[H.O.C.C] KINGMAX™ DDR3 1600MHz - Thành tựu của công cuộc đổi mới

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi lifeinmars, 21/2/11.

  1. lifeinmars

    lifeinmars New Member

    Bài viết:
    17
    Mở đầu

    Như mọi người đều biết, hiện nay các nền tảng mởi của Intel với socket LGA1156 và LGA1366; hay các thế hệ Mainboard trang bị chipset series 800 mới của đối thủ AMD đều sử dụng bộ nhớ dual-channel và triple-channel DDR3. Điều này dẫn đến việc các hãng chip nhớ trên toàn thế giới chuyển dần dây chuyền sản xuất của mình sang DDR3. Và điều tất yếu xảy ra khi lượng cung DDR3 tăng lên, còn DDR2 thì giảm xuống như vậy là giá RAM DDR2 sẽ tăng vọt còn giá RAM DDR3 thì giảm ầm ầm (điều này cũng tương tự như khi có sự chuyển đổi từ DDR sang DDR2 cách đây vài năm). Hiện nay thì giá các model RAM DDR2 đã có giá xấp xỉ với DDR3 và khi mà nguồn cung chip nhớ DDR2 ngày càng giảm mạnh.

    Và với cái tình cảnh giá cả mỗi thanh RAM DDR2 2GB cho Desktop có giá xấp xỉ 1000k như bây giờ thì chắc hẳn trong số bạn đọc ở đây nhiều người cũng đã từng khóc thầm như tôi vì đã không kịp nâng cấp dung lượng RAM lên 4GB sớm hơn (cách đây khoảng một năm thì với số tiền 1000k đó bạn có thể mua được 2 thanh RAM như thế).

    Nhưng tôi nghĩ có lẽ bạn cũng chẳng nên buồn lâu bởi thay vì nâng cấp dung lượng RAM DDR2 cách đây 1 năm thì trong thời gian đó bạn có thể tích góp tiền để thay cả hệ thống, và tất nhiên hệ thông mới sẽ phải xứng đáng với cái 1 năm chờ đợi đó với RAM DDR3.

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu RAM với mẫu mã đa dạng dẫn đến việc lựa chọn cho hệ thống của mình một kit RAM phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng cũng gây khá nhiều băn khoăn.

    Và để giúp bạn có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn khi lựa chọn RAM, trong bài viết sau đây tôi xin chia sẻ những trải nghiệm của mình về sản phẩm RAM KINGMAX™ DDR3 1600MHz 2GB (CL9).


    Đôi nét về nhà sản xuất Kingmax

    [​IMG]
    Kingmax vốn đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ rất lâu và cũng rất nổi tiếng với các sản phẩm có chất lượng cao. Trong nước cũng đã có khá nhiều hãng sản xuất sử dụng chữ “King” như Kingston, Kingbox, Kingtiger … tuy nhiên có lẽ trong số đó khó có hãng nào vượt qua được Kingmax về mặt thương hiệu. Trước đây Kingmax thường được gắn cái mác “đắt”, nhưng với cái giá như hiện nay thì có thể nói RAM Kingmax đã dễ mua hơn rất nhiều.

    Gần đây, với việc thay đổi mẫu mã tản nhiệt, nhà xản xuất Kingmax đã mang đến cho sản phẩm của mình một diện mạo hoàn toàn mới.Các dòng sản phẩm RAM DDR3 cho Desktop hiện có mặt trên thị trường bao gồm:

    KINGMAX™ DDR3 1333Mhz – CL9

    [​IMG]

    Dòng sản phẩm cấp thấp nhất của Kingmax, không được trang bị tản nhiệt.



    KINGMAX™ DDR3 1600Mhz – CL9 (9-9-9-28)

    [​IMG]

    Đây là dòng sản phẩm mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn trong bài review này. Sản phẩm có mức giá khá dễ chịu –1,170,590 VND cho một thanh RAM DDR3 2GB. Theo tôi thì đây là một cái giá khá dễ chịu cho một thanh RAM DDR3 2GB bus 1600MHz có tản nhiệt trong khi các sản phẩm tương tự đến từ các hãng cạnh tranh đều có giá từ 1,250,000 VND trở lên.



