[GURU3D Review] ASUS TUF Sabertooth Z97 Mark 1

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 24/6/14.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Lời nói đầu

    Hôm nay chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá sản phẩm bo mạch chủ mới của ASUS là TUF Sabertooth Z97, một bo mạch chủ mà theo chúng tôi nó sẽ làm hài lòng các game thủ khó tính nhất. Bo mạch chủ này sử dụng chipset Z97 dựa trên nền tảng Intel Haswell và Haswell Refresh socket 1150. Và Sabertooth Mark 1 được ASUS xác định nằm trong phân khúc trung cấp với khá nhiều tính năng hấp dẫn và tiềm năng ép xung tốt.

    Intel đã ra mắt thế hệ chipset 9 series trong đó tập trung chủ yếu cho thị trường tầm thấp và tầm cao. Đối với bạn đọc GURU3D, H97 và Z97 là 2 chipset rất hấp dẫn. Với người dùng HTPC, chipset H97 sẽ là lựa chọn rất hợp lý với giá thành tốt. Với các game thủ hay người dùng power user, Z97 lại là chipset thú vị hơn dù nó gần như không khác gì H97 ngoại trừ việc hỗ trợ ép xung tốt hơn.

    Trở lại với TUF Sabertooth Z97 Mark 1, đây là bo mạch chủ được thiết kế dành cho môi trường làm việc khắc nghiệt với độ bền cao và khả năng làm mát cực tốt cho thế hệ vi xử lý Intel thứ 4. Để xem TUF Sabertooth Z97 Mark 1 có thể mang lại những gì, hãy xem tiếp ở dưới.

    [​IMG]
     
    :
  2. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Hình ảnh sản phẩm

    Z97 Sabertooth Mark 1 theo những gì tôi thấy thì nó có thể nằm ở phân khúc trung cấp cho đến cao cấp. Dù nằm trong phân khúc này nhưng Sabertooth Mark 1 không chỉ được ASUS trang bị cho bộ giáp tản nhiệt thermal armor mà còn nhiều tính năng khác nữa.

    [​IMG]
    Đi kèm theo bo mạch chủ là các thứ rất quen thuộc như sách hướng dẫn, dĩa driver, cáp SATA và miếng chắn IO Shield.
    • CPU support: 4th Gen Intel Core / Pentium / Celeron processors
    • Chipset: Intel Z97 Express Chipset
    • Gigabit Ethernet
    • Storage: 4x SATA 6Gb/s, 2x ASMEDIA SATA 6 Gb/s, 1 Sata Express 10 Gb/s
    • Connectivity: 2x PCI-E 3.0 x16, 1x PCI-E 2.0 x16, 3x PCI-E x1
    • 2x USB 3.0 / 4x USB 2.0 rear IO
    • 8-channel Audio ALC1150 Realtek
    [​IMG]

