Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truyền qua Động vật Châu Á”

Thảo luận trong 'Thông tin tuyển dụng & tìm việc' bắt đầu bởi oanhoanh2211, 25/11/19.

  1. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truyền qua Động vật Châu Á”

    Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/11/2019 tại Đại học Duy Tân, Hội thảo Quốc tế lần thứ 19 chủ đề “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truyền qua động vật Châu Á” (RNAS+) chính là diễn đàn để các nhà khoa học đến từ nhiều nước trong khu vực Châu Á báo cáo các kết quả nghiên cứu, cùng chia sẻ thông tin và trao đổi nhiều vấn đề về chuyên môn.


    [​IMG]

    Đại diện Ban Tổ chức điều hành Hội thảo


    Chính thức hoạt động từ năm 1998, “Mạng lưới Các bệnh Sán máng và những bệnh giun sán khác truyền qua động vật Châu Á” (RNAS+) - (The Regional Network for Asian Schistosomiasis and other Helminth Zoonose) hiện có 10 nước thành viên gồm: Trung Quốc, Philippines, Lào, Cambodia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Mạng lưới được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh việc giao lưu cũng như hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học và giám sát bệnh Sán máng. Kể từ năm 2005 trở đi, mạng lưới đã mở rộng sang các các bệnh khác như bệnh ấu trùng sán dây lợn, bệnh sán lá gan nhỏ/bệnh Opisthorchis do sán lá ký sinh opisthorchis trong các ống dẫn mật và các bệnh giun sán ký sinh lây truyền qua động vật trong khu vực.


    Thực hiện Kế hoạch hoạt động hàng năm 2019, Mạng lưới RNAS+ phối hợp với Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ 19 với sự tham gia của hơn 30 đại biểu đến từ các nước trong khu vực và 15 đại biểu của Việt Nam. Các phiên chuyên đề của Hội thảo tập trung vào các vấn đề như:


    • Cập nhật hoạt động của mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh giun sán khác truyền qua động vật ở Châu Á;


    • Đánh giá thực trạng bệnh sán máng và các bệnh giun sán khác tại các nước thành viên của mạng lưới;


    • Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phòng, chống bệnh giun sán;


    • Và, đặc biệt là chương trình Tập huấn về chẩn đoán và giám sát các bệnh lý về giun sán, sốt rét,... được tổ chức trong khuôn khổ của Hội thảo.


    [​IMG]

    Tập huấn chẩn đoán và kiểm soát các bệnh Ký sinh trùng trong khuôn khổ Hội thảo


    Phát biểu tại Lễ Khai mạc Hội thảo, TS. BS. Somphou Sayasone - Chủ tịch Mạng lưới RNAS+ cho biết: “Hội thảo Quốc tế được Mạng lưới RNAS+ tổ chức thường niên ở các nước thành viên để các nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi những kết quả nghiên cứu và câp nhật kết quả đạt được từ các hoạt động giám sát cũng như kiểm soát giun sán để có thể áp dụng vào thực tế, giúp xóa bỏ các bệnh này trong tương lai. Trong khuôn khổ của Hội thảo năm nay sẽ có thêm chương trình tập huấn cho các nhà nghiên cứu trẻ về những chủ đề khác nhau như kỹ thuật chẩn đoán, hệ thống thông tin địa lý, cách viết bản thảo,... và nhất là tập huấn về kỹ thuật để chẩn đoán về bệnh sán máng, bệnh sốt rét. Tham gia các buổi tập huấn sẽ giúp cho các nhà khoa học trẻ có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa các hoạt động giám sát và kiểm soát. Qua đây, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Đại học Duy Tân đã nhiệt tình hỗ trợ, phối hợp tổ chức Hội thảo và cám ơn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã chủ trì Lễ Khai mạc để Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp.”


    Xuyên suốt 2 ngày diễn ra Hội thảo, đại biểu đến từ các nước trong khu vực Châu Á đã báo cáo về tình hình các căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên như: bệnh nhiễm trùng giun sán qua đất, bệnh giun chỉ bạch tuyết , bệnh sán máng, bệnh sán lá gan nhỏ (hay còn gọi là bệnh sán lá gan Đông Nam Á), bệnh ghẻ cóc, bệnh phong, bệnh sán lá gan lớn, bệnh sán dây, bệnh giun Toxocara hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo ở người,... Kèm theo đó là thực trạng nhiễm bệnh ở từng quốc gia trong những năm qua, những hoạt động kiểm soát bệnh, các kết quả đạt được và đưa ra những khó khăn thách thức cùng kế hoạch hành động cho giai đoạn 2020 - 2025.