    KINGMAX™ DDR3 2000Mhz – CL9

    [​IMG]

    Được trang bị tản nhiệt tương tự như dòng 1600MHz nhưng có mức xung cao hơn.



    KINGMAX™ DDR3 2200Mhz – CL10 (Hercules series TOP O.C)

    [​IMG]

    Đây là dòng RAM cao cấp nhất của Kingmax hiện nay, chuyên dành cho Gaming và ép xung hạng nặng với mức xung lên tới 2200MHz và chế độ bảo hành Lifetime.


    ---------- Bài thêm lúc 09:21 ---------- Bài trước là lúc 09:19 ----------

    Hình ảnh sản phẩm
    Vì một số lí do như: không biết chụp ảnh, nhà không có DSLR, lại lười đi mượn nên chỉ có thể chụp một vài bức ảnh thực tế về sản phẩm (mình chụp rất xấu).



    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]



    Theo nhận xét của một vài người bạn của tôi thì sự thay đổi về kiểu dáng tản nhiệt của Kingmax là rất đáng giá. Đầu tiên là về màu sắc, tản nhiệt mới có màu xanh dương (với các kit 1600MHz và 2000MHz) và đen tuyền (với các kit Hercules 2200Mhz) nhìn khá đẹp. Sản phẩm KINGMAX™ DDR3 1600Mhz được đề cập trong bài có heatsink màu xanh mang lại cảm giác mát mẻ. Về chất lượng của tản nhiệt mới, heatsink màu đen của kit RAM Hercules thì tôi chưa có điều kiện nhìn tận mắt tuy nhiên heatsink màu xanh dương của Kingmax thì rất dày, cầm cảm giác rất nặng. Độ dày kim loại tiếp xúc với các chip nhớ ở mỗi bên mặt RAM vào khoảng gần 2mm. Tôi đã cầm thử một thanh RAM này và một thanh RAM có tản nhiệt của hãng khác trên hai tay thì thấy thanh RAM Kingmax nặng hơn hẳn (có thể nói là nặng gấp 2 lần). Không chỉ thế, các lá tản nhiệt phía trên được thiết kế xẻ rãnh rất nhiều, làm cho bề mặt tiếp xúc với không khí tăng lên khá nhiều so với phiên bản heatsink cũ. Hai yếu tố này, theo tôi, làm tăng hiệu năng tản nhiệt khá nhiều.


    Tuy nhiên, theo ý kiến của cá nhân tôi, tôi thích vẻ đẹp đơn giản của thiết kế cũ hơn, và tôi cũng không thích màu xanh dương này lắm. Mặc dù thiết kế cũ có một điểm yếu là chiều cao của thanh RAM sẽ khiến bạn gặp rất nhiều khó khăn khi gắn một số tản nhiệt dạng Tower kích thước lớn cho CPU. Bản thân tôi cũng đã có nhiều lần gặp khó khăn khi setup hệ thống sử dụng các kit RAM có thiết kế tản nhiệt cao với HSF khổng lồ Noctua NH-D14. Nếu như bạn muốn lắp full các slot RAM với thiết kế heatsink cao cho hệ thống sử dụng các mainboard thông thường thì tôi tin chắc sẽ không thể lắp được NH-D14 cho CPU. Tôi nghĩ có lẽ Kingmax đã nhìn rõ yếu điểm này của thiết kế kiểu răng lược nên đã thay đổi cho phù hợp.


    ---------- Bài thêm lúc 09:15 ---------- Bài trước là lúc 09:21 ----------

    Cấu hình hệ thống
    • CPU: Intel Core i5 750 @ 4.2GHz
    • Mainboard: GIGABYTE GA P55 – UD4P
    RAM: 2x2GB KINGMAX™ DDR3 1600Mhz (CL9)
    • VGA: GIGABYTE™ GV N240D5-512I
    • SSD Intel 80GB
    • PSU: CoolerMaster 600W


    Benchmark và một chút về khả năng Overclock


    Trước khi đọc qua phần hiệu năng của sản phẩm, có 2 bài mà tôi nghĩ bạn nên xem qua để hiểu rõ hơn về các thông số của RAM cũng như các kết quả benchmark.
    • Thứ nhất là thread của thành viên emtraisieunhan trên vOzforums (ảnh die hết rồi thì phải). Đây là một trong những bài viết đầu tiên tôi đọc khi mới vào vOz và theo tôi nghĩ là một trong những bài viết có ích nhất.