    Bo mạch chủ Sabertooth Mark 1 đã được cập nhật BIOS để hỗ trợ các vi xử lý thế hệ thứ 4 Haswell và Haswell Refresh và chipset Z97. Đính kèm trong bo mạch chủ là các phụ kiện phổ biến như cáp SATA, sách hướng dẫn, dĩa driver, miếng chắn IO Shield và phụ kiện khác như quạt phụ, cầu SLI và 1 bộ chắn cao su cho các khe RAM, miếng lọc bụi cho bảng kết nối phía sau bo mạch chủ và các miếng che khe PCIe để chống bụi. Ngoài ra Sabertooth Z97 Mark 1 còn được trang bị bộ giáp tản nhiệt Thermal Armor kèm 2 quạt làm mát cho chipset và bảng kết nối phía sau bo mạch chủ.
    [​IMG]
    Khu vực cổng kết nối IO bao gồm: 4 cổng USB 2.0 và 4 cổng USB 3.0, hệ thống âm thanh 8 kênh gồm 5 jack âm thanh và 1 cổng quang được điều khiển bởi con chip Realtek ALC1150, 2 cổng mạng Gigabit Ethernet (dùng chip Intel218-V và Realtek 8111GR) và bo mạch chủ này thiếu mất cổng PS/2 dành cho phím chuột game thủ.
    Các cổng xuất hình bao gồm:
    • 1 cổng DisplayPort với độ phân giải tối đa 4096x2160@24Hz, 24bpp/ 3840x1600@60Hz, 24bpp
    • 1 cổng HDMI với độ phân giải tối đa 4096x2160@24Hz, 24bpp/2560x1600@60Hz, 24bpp/ 1920x1080@60Hz, 36bps.
    Khu vực khe cắm mở rộng gồm:
    • 2 khe PCIe 3.0 x16, (hỗ trợ các chế độ băng thông x16, x8/x8)
    • 1 khe PCIe 2.0 x16 (khe màu đen - băng thông tối đa là x4)
    • 3 khe PCIe 2.0 x1
    [​IMG]
    Bo mạch chủ này vẫn dựa trên các thiết kế trước của Z77/Z87 và tất nhiên Sabertooth Z97 Mark 1 vẫn được xem là bo mạch chủ đầu bảng của dòng TUF.
    [​IMG]
    Sabertooth Z97 Mark 1 sử dụng 1 đầu cắm nguồn 8 pin cho CPU đặt sát góc phía trên bên trái của bo mạch chủ.
    [​IMG]
    Bo mạch chủ này 8 phase dành CPU và như các bạn thấy đấy, ASUS đã sử dụng các cuộn cảm Alloy Chokes mới được gọi là "TUF Alloy Chokes". Theo ASUS thì các cuộn cảm này sẽ có lượng nhiệt sinh ra giảm hơn 20% và tuổi thọ cao gấp 5 lần.
    Hãy xem kỹ bộ giáp tản nhiệt, chúng ta sẽ thấy có vài cải tiến mới so với các thiết kế cũ là giờ đây bộ giáp này có cơ chế đóng/mở các khe luồng gió thông qua một nút nhấn. Khi mở các khe ra thì nó sẽ cung cấp khả năng tản nhiệt tốt hơn cho CPU còn khi đóng lại thì luồng gió sẽ tập trung thổi vào các ống đồng để giải nhiệt nhanh hơn. Bộ giáp tản nhiệt Thermal Armor che phủ gần như toàn bộ bo mạch chủ.
    [​IMG]
    Khu vực cổng SATA bao gồm 6 cổng SATA III và 1 cổng SATA Express. Sabertooth Z97 Mark 1 có kèm theo 2 quạt nhỏ làm mát cho thermal armor và bạn sẽ phải tự tay gắn vào thay vì đã được gắn sẵn. Chúng tôi cần bo mạch chủ hoạt động êm ái hơn nên chỉ cần gắn 1 quạt nhỏ là đủ rồi.
    [​IMG]
    Các cổng SATA dùng chip Intel:
    • 1 cổng SATA Express màu đen khi dùng sẽ lấy thêm 2 cổng SATA III
    • 4 cổng SATA III màu đen
    Các cổng SATA dùng chip ASMedia:
    • 2 cổng SATA III màu nâu
    [​IMG]
    Với bo mạch chủ này bạn sẽ có 4 khe cắm RAM DDR3 hỗ trợ kênh đôi với các mức xung 1866/1600/1333 MHz với RAM non-ECC (RAM không có chức năng lưu dữ liệu). Bạn có thể cắm RAM với tổng dung lượng tối đa là 32GB và nếu có hỗ trợ XMP thì RAM bạn sẽ chạy được ở mức xung 2133 MHz.
    [​IMG]
    Đây là 3 khe PCIe 3.0 x16, khe PCIe x16 màu đen kia thực tế chỉ là 2.0 có băng thông hoạt động là x4.
    [​IMG]
    2 khe PCIe 3.0 x16 màu nâu còn lại nếu bạn cắm 1 thiết bị như card đồ họa nó sẽ dùng băng thông x16, cắm 2 card băng thông sẽ là x8/x8 nhưng vẫn là Gen 3.0 do đó nó không ảnh hưởng hiệu năng nhiều. Còn lại là 3 khe PCIe x1.
    [​IMG]
    Với bo mạch chủ này, ASUS có thể cho bạn thiết lập các chế độ đa card 2-way SLI/CF. Nếu dùng 3-way SLI/CF nghĩa là bạn sẽ phải cắm card đồ họa thứ 3 vào khe PCIe màu đen có băng thông x4 Gen 2.0 qua đó hiệu năng sẽ giảm đi đáng kể. Do đó bo mạch chủ này chỉ hỗ trợ tối đa 2-way SLI/CF. ASUS đã có một số thay đổi khi các miếng heatsink được dán thêm các sticker rằn ri quân đội. Sabertooth Z97 Mark 1 được trang bị bộ backplate rất kiên cố và được ASUS đặt tên là TUF Fortifier với hàm ý gia tăng độ bền và tính tin cậy cho bo mạch chủ.
    [​IMG]
    Đây là miếng backplate TUF Fortifier, backplate này được thiết kế để chống bụi và cong bo mạch chủ, nó được cho là sẽ làm giảm nhiệt độ CPU tuy nhiên điều này cũng làm cho bo mạch chủ trở nên cực dày, và chúng tôi cũng thích như thế. Tất nhiên là bộ giáp trước và sau này đều có thể được tháo ra nếu bạn yêu thích sự mỏng nhẹ.
    [​IMG]
    Nhìn chung thì đây là bo mạch chủ có thiết kế nhìn rất bắt mắt, tôi nghĩ là ASUS nên thêm một số màu nữa cho bo mạch chủ này, như màu trắng chẳng hạn. Màu nâu của bo mạch chủ Sabertooth Z97 Mark 1 sẽ tông xẹt tông hơn nếu bạn lắp bộ tản nhiệt CPU của Noctua.
     