    Nhiều báo cáo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các đại biểu tham dự Hội thảo, tiêu biểu có thể kể đến như:


    • Báo cáo về “Tình trạng hiện tại về việc xóa bỏ bệnh sán máng ở khu vực Caribbean” của TS. Arve Lee Willingham,


    • Báo cáo về “Những chẩn đoán miễn dịch mới trong các căn bệnh ký sinh trùng” của TS. Deng Wangping,


    • Báo cáo về “Thông tin chính xác về vật chủ trung gian đầu tiên của loài sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis” của TS. Nguyễn Mạnh Hùng,


    • Báo cáo “Dự đoán về môi trường sống của ốc sên Oncomelania hupensis quadrasi and nhận dạng những khu vưc đầy rủi ro đối với ký sinh trùng schistosomiasis japonica ở các xã địa phương và lân cận của Gonzaga, Cagayyan và Philippines: những kết quả ban đầu” của TS. Daria L.Manalo,


    • Báo cáo về “Nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium knowlesi từ khỉ sang người ở vùng biên giới Việt Nam - Lào” của TS. BS. Hoàng Hà (Đại học Duy Tân),…


    Nghiên cứu của TS. BS. Hoàng Hà là một trong những nghiên cứu được chú ý tại Hội thảo khi làm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh Sốt rét biên giới vùng Mekong mở rộng ở Đông Nam Á - một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của người dân tộc thiểu số ở khu vực này. Theo nghiên cứu của TS. BS. Hoàng Hà, nguyên nhân ban đầu được xác định là do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax và gần đây nhất TS. BS. Hoàng Hà đã xác định thêm được một nguyên nhân nữa là do một loại ký sinh trùng động vật - Plasmodium knowlesi ở một số quốc gia trong khu vực. Sự tồn tại của ký sinh trùng này là một thách thức đối với các chương trình phòng chống sốt rét, vì ký sinh trùng lây bệnh này tồn tại trong cơ thể của những con khỉ Macaca trú ngụ trong rừng. Kết quả nghiên cứu của TS. BS. Hoàng Hà đã chỉ ra được: 9 trường hợp ký sinh trùng sốt rét P. knowlesi được phát hiện bằng PCR trong các mẫu máu từ khu vực phía Lào và 3 trường hợp từ khu vực phía Việt Nam. Như vậy, ký sinh trùng P. Knowlesi đđược truyền từ cả hai bên biên giới Việt Nam và Lào. Thế nên, cả hai quốc gia cần tiếp tục giám sát mức độ và sự lan truyền của ký sinh trùng P. Knowlesi ở cả 2 bên biên giới đồng thời cần có các chương trình phòng chống sốt rét ở cả 2 nước.


    (Truyền Thông)

    https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4654&pid=2066&page=0&lang=vi-VN
     
    :
  2. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Nhóm Nghiên cứu AI của ĐH Duy Tân chế tạo Robot phục vụ

    Nhóm nghiên cứu AI của Phòng Nghiên cứu Điện - Điện tử với doanh nghiệp và Trung tâm CSE thuộc Đại học (ĐH) Duy Tân đã bắt tay vào chế tạo và thử nghiệm thành công chú Robot phục vụ thông minh đầu tiên.

    Trong bối cảnh tự động hóa, học máy và trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì việc chế tạo thành công những chú robot thông minh có khả năng thay thế con người đảm trách nhiều vị trí công việc trong trường học, bệnh viện, khách sạn, sân bay, siêu thị... luôn thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội. Sau một thời gian học tập, trải nghiệm và trao đổi công nghệ sản xuất robot tại ĐH Bang Nevada ở Las Vegas (UNLV), Mỹ, nhóm nghiên cứu AI của Phòng Nghiên cứu Điện-Điện tử với Doanh nghiệp và Trung tâm CSE thuộc ĐH Duy Tân đã bắt tay vào chế tạo, và thử nghiệm thành công chú Robot phục vụ thông minh đầu tiên, có khả năng dẫn đường cho khách tham quan trường bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, cũng như phục vụ trong các hàng quán dựa trên những nguồn lực sẵn có tại trường.

