Hội thảo Đổi mới Phương pháp Dạy và Học trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Thảo luận trong 'Thông tin tuyển dụng & tìm việc' bắt đầu bởi oanhoanh2211, 26/10/19.

  1. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Hội thảo Đổi mới Phương pháp Dạy và Học trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

    Sáng ngày 23/10/2019, Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo Đổi mới phương pháp dạy và học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tại số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Tham dự có đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Luật và khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn của Đại học Duy Tân cùng những người quan tâm.


    Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Tấn Thắng - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân cho biết: “Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 ra đời đã tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ trên rất nhiều lĩnh vực trong đời sống và các ngành nghề. Để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn của thời đại mới, đội ngũ giảng viên cũng cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với những yêu cầu mới. Hi vọng những tham luận, ý kiến của các giảng viên và sinh viên khoa Luật và khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Duy Tân đưa ra trong Hội thảo hôm nay sẽ góp phần mang đến những giải pháp tối ưu nhất nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng công nghệ 4.0.”


    [​IMG]

    PGS.TS. Trịnh Quốc Toản đến từ khoa Luật của Đại học Duy Tân chia sẻ một số vấn đề về

    đổi mới phương pháp dạy - học đại học dưới ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0


    Tại Hội thảo, nhiều tham luận của các giảng viên và sinh viên được quan tâm lắng nghe và thảo luận sôi nổi như: một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy - học đại học dưới ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0, Cách tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần Luật Hành chính tại khoa Luật của Đại học Duy Tân, Văn hóa học tập - Sáng tạo và Đổi mới,...


    Theo đó, những người tham dự Hội thảo đều thống nhất ý kiến quá trình dạy và học trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 không chỉ “đóng khung” trong phòng học, phòng thực hành mà cần tích cực liên kết với thị trường lao động, doanh nghiệp để nắm bắt những yêu cầu mới của nhà tuyển dụng đồng thời sử dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để tìm kiếm, xử lý thông tin, phát huy tối đa tiềm năng của người học. Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm qua internet, nguồn thư viện điện tử, tài nguyên mở, giáo dục trực tuyến, thông tin có chọn lọc từ mạng xã hội,... cũng góp phần hỗ trợ người học có khả năng chủ động khai thác và lĩnh hội những nội dung liên quan đến bài học.


    [​IMG]

    Đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Luật và khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn

    của Đại học Duy Tân tham dự Hội thảo


    Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại Hội thảo cũng cho rằng, dù khoa học công nghệ có đổi mới mạnh mẽ đến đâu thì người dạy vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ tương tác và đồng hành với người học trên hành trình lĩnh hội kiến thức. Như vậy, quá trình giảng dạy không nên diễn ra thụ động mà cần chú trọng phát triển năng lực tự học, tự tìm tòi và tư duy sáng tạo cho người học thông qua những hình thức cụ thể như: nêu tình huống, đặt vấn đề, thảo luận, báo cáo, dạy học theo dự án,...


    Hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy và học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” là cơ hội để giảng viên và sinh viên Đại học Duy Tân cùng nhìn nhận một cách sâu sắc về thuận lợi và thách thức để nâng cao năng lực cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nguồn nhân lực chất lượng.


    (Truyền Thông)

    https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4630&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
     
    :
  2. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Sinh viên Duy Tân giành giải Á quân tại Hội nghị Sinh viên ASEAN - YMAC 2019

    Tại Hội nghị Sinh viên ASEAN (Youth Model ASEAN Conference - YMAC 2019), sinh viên của Đại học Duy Tân đã xuất sắc giành được giải Á quân.

    Mang đến Hội nghị Sinh viên ASEAN (Youth Model ASEAN Conference - YMAC 2019) đề tài chất lượng và thực sự hữu ích trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, sinh viên Nguyễn Ngọc Lê Trâm đến từ Trường Đại học (ĐH) Duy Tân cùng các thành viên trong nhóm đã xuất sắc vượt qua nhiều đội thi đến từ các quốc gia trong khu vực ASEAN và Trung Quốc để giành về giải thưởng danh giá Á quân.

    Không chỉ tự tin với phông kiến thức rộng, khả năng phản biện thuyết phục, lưu loát, sinh viên Duy Tân còn gây ấn tượng mạnh tại Hội nghị bởi ý thức của người trẻ trong việc nâng cao trách nhiệm xây dựng và kết nối cộng đồng.

    [​IMG]

    Lê Trâm (áo dài) thuyết trình đề tài và trả lời phản biện trước Hội đồng Giám khảo


    Được tổ chức thường niên, Hội nghị YMAC mỗi năm đều thu hút đông đảo sinh viên tham gia với số lượng năm sau luôn cao hơn so với năm trước. YMAC 2019 thu hút nhiều sinh viên ngay từ những ngày đầu tổ chức khi chủ đề Hội nghị đưa ra là “Chung tay vì sự phát triển bền vững”. Đây là một chủ đề đang thực sự nóng và luôn được tranh luận tại nhiều các diễn đàn lớn ở khắp các quốc gia. Để đến với Hội nghị YMAC 2019, các bạn sinh viên phải trải qua Vòng thi Viết bài luận nhằm kiểm tra kiến thức và trình độ ngoại ngữ. Ngay từ vòng đầu tiên này, trong số các trường đại học của Việt Nam tham dự thì chỉ có duy nhất sinh viên Trường ĐH Duy Tân được lựa chọn và đã trở thành đại diện của Việt Nam tham dự YMAC 2019, diễn ra từ ngày 29.9 đến 2.10.2019 tại Trường Bách khoa Singapore. Các thí sinh đến từ các quốc gia đều được Hội nghị tài trợ miễn phí các chi phí vé máy bay, ăn, ở, đi lại trong suốt quá trình tham dự.