  3. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Một số hình ảnh BIOS UEFI

    Cũng như nhiều NSX bo mạch chủ khác, ASUS cũng thiết kế lại BIOS UEFI mới cho Sabertooth Z97 Mark 1 và theo chúng tôi thì giao diện của BIOS mới này trực quan và dễ dùng hơn so với các BIOS thế hệ trước.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  4. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Hình ảnh CPU-Z và toàn bộ hệ thống

    Đây là một số screenshot của CPU-Z trong bài đánh giá bo mạch chủ ASUS TUF Sabertooth Z97 Mark 1 của chúng tôi.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Nếu thích, bạn có thể tải về bản CPU-Z ở đây. Ở dưới là hình ảnh hệ thống được chụp lại từ phần mềm SiSoft Sandra.

    [​IMG]
     
  5. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Độ tiêu thụ điện năng

    OK, bây giờ chúng tôi sẽ tập trung test thử độ tiêu thụ điện năng của bo mạch chủ này ra sao. Hãy nhớ rằng là chúng tôi đo mức điện tiêu thụ cho TOÀN BỘ HỆ THỐNG chứ không chỉ riêng vi xử lý.

    [​IMG]
    Điện năng tiêu thụ khi hệ thống ở trạng thái NGHỈ.

    [​IMG]
    Điện năng tiêu thụ khi hệ thống ở trạng thái TẢI NẶNG.

    Ở trạng thái nghỉ, chúng tôi đo được khoảng 62 W khi ở tải nặng là 124 W.