    Đến Mỹ để tìm hiểu công nghệ chế tạo robot

    Nhóm nghiên cứu sản phẩm Robot phục vụ thông minh của ĐH Duy Tân, bao gồm các nghiên cứu viên đã dành nhiều thời gian tìm hiểu và sản xuất robot cùng các em sinh viên có đam mê với lĩnh vực này. Trong số đó, có thầy Phạm Quyền Anh đã có kinh nghiệm 8 năm trong việc chế tạo robot. Thầy Quyền Anh đã từng hướng dẫn sinh viên Duy Tân tham gia và giành giải Robot bằng tay xuất sắc và Robot tự động xuất sắc nhất năm 2013 cùng giải Ba và giải Phong cách tại Cuộc thi Sáng tạo robot Việt Nam năm 2014. Bên cạnh đó là sự góp sức của thầy Trần Lê Thăng Đồng và Nguyễn Duy Hòa, những người đã chế tạo thành công nhiều sản phẩm được đưa vào sử dụng trong thực tế như:

    • Máy cấp phiếu giữ xe cầm tay,

    • Máy in 2 trong 1,

    • Máy giặt sấy tự động,...

    Các em sinh viên: Nguyễn Anh Quốc Huy, Trương Hoàng Trung, Trần Khánh Linh, và Nguyễn Anh Khải Hoàn đều là các sinh viên năm 2 và 3 của các khoa Điện-Điện tử, Du lịch, Quản trị kinh doanh với niềm đam mê và nhiều thời gian công sức đã dành cho việc nghiên cứu phát triển robot.

    [​IMG]


    Sản phẩm Robot phục vụ thông minh của DTU


    Trước khi triển khai chế tạo Robot thông minh phục vụ nhà hàng, khách sạn, nhóm nghiên cứu đã được đến ĐH Nevada (Las Vegas, Mỹ) để trao đổi và nghiên cứu về robot. Thầy Phạm Quyền Anh - Phòng Nghiên cứu Điện-Điện tử với Doanh nghiệp cho biết: “ Đó là một cơ hội thực sự giá trị để tìm hiểu về quá trình nghiên cứu, sản xuất robot ở một đất nước phát triển. Tại đây, nhóm nghiên cứu đã được tiếp cận với hệ điều hành The Robot Operating System (ROS) - là một trong những hệ điều hành robot được xây dựng theo kiến trúc mở, giúp cho việc thử nghiệm các ý tưởng, thuật toán dễ dàng và nhanh chóng hơn. Có lẽ vì thế mà rất nhiều nhà nghiên cứu về robot trên thế giới đã sử dụng hệ điều hành này để xây dựng và phát triển các nghiên cứu của họ. Đặc biệt, nhóm đã tìm hiểu được các thuật toán định vị, đường đi cho robot qua sử dụng các cảm biến chuyên dụng như encoders, imu, scan laser, 3d camera kết hợp cùng các thuật toán thông minh khác, giúp cho robot hoạt động chính xác hơn. Hy vọng chú Robot phục vụ thông minh do Phòng Nghiên cứu Điện-Điện tử với Doanh nghiệp và Trung tâm CSE chế tạo sẽ khiến người dùng luôn cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi trải nghiệm những tính năng đầy thú vị của sản phẩm này”.

    Robot thông minh với thiết kế bắt mắt, thân thiện với người dùng

    ĐH Duy Tân có nhiều cơ sở đào tạo ở Đà Nẵng đặt tại các đường Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Hoàng Minh Thảo… Trường mỗi năm đào tạo gần 25.000 học viên và sinh viên, cùng đông đảo khách mời thường xuyên đến trường tham quan, làm việc, dự hội nghị, hội thảo… Trước thực tế nhiều khách đến tham quan trường, cũng như hàng ngàn tân sinh viên nhập học hàng năm, khó khăn trong việc giới thiệu và chỉ đường ở một cơ sở mới là điều hiển nhiên. Nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Nghiên cứu Điện-Điện tử với Doanh nghiệp, và Trung tâm CSE đã nghiên cứu chế tạo một Robot phục vụ thông minh, đảm trách nhiệm vụ hỗ trợ các tân sinh viên và các vị khách trong, ngoài nước tìm kiếm chính xác các phòng học, phòng họp, phòng hội nghị... bên cạnh những giới thiệu về các phòng ban, lịch sử phát triển trường.