    • Thứ hai là bài viết trên forum xtremesystems về cách tính CAS Latency của thành viên hiwa (công thức này thực ra là của massman). Công thức này sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về hiệu năng mà RAM đạt được tại các mức xung khác nhau, với các mức CAS khác nhau.
    [​IMG] hiwa
    as i know massman will prepare a good guide for that
    is a easy to calculate but need a formula [​IMG]

    i try to explain you with a simple formula with FIX mem freq and fix uncore (if u change uncore you have to caculate IMC latency with RTL )


    tCL = (CAS *2000)/ memory frequency
    in ns

    2200 6-9-6-24
    VS 2200 8-8-8-24


    SO 2200 6-9-6-24 calculation :


    6 X 2000 / 2200 = 5.45XX

    9 X 2000 / 2200 = 8.18XX
    6 X 2000 / 2200 = 5.45XX
    24 X 2000 / 2200 = 21.18
    then you calculate the addition of them = 5.45+ 8.18+ 5.45+ 21.18 = 40.89ns


    2200 8-8-8-24 :


    8 X 2000 / 2200 = 7.27

    8 X 2000 / 2200 = 7.27
    8 X 2000 / 2200 = 7.27
    24 X 2000 / 2200 = 21.18

    7.27+ 7.27+ 7.27+ 21.18 =
    42.99ns

    so with same
    uncore the 2200 6-9-6-24 is faster than 2200 8-8-8-24





    Các phần mềm benchmark:
    • EVEREST Cache and Memory benchmark
    • SuperPi 32M
    • Hexus piFast
    • wPrime 1024M
    Chắc sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao tôi không sử dụng các phần mềm test stable khi Overclock (như LinX). Tôi cũng xin trả lời luôn là thói quen của tôi là không bao giờ sử dụng các phần mềm stress cả hệ thống (Prime95, Orthos, LinX, … ). Vì một là tôi lười, rất ngại phải ngồi đợi kết quả stable (mà theo nhiều bạn nói thì phải stress hệ thống 6h liền mới chắc chắn được); hai là tôi nghĩ stress như thế cũng chưa chắc đã stable 100%; thứ ba là stress như vậy vừa nóng vừa tốn điện mà dùng bình thường (lướt web, nghe nhạc, xem HD, chơi game, … ) thì hệ thống cũng chả bao giờ phải full-load đến mức độ đó. Quan điểm của cá nhân tôi là Overclock lên để làm gì thì test stable bằng cái đó (tôi thì thường test bằng SuperPi 32M và một số game nặng). Vì thế sẽ không có bất cứ một kết quả nào gọi là stable ở các mức Overclock mà tôi đưa ra.


    Các mức Overclock bao gồm:
    • 1600MHz – CAS 9-9-9-28 – 1.5v
    • 1600MHz – CAS 7-9-7-24 – 1.5v
    • 2000MHz – CAS 7-9-7-24 – 1.7v
    • 2100MHz – CAS 9-11-9-31 – 1.7v
    Ở đây có một chú ý nhỏ, hệ thống mà tôi sử dụng là nền tảng Intel P55 nên chỉ có bộ chia RAM tối đa là 10.0 trong khi mức BCLK tối đa mà CPU Intel Core i5 750 tôi sử dụng đạt được chỉ vào khoảng 210-215MHz. Điều này dẫn đến việc rất khó có thể test chính xác giới hạn Overclock của kit RAM này do đó các mức Overclock tôi đưa ra chỉ mang tính tham khảo. Ngoài ra thì các thông số về CAS Latency vẫn chưa được tinh chỉnh hoàn toàn (tRAS và tRFC của mức CAS 9 còn cao).