    Giờ tôi muốn cho các bạn biết là điện năng tiêu thụ đo được sẽ khác nếu với từng hệ thống khác nhau. Bạn thêm vào các thiết bị khác, nó cũng sử dụng nguồn điện tất nhiên bo mạch chủ của bạn cũng có các IC khác của nó như chip âm thanh, chip LUCID, chip điều khiển mạng, chip điều khiển SATA, chip điều khiển USB phụ thêm v.v... Tất cả các thành phần này đều tiêu thụ điện cả.

    [​IMG]
    Tiếp theo chúng tôi sẽ cho test các bài test nặng nề như Prime95 để các nhân CPU đều hoạt động hết công suất và xem thử điện năng tiêu thụ nâng lên như thế nào. Trừ phi bạn transcode phim với phần mềm tối ưu thì điện năng tiêu thụ trung bình/tổng sẽ thấp hơn nhiều.

    [​IMG]

    Chúng tôi sử dụng bộ tản nhiệt nước Corsair H110 cho dễ lắp đặt, hiệu năng tốt và độ ồn thấp để tiện hơn trong việc khám phá khả năng ép xung CPU trên bo mạch chủ này.
     
  6. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Ép xung với vi xử lý Core i7 4770K

    Nếu có ý định ép xung với các vi xử lý Haswell thì bạn nên chọn dòng K dù nó đắt hơn các dòng khác. Tại sao lại là dòng K? Vì đơn giản là các dòng vi xử lý không K thì rất khó ép xung. Với nền tảng cũ Nehalem/Clarkdale rất nhiều người sẽ ép xung bằng cách kéo base clock 133 MHz và để hệ số nhân mặc định là 25, cuối cùng xung nhịp của CPU sẽ là 3.33 GHz. Base clock có thể được kéo cao hơn nữa, 150, 186 và nếu may mắn bạn vẫn có thể kéo lên tới 200 MHz. Vậy nên nếu bạn có thể kéo base clock lên 175 MHz thì chỉ với hệ số nhân 25 thôi bạn cũng có được mức xung khá khủng là 4375 MHz. Tuy nhiên với công nghệ mới bây giờ khi vi xử lý đã được nhúng thêm nhân đồ họa tích hợp vào và sử dụng chung bus từ bộ nhớ đêm cache L3, phương pháp ép xung cũng trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên nếu đã rất nghiêm túc trong việc ép xung thì bạn cũng nên bỏ thêm 30$ để sở hữu cho mình 1 vi xử lý dòng K và một bo mạch chủ thích hợp cho việc kéo hệ số nhân.

    Các bước ép xung như sau:

    • 1. Cứ để yên baseclock và đừng đụng gì tới nó
    • 2. Nếu được, hãy tăng giới hạn TDP của vi xử lý lên từ 200~250W
    • 3. Với VXL Core i7-4770K hãy kéo hệ số nhân của nó lên 44
    • 4. Tăng điện CPU dù thiết lập Auto có thể chạy được, nhưng chúng tôi nghĩ điện tầm 1.2~1.25V là mức điện vàng để chạy xung 4.4 GHz rồi
    • 5. Hãy chắc chắn rằng VXL của bạn được làm mát bằng các bộ tản nhiệt tầm cao hay tản nhiệt nước
    • 6. Lưu lại các thiết lập và thoát khỏi BIOS
    Dưới đây là một số hình ảnh BIOS thiết lập các tùy chỉnh ép xung:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Ép xung CPU trên các bo mạch chủ ASUS Z97 nhìn chung là dễ. Cơ bản là trong BIOS chúng tôi kéo hệ số nhân lên 48, kích hoạt profile bộ nhớ XMP (2133 MHz) và chúng tôi test thử thì ổn định 100%. Thậm chí chúng tôi còn không cần phải chỉnh điện mà chỉ cần để Auto!

    [​IMG]

    Nhiệt độ là vấn đề lớn khi dùng CPU Haswell, nhưng với mức điện mặc định thì như các bạn thấy ở mức xung 4.8 GHz chúng tôi có mức điện nằm trong mức vàng (sweet spot), cực kỳ ổn định với nhiệt độ khi tải nặng nằm ở mức chấp nhận được. Vì thế chúng tôi khuyên các bạn khi kéo 4.8 GHz thì cứ để điện Auto là được rồi.

