HÃY CÙNG CHÚNG TÔI MANG CHĂN MÀN TỚI TRƯỜNG THCS CHIỀNG NƠI-SƠN LA

Thảo luận trong 'CLUB Đàn Ông' bắt đầu bởi SSEAPYVIETNAM, 24/3/12.

  1. SSEAPYVIETNAM

    SSEAPYVIETNAM New Member

    Bài viết:
    2
    [attach]35758.vB[/attach]

    Hoàn cảnh thiếu thốn của các em học sinh trường THCS Chiềng Nơi
    • 336 học sinh: 206 nam, 130 nữ - Độ tuổi từ lớp 6 tới lớp 9 trong đó có 200 em học sinh bán trú, cuối tuần mới về nhà xin gạo.
    • Nhà các em ở lại học bán trú tại trường thường là do nhà xa, và phải đi bộ vì đường rất xấu. Đường có nhiều dốc, đi xe đạp cũng không được.
    • Trường ở trung tâm xã, mỗi bản thì đều lên dựng một cái nhà nhỏ nhỏ để con em trong 1 bản vào ở chung.
    • Thời tiết hiện tại đang rất rét. Do điều kiện không có chăn màn nên các em ngủ rất rét và bị ho cả đêm từ lúc ngủ cho tới sáng. Ngoài ra trên đấy còn có rất nhiều muỗi nên càng khó ngủ hơn.
    • Điện lưới quốc gia đã đến trung tâm xã nhưng không kéo được đến trường mặc dù chỉ cách có 1km, nhà trường xuống xã hoặc đi xin điện bên ngoài nhưng không xin được. Trường cũng có 1 cái máy nổ cũ nhưng đã hỏng và có thể có sẵn dây diện.
    • Lịch học của các em: buổi sáng đi học, buổi chiều đi kiếm đồ cải thiện bữa ăn (rau, bẫy chuột trong rừng, bắt cá ở suối), buổi tối học không có điện, phải dùng đèn dầu (rất khói), tối cũng phải có đội tự vệ vì xung quanh có nhiều thanh niên hư hỏng phá quấy.
    • Chưa có đoàn từ thiện nào lên, chị Luyến từ khi về trường hay nghĩ tới học sinh nên mới hay đi xin ở các nơi. Chị Luyến đi xin được quần áo cũ ở các trường THCS khác về cho các em, mặc dù trông như rẻ lau nhưng các em vẫn thích. Đồ mới được xem là những thứ xa xỉ với các em.
    • Người dân sống tại các xã vùng 3 (vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn) phần lớn là người dân tộc thiểu số (Thái, H’Mông, Mán, Tày, Nùng, Khơ Mú…v..v..), họ có thu nhập thấp (khoảng 300.000 đồng/người/tháng), do đó mức sống của người dân rất thấp. Những nhu cầu thường ngày như nước sạch, gạo, quần áo ấm v..v..rất hạn chế, các phương tiện giải trí như đài, ti vi, điện thoại hầu như không có.
    • Các thầy cô giáo ở các trường này thường xuyên phải đến từng nhà vận động các em đi học. Một vấn đề lớn ở đây là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học. Sách vở, bút, mực..và các đồ dùng cho học bán trú khác như chăn, màn, giường, chiếu v..v.. phụ huynh học sinh phải tự chuẩn bị nhưng do điều kiện kinh tế không cho phép nên thực tế là các em học sinh đến lớp hầu như không có đủ sách giáo khoa, vở, bút, thước v..v.. Các em thậm chí phải cắt đôi từng chiếc bút chì để chia sẻ với nhau.
    • Một thực tế khác nữa là ở miền núi phía bắc thời tiết thường rất lạnh vào mùa đông (có thời điểm nhiệt độ xuống tới dưới 10*C), nhưng các em học sinh ở đây vẫn đi học với những bộ quần áo cũ, rách, không đủ ấm và thường không có giầy, dép, mũ, tất. Vào mùa đông các em thường xuyên đến lớp với tay, chân tím tái vì lạnh, các em ngủ trưa trên những chiếc giường tre tạm bợ không có chăn, gối, màn.
     
    :
  2. SSEAPYVIETNAM

    SSEAPYVIETNAM New Member

    Bài viết:
    2
    Thư từ các thành viên tham dự SSEAYP 38


    Là những thanh niên tham gia chương trình “Tàu thanh niên Đông Nam Á 2011” (SSEAYP 38), chúng tôi đã được sống những tháng ngày ngập tràn hạnh phúc và trải nghiệm trong vòng tay bè bạn và các gia đình nuôi trên khắp Nhật Bản và Đông Nam Á. Đối với mỗi thành viên, SSEAYP 38 thật sự là “chuyến đi cuộc đời”, là một hành trình ý nghĩa không thể nào quên. Niềm vinh dự có được tấm vé lên tàu đó xuất phát một phần từ nỗ lực phấn đấu của mỗi thành viên, nhưng cũng không thể phủ nhận được yếu tố may mắn. Chúng tôi may mắn vì đã được nuôi dưỡng trong một môi trường giáo dục tốt, được tiếp cận với tri thức nhân loại để mở mang hiểu biết và nắm bắt cơ hội. Hiểu được điều đó, chúng tôi càng cảm thấy bản thân cần phải có trách nhiệm sẻ chia với những số phận kém may mắn hơn mình.
    Tạo hóa đã không công bằng khi định đoạt số phận của mỗi người bởi nơi mà họ được sinh ra. Hằng đêm, chúng ta được ngủ trong chăn ấm nệm êm, trong những căn nhà vững chãi. Liệu chúng ta có biết được rằng có những số phận đang phải chống trả lại cái rét mướt vùng cao trong những căn nhà tạm bợ, trong cơn ho suốt đêm, không chăn ấm, không màn che? Khi chúng ta diện một bộ quần áo đẹp, chúng ta có biết rằng ở đâu đó với các em nhỏ thì quần áo mới lại là một món đồ xa xỉ? Đó mới chỉ là một góc thường ngày trong cuộc sống của những em học sinh trường THCS Chiềng Nơi – một trường thuộc xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, nơi mà chưa một đoàn từ thiện nào từng đặt chân tới.