    100 sinh viên vượt qua Vòng thi Viết bài luận đến từ các nước gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Trung Quốc đã cùng nhau thảo luận, làm sáng tỏ những vấn đề nóng trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trường,… đồng thời, đưa ra các giải pháp, sáng kiến để góp phần giải quyết các vấn đề trên. Ngay tại Hội nghị, 100 sinh viên được chia thành 20 nhóm nhỏ để tham gia vào cuộc thi tranh luận, phản biện về 4 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030 dành cho các nước ASEAN, bao gồm:

    • Giảm Bất bình đẳng

    • Tiêu dùng và Sản xuất có trách nhiệm

    • Giáo dục chất lượng

    • Khỏe mạnh và Hạnh phúc

    Với khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát, sinh viên Nguyễn Ngọc Lê Trâm của ĐH Duy Tân đã rất thuận lợi trong việc giao tiếp, thảo luận và cùng các bạn trong nhóm để triển khai đề tài: "Các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng và chất lượng giáo viên cho đất nước Campuchia" thuộc mục tiêu Giáo dục chất lượng.

    Trong quá trình tìm hiểu về tình hình giáo dục ở Campuchia, cả nhóm nhận thấy yêu cầu cấp bách trong việc phải nâng cao chất lượng giáo dục ở Siem Riep nói riêng và Campuchia nói chung. Cả nhóm đã huy động các học giả, giáo viên nghỉ hưu, các tình nguyện viên trong khối ASEAN đi thực tế ở Campuchia. Trên cơ sở đó, các giáo viên sẽ thiết kế nội dung bài giảng cho dự án thông qua việc xây dựng hệ thống website với các bài giảng trực tuyến. Để làm được điều đó, nhóm đã xây dựng kế hoạch quảng bá để huy động tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ ở các nước trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia,... cũng như từ các doanh nghiệp, các mạnh thường quân.

    [​IMG]

    Lê Trâm (thứ 2 từ phải sang) cùng nhóm thi nhận giải Á quân tại YMAC 2019



    Đề tài "Các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng và chất lượng giáo viên cho đất nước Campuchia" đã được Hội đồng Giám khảo đánh giá cao bởi tính sáng tạo và khả thi, có thể đưa vào áp dụng để cải thiện chất lượng giáo dục ở đất nước Campuchia. Trên cơ sở đó, Hội đồng Giám khảo đã trao giải Á quân cho Lê Trâm cùng nhóm dự thi tại YMAC 2019 - Trong 20 nhóm dự thi, chỉ có 2 nhóm được trao giải Quán quân và Á quân.

    Là người đảm nhận nhiệm vụ thuyết trình và phản biện cho cả nhóm về đề tài này, Lê Trâm chia sẻ: “Việc cải thiện chất lượng giảng dạy là điều hết sức quan trọng, không chỉ ở Campuchia mà còn ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đây thực sự là chìa khóa để nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên, hỗ trợ đào tạo ra các thế hệ học sinh giỏi toàn diện góp phần thúc đẩy giáo dục ở Campuchia phát triển hơn nữa. Dự án này quan trọng và vô cùng ý nghĩa bởi sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách và tạo ra sự đồng đều trong giáo dục giữa các nước ASEAN.

    Ban đầu, chúng em khá lo lắng bởi đây là một dự án lớn với các mối quan hệ rộng, đòi hỏi sự năng động, nhạy bén và khả năng giao tiếp tốt để có thể kêu gọi sự hỗ trợ của các giáo viên và các tổ chức tài trợ. Tuy nhiên, khi các bạn sinh viên ở nhiều quốc gia đều nhiệt tình, nắm chặt tay nhau cùng chung lòng, góp sức vì một xã hội tốt đẹp hơn thì chúng em tự tin lên hẳn. Sinh viên Duy Tân luôn thực hiện rất tốt các đề tài của mình khi đến với YMAC. Điều đó bắt nguồn từ quá trình học tập nghiêm túc tại ĐH Duy Tân, được tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa để nâng cao trình độ tiếng Anh trong các cuộc thi hay qua những hoạt động xã hội có nhiều hiểu biết về cuộc sống. Em thực sự cám ơn ĐH Duy Tân đã mang đến một cơ hội tuyệt vời, để em được giao lưu, học hỏi với bạn bè quốc tế, và tự hào trước những đóng góp của bản thân vì một xã hội tốt đẹp hơn.”

    [​IMG]

    Thầy Bùi Đức Anh (thứ 5 từ trái sang) trực tiếp dẫn đoàn SV ĐH Duy Tân nhận hoa chúc mừng khi về đến sân bay Đà Nẵng


    Trực tiếp dẫn đoàn sinh viên ĐH Duy Tân tham dự hội nghị và tranh tài tại YMAC 2019, thầy Bùi Đức Anh - Trưởng các Chương trình Tài năng, kiêm chủ nhiệm Câu lạc bộ Tranh luận tại ĐH Duy Tân chia sẻ: “Là một cuộc tranh tài nhưng các bạn sinh viên đến từ nhiều nước đã không đặt nặng vấn đề cạnh tranh mà là cùng nhau tìm ra các giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn tại thuộc nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Đó là điều thực sự mới mẻ bởi sinh viên các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc đã nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân cũng như sự chung tay của cộng đồng sẽ làm nên những điều kỳ diệu cho Trái đất. Sinh viên Duy Tân tham dự sân chơi này với một tâm thế tự tin, tích cực và nền tảng kiến thức vững chắc cùng khả năng hùng biện rất tốt bằng tiếng Anh".

    https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-...i-nghi-sinh-vien-asean-ymac-2019-1135991.html
     

Chia sẻ trang này