    Kết quả ép xung Core i7-4770K / 4.8 GHz / 2133 MHz DDR3

    Dưới đây là một số kết quả test ép xung với cấu hình như trên.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  7. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Ép xung với VXL Core i7-4790K

    VXL tên mã Devil's Canyon này được cho là có khả năng tản nhiệt tốt hơn i7-4770K, dưới đây là hình ảnh BIOS được được tùy chỉnh ép xung.

    [​IMG]

    Ép xung với bo mạch chủ ASUS Z97 thì nhìn chung là dễ. Cơ bản thì trong BIOS chúng tôi kéo hệ số nhân lên 48, kích hoạt profile bộ nhớ XMP (2133 MHz) và test thử, tuy nhiên nó không ổn định lắm.

    Bạn thấy đấy, với Core i7-4770K thì điện thế chúng tôi để Auto được nhưng lạ cái là i7-4790K thì khó ép xung hơn so với i7-4770K. Chúng tôi phải kéo điện CPU lên 1.4V để chạy ổn định ở mức xung 4.8 GHz. Dù chúng tôi có cố thế nào thì vẫn không kéo nổi từ 4.8 lên 4.9 GHz ngay cả với mức điện khủng là 1.45V. Điều này cho thấy VXL Devil's Canyon ăn điện rất kinh kèm theo lượng nhiệt sinh ra cũng khá khủng.

    Ngay cả mức xung 4.8 GHz bây giờ cũng chưa được 100% ổn định, Prime95 chạy được 15 phút là crash, tuy nhiên với thiết lập này thì nó cũng ổn định để chạy một số benchmark. Sau đó chúng tôi tiến hành chốt mức điện ép xung lại, chúng tôi thêm vào khoảng 0.025/0.050V. Lúc này, tôi quyết định lên bài luôn. Ở mức điện 1.4V nhiệt độ khi tải nặng đang ở mức rất cao nhưng lại đỡ hơn 4770K. Khả năng tản nhiệt của 4790K rõ ràng có cải thiện.

    [​IMG]

    Bạn có thể thấy tôi đang chạy mức xung 4.8 GHz và nhiệt độ khi tải nặng cũng ở mức chấp nhận được. Có lẽ khá nhiều người trong các bạn sẽ ép lên 4.6 hay 4.7 GHz khi đang chạy trên tản nhiệt khí.

    [​IMG]

    Hãy nhớ rằng khi ép xung thì độ tiêu thụ điện sẽ tăng rất nhiều. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì độ tiêu thụ điện có thể tăng lên khoảng 100W khi CPU tải nặng.
     
  8. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Ép xung với VXL Core i7-4790K - Kết quả benchmark

    Dưới đây là một số kết quả test với cấu hình ép xung như trên.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  9. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Cấu hình phần cứng và phần mềm sử dụng

    Phần cứng và phần mềm sử dụng

    Chúng tôi sẽ tiến hành tung ra các kết quả benchmark ngay bây giờ tuy nhiên trước tiên các bạn hãy xem qua các phần cứng và phần mềm mà chúng tôi sử dụng trong các bài test benchmark.

