhược điểm. Góc nhìn có thể tạm chấp nhận được khi nhìn thẳng nhưng nếu bạn quay đầu qua trái phải hay lên xuống chút xíu thì sẽ thấy màn hình này bị tái màu và nhìn rất khó chịu. Bản thân tôi là dân chuyên dùng màn IPS và tôi quan tâm rất nhiều về độ chính xác màu sắc và góc nhìn tốt. Nói đến độ chính xác màu sắc, với độ Kelvin lý tưởng cần nhắm đến là 6500 thì màn hình này lại vượt quá khi kết quả đo cho thấy tới 7500K. Về thông số contrast ratio và độ sáng thì nhìn chung PG278Q ở mức chấp nhận được trên trung bình chút xíu. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng PG278Q là một trong những màn hình TN chất lượng tốt nhất mà bạn có thể mua được trên thị trường.

    [​IMG]

    Về mặt thẩm mỹ

    Bạn có thể thích hoặc chê thiết kế của màn hình này nhưng với tôi thì màn hình này được ASUS thiết kế kiểu dáng rất đẹp mắt với vòng đèn LED đỏ dưới chân đế rất ngầu. Ngoài ra tôi rất thích viền ngoài siêu mỏng của nó với OSD rất tiện dụng. Chưa kể màn hình này không bị chóa sáng khi sử dụng màu nền đen nhám. Nhìn chung đây là một thiết kế rất tinh tế và hoa mỹ.

    G-Sync

    Tới phần này thì tôi không phủ nhận G-Sync thực sự là một cải tiến rất lớn về chất lượng hình ảnh. Một khi đã trải nghiệm thực tế một lần thôi thì bạn chẳng cần phải đụng đến VSync làm gì. Tuy nhiên với những người theo motip cũ kỹ như tôi thì VSync cũng đã đủ xài rồi. Nhưng với việc chơi game giảm tình trạng trễ hình, xé hình và giật hình thì đó quả là một sự cải thiện vượt trội về trải nghiệm chơi game hiện nay. Chúng tôi nghĩ rằng G-Sync sẽ làm một cuộc cách mạng lớn trong làng PC Gaming. Chỉ tiếc là công nghệ này chỉ hỗ trợ cho các card đồ họa NVIDIA từ GTX 650 Ti Boost trở lên thôi và chưa kể cái giá đắt đỏ của màn hình hỗ trợ G-Sync nữa. Chúng tôi sẽ chờ đợi liệu G-Sync có được những tính năng gì mới nữa trong tương lai.

    [​IMG]

    Nguồn: GURU3D
    Biên dịch và trình bày: umbrella_corp
     

Chia sẻ trang này