    ---------- Bài thêm lúc 09:22 ---------- Bài trước là lúc 09:15 ----------

    Các kết quả benchmark



    • 1600MHz – CAS 9-9-9-28

      Everest Memory Benchmark

      [​IMG]

      SuperPi 32M

      [​IMG]

      Hexus piFast

      [​IMG]

      wPrime 1024M

      [​IMG]
    • 1600MHz – CAS 7-9-7-24

      Everest Memory Benchmark

      [​IMG]

      SuperPi 32M

      [​IMG]

      Hexus piFast
      [​IMG]

      wPrime 1024M

      [​IMG]
    • 2000MHz – CAS 7-9-7-24

      Everest Memory Benchmark

      [​IMG]

      SuperPi 32M

      [​IMG]

      Hexus piFast

      [​IMG]

      wPrime 1024M

      [​IMG]
    • 2100MHz – CAS 9-11-9-31

      Everest Memory Benchmark

      [​IMG]

      SuperPi 32M

      [​IMG]
      Hexus piFast

      [​IMG]

      wPrime 1024M


      [​IMG]


    Bảng tổng kết

    [​IMG]

    Nhìn vào kết quả benchmark của 2 mức 2000MHz(CL7)2100Mhz(CL9) thì bạn sẽ thấy hiệu năng của mức 2000MHz(CL7) cao hơn chút ít. Nếu bạn đã đọc công thức tôi post ở trên thì bạn sẽ hiểu vì sao có sự chênh lệch này (ngoài ra thì uncore ở mức 2000MHz(CL7) cũng cao hơn).
    Riêng về benchmark wPrime 1024M, do kết quả của trình benchmark này hầu hết dựa vào CPU nên hiệu năng của RAM gần như không thể hiện được gì.


    Kết luận

    Với cá nhân tôi, khi đánh giá một sản phẩm (từ CPU, mainboard, RAM hay thậm chí cả VGA …) có ngon, có đáng tiền hay không thì tôi luôn nhìn vào cả hiệu năng và khả năng Overclock. Mức xung 2000MHz (CL7) mà sản phẩm này đạt được (thậm chí có thể là vượt qua nếu setup một hệ thống Intel X58) là một mức khá cao đối với một sản phẩm có mức giá trung bình như vậy. Đã có khá nhiều người cho rằng, thế hệ RAM 1600MHz cũ của Kingmax chạy trên CL7 còn thế hệ RAM 1600MHz mới thì chỉ có CL9 là một "cải lùi", tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Một điểm cộng rất đáng ghi nhận cho Kingmax khi mà sự thay đổi của hãng đã mang lại hiệu năng và khả năng Overclock tốt cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, cái giá mà nhà bán lẻ tại Việt Nam đưa ra cũng đang rất hấp dẫn, điển hình là sản phẩm KINGMAX™ DDR3 1600Mhz 2GB có giá chỉ 1,170,000 VND. Về mặt thẩm mỹ thì khó có thể nhận xét nhiều do quan điểm của mỗi người mỗi khác nên tôi sẽ không đưa ra nhận xét gì thêm, tuy nhiên phải công nhận thiết kế mới của heatsink cho diện tích tản nhiệt khá lớn và lại tránh được tình trạng cấn khi gắn HSF kích thước lớn cho CPU.

    Ưu điểm :
    • Hiệu năng cao, khả năng Overclock tốt.
    • Tản nhiệt hiệu quả, chiều cao vừa phải.
    • Giá tốt.
    • …

    Nhược điểm:
    • Màu xấu.
    • Thiết kế tản nhiệt không đẹp.
    • …

    Xin cảm ơn Công ty thương mại quốc tế Thủy Linh, nhà phân phối chính thức sản phẩm RAM Kingmax tại Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài review này. Chúc mừng sinh nhật lần thứ 10 của quý Công ty và xin chúc công ty ngày càng phát triển vững mạnh. Ngoài ra xin đặc biệt cảm ơn nhóm TLC_Testlab đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình làm review.

    Bài viết mang tính chủ quan khá cao do chủ yếu là đưa ra các quan điểm, nhận xét của cá nhân (toàn bài sử dụng rất nhiều từ tôi, không biết là bao nhiêu từ luôn). Có thể có những điểm chưa khách quan, chính xác, do đó rất mong sự góp ý, phê bình của mọi người để bài viết được phong phú hơn. Xin cảm ơn đã theo dõi.

     
    :

Chia sẻ trang này