    Bo mạch chủ

    ASUS TUF Sabertooth Z97 Mark 1

    Vi xử lý

    Core i7-4770K

    Card đồ họa

    GeForce GTX 780 Ti

    Bộ nhớ RAM

    2x8GB DDR3 1600/2133 MHz

    Nguồn PSU

    Corsair AX1200i 1200W Platinum Certified

    Màn hình

    Dell 3007WFP - QHD độ phân giải tối đa 2560x1600
    ASUS PQ321 4K/UHD độ phân giải tối đa 3840x2160

    Hệ điều hành và các phần mềm liên quan

    Windows 7 64 bit SP1 (cập nhật các bản vá mới nhất)
    Tập lệnh đồ họa DirectX 9/10/11
    Driver card đồ họa NVIDIA GeForce 337.61

    Các phần mềm benchmark
    • SiSoft Sandra
    • Aida
    • 3DMark06
    • 3DMark Vantage
    • Handbrake
    • Cyberlink MediaEspresso
    • CineBENCH 11.5
    • FryRender
    • Tomb Raider
    • BioShock Infinite
    Vài lời về số khung hình trên giây (FPS)
    Chúng ta cần những gì khi chơi game, hiệu năng chăng? Đầu tiên, nhóm Guru3D chúng tôi nghĩ rằng các bạn sẽ đòi hỏi chất lượng hình ảnh (Image Quality-IQ) cao nhất có thể. Tuy nhiên, vấn đề là IQ nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới hiệu năng hoạt động của card đồ họa. Chúng tôi đo đạc cái này bằng FPS, số khung hình mà card đồ họa có thể render ra trong vòng 1s, số lượng càng lớn thì game sẽ mượt mà hơn.
    Muốn đo đạc FPS thì cần phải đo số FPS trung bình trong một series khá nhiều bài test. Đó có thể là một đoạn demo (time demo), một phân cảnh trong game.

    FPS trong một đoạn gameplay
    • Nếu card đồ họa chỉ có thể xuất 30 FPS thì game gần như không chơi được và chúng tôi sẽ tránh xảy ra trường hợp đó bằng mọi giá.
    • Với mức FPS từ 30 - 40 thì bạn có thể trải nghiệm game được rồi nhưng sẽ bị giật hình ở vài phân đoạn.
    • Khi card đồ họa xuất ra trung bình 60 FPS hoặc hơn thì bạn có thể vô tư mà trải nghiệm game thoải mái với mức IQ cao nhất có thể.
    • Hơn 100 FPS? Bạn đang có một card đồ họa hàng khủng hoặc là chơi game siêu cũ rồi.
    Thiết lập màn hình
    Trước khi chơi game, thiết lập độ tương phản cũng như độ sáng màn hình là chuyện vô cùng cần thiết. Tôi nhận thấy rằng có khá nhiều bạn thiết lập màn hình không đúng lắm. Tại sao chúng tôi biết được? Vì chúng tôi đã nhận rất nhiều email từ các bạn đọc Guru3D từ trước đến giờ nói rằng họ không thể phân biệt được màu sắc trong bảng benchmark màu trong các bài đánh giá của chúng tôi. Qua đó, chúng tôi biết là màn hình của các bạn đã thiết lập sai.
    [​IMG]
    Hãy nhìn hình trên, bạn đang thấy cái gì?
    • Thanh màu sắc trên cùng - Đây là bài test độ sáng đơn giản nhất với các mức sáng từ 0 tới 255 và không sử dụng đến profile màu của màn hình. Nếu màn hình của bạn thiết lập đúng, bạn sẽ phân biệt được ngay từng mức độ sáng khác nhau. Phía màu tối nhất và sáng nhất đều có chung dung lượng màu do đó sẽ dễ dàng phân biệt được.
    • 3 hình vuông nhỏ ở dưới - hình bên trái là hộp nhỏ màu đen ở giữa có 1 hộp nhỏ màu xám từ từ thành đen. Hình ở giữa là 1 hộp sọc màu với hình vuông nhỏ màu xám ở giữa. Hình bên phải là hộp màu trắng có hộp nhỏ màu xám ở giữa rất khó để nhận thấy.
    Bạn sẽ phân biệt được các hình này nếu màn hình của bạn được thiết lập đúng về độ tương phản và bão hòa màu.
     
  10. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Hiệu năng vi xử lý: Cinebench 11.5

    [​IMG]

    Hiệu năng vi xử lý: FryRender

    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này