    Hiểu về hoàn cảnh của các em học sinh tại Chiềng Nơi, chúng tôi mong muốn thực sự làm một việc gì đó nhỏ bé để cổ vũ cho tinh thần hiếu học của các em. Qua trao đổi sâu hơn với chị Luyến, hiện tại nhu cầu cấp thiết nhất đối với các em là chăn và màn. Hiện tại có 200 em đang ở bán trú tại trường, chúng tôi dự định sẽ thu thập đủ 200 chăn và 200 màn để giúp đỡ các em.

    Toàn bộ số chăn màn quyên góp được sẽ phải hoàn thành trong tháng 3 để gửi lên cho các em trước tháng 4 (Sau tháng 4 là mùa mưa, đường vào Chiềng Nơi sẽ rất xấu gây khó khăn cho việc vận chuyển).
    Chúng tôi nhận quyên góp bằng Tiền và hiện vật:
    + Tiền: Số tiền tối thiểu có thể tham gia đóng góp cho dự án này là 10,000 VNĐ. Toàn bộ số tiền quyên góp sẽ được sử dụng để mua chăn và màn (với mức giá dự tính mua tại Sơn La sẽ là 100,000 VNĐ/chăn bông ấm và 50,000 VNĐ/màn đơn)
    + Hiện vật: Chăn (chăn mỏng hoặc vỏ chăn) và màn đều đang còn trong điều kiện có thể sử dụng được. (chúng tôi không nhận chăn dầy hoặc chăn bông vì việc vận chuyển lên Sơn La sẽ gặp nhiều khó khăn và cần chi phí khá lớn). Bên cạnh chăn màn, chúng tôi cũng nhận các đóng góp khác như quần áo cho học sinh cấp 2 hay sách vở, truyện tranh.
    Phương châm của hoạt động: Trực tiếp, minh bạch, tự nguyện
    + Trực tiếp: 100% số tiền và hiện vật (chăn, màn) quyên góp được qua dự án này sẽ được chúng tôi mang tới tận tay thầy và trò tại trường THCS Chiềng Nơi.
    + Minh bạch: Danh sách các cá nhân đóng góp, các khoản đóng góp sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật trên website. Những cá nhân tham gia đóng góp sẽ nhận được những bức ảnh chụp các em bên chăn màn mới, kèm với lời cảm ơn của các em.
    + Tự nguyện: Tất cả các đóng góp đều được dựa trên sự tự nguyện. Mỗi người có thể đóng góp cho dự án phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và kinh tế của mỗi người.

    Thời gian dự kiến:
    Ngày 09/03 - 30/03: Thời gian thu nhận các quyên góp từ khắp mọi miền tổ quốc
    Ngày 30/03 - 05/04: Đóng gói, phân loại và sắp xếp để chuẩn bị cho chuyến đi Sơn La.
    Ngày 07, 08 tháng 04 (thứ 7, chủ nhật): Đại diện của nhóm thành viên SSEAYP 38 và các bạn tình nguyện viên sẽ mang đồ quyên góp được tới với các em.

    Bạn có thể gửi các đóng góp cho chúng tôi dưới các hình thức:

    - Chuyển khoản ngân hàng: (ghi rõ nội dung: ung ho tu thien Chieng Noi) Có thể gửi cho chúng tôi vào 1 trong 3 tài khoản Ngân hàng sau:
    1. Ngân hàng Incombank:

    Chủ tài khoản: Phạm Thị Ngọc Quỳnh (Số di động: 0986 589 438)
    Số tài khoản: 711*28980341 Chi nhánh Tô Hiệu, thành phố Hải Phòng
    2. Ngân hàng Agribank:

    Chủ tài khoản: Phạm Thị Ngọc Quỳnh (Số di động: 0986 589 438)
    Số tài khoản: 3100215016694 Chi nhánh Từ Liêm, Hà Nội
    3. Ngân hàng Vietcombank:

    Chủ tài khoản: Vũ Tuấn Anh (Số di động: 0912 970 987)
    Số TK VCB: 0251002114336 Chi nhánh Thành Công, Hà Nội

    - Chuyển hiện vật cho chúng tôi tại một trong các địa chỉ sau:
    * Nhà A1 - Trường ĐHSP Hà Nội - Số 136 - Xuân Thủy - Quận Cầu Giấy - Hà Nội - Liên hệ: Quỳnh: 0986 589 438
    * Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân - Số 207 - Đường Giải Phóng - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội - Liên hệ: Tuấn Anh: 0932 357 789
    * Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam - Số 200 - Phố Nguyễn Sơn - Quận Long Biên - hà Nội - Liên hệ: Tú: 0915 02 8887
    - Hoặc đăng ký để chúng tôi tới tận nơi để nhận các đóng góp của các bạn vào mỗi thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần.

    Số điện thoại đăng ký đóng góp: 090 490 72 52 (gặp Đức), 0986 589 438 (gặp Quỳnh).
    - Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào, các bạn có thể liên hệ:
    Đức: 090 490 72 52 (phụ trách đầu mối kêu gọi quyên góp tại Hà Nội)
    Quỳnh: 0986 589 438
    Chị Hương: 0919 520 468 (phụ trách đầu mối hỗ trợ đoàn tại Sơn La)
    Chị Luyến - Trường THCS Chiềng Nơi: 0973 159 095
     

Chia sẻ trang này