    [​IMG]

    Nhóm nghiên cứu AI của ĐH Duy Tân cùng sản phẩm Robot phục vụ thông minh

    Ngay khi chú Robot phục vụ đầu tiên được hoàn thành, nhận thấy vai trò và sự hữu ích của Robot trong thông tin và hướng dẫn, nhóm nghiên cứu đã tiếp tục phát triển thêm để hoàn chỉnh một Robot có khả năng phục vụ trong môi trường nhà hàng, khách sạn. Do phải “đảm trách” nhiệm vụ khá quan trọng là đưa đón, hướng dẫn khách nên Robot thông minh này được chế tạo để có thể linh hoạt trong di chuyển, có thiết kế bắt mắt với tạo hình khá dễ thương, luôn thân thiện với khách khứa, và có khả năng tương tác cao nhằm hỗ trợ tối đa cho người dùng:

    • Phần đầu của chú Robot phục vụ thông minh này có cấu tạo gồm một màn hình 10 inch để hiển thị khuôn mặt thú vị với những biểu cảm và trạng thái khác nhau như: vui, buồn, giận, gật đầu đồng ý, lắc đầu không đồng ý, trạng thái khi ngủ.

    • Phần thân dưới của robot là nơi chứa các bo mạch điều khiển, máy tính, cơ cấu di chuyển, và màn hình cảm ứng 24 inch.

    • Bên cạnh đó, Robot còn được trang bị 2 camera: 1 camera thường để nhận biết khi có người đứng trước Robot và một camera 3D để giúp xây dựng lại bản do mặt bằng nơi Robot đang hoạt động.

    Thông qua màn hình cảm ứng được thiết kế vừa tầm tay, người dùng có thể tương tác với robot để xem thông tin đường đi được hiển thị, mức giá của các món ăn trong thực đơn cũng như gọi đồ uống hay thức ăn. Nhờ tích hợp cảm biến bên trong và sự hỗ trợ của các thuật toán AI, nên chú robot này có thể hỗ trợ và tương tác với người dùng bằng các câu lệnh đơn giản, dựa trên công nghệ điều khiển bằng giọng nói, được cài đặt để có thể hiểu được ngôn ngữ của nhiều quốc gia trên thế giới.

    Nguyễn Anh Quốc Huy - Sinh viên năm 2, Khoa Điện-Điện tử cho biết: “Em rất vui khi được tham gia dự án chế tạo Robot thông minh hướng dẫn, chỉ đường hay phục vụ trong nhà hàng khách sạn. Không chỉ hiện thực hóa được đam mê nghiên cứu robot, chúng em còn được các thầy hướng dẫn rất nhiều để có thể chế tạo ra một chú robot có khả năng hoạt động tốt, đáp ứng nhiều nhu cầu của người dùng. Trong quá trình thiết kế robot, chúng em cũng đã được tiếp nhận rất nhiều kiến thức phục vụ cho việc học tập trong ngành Điện-Điện tử. Hiện tại, chúng em đang mang chú Robot đi tham gia cuộc thi khởi nghiệp và hy vọng có thể sản xuất nhiều mẫu robot sử dụng trong thực tế, góp phần hỗ trợ nâng cao năng suất và giải phóng sức lao động cho con người”.

    Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về đào tạo ngành Điện-Điện tử của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điện-Điện tử

    [youtube]_0WOVcRzU20[/youtube]

    https://thanhnien.vn/giao-duc/nhom-nghien-cuu-ai-cua-dh-duy-tan-che-tao-robot-phuc-vu-1143918.html
     
  3. honghanhphan

    honghanhphan Member

    Bài viết:
    46
    Sinh viên ĐH Duy Tân - Thầm lặng trong đêm hỗ trợ người gặp nạn

    Không quản đêm hôm mưa bão, khi thành phố lên đèn, những chàng trai trẻ tập hợp lại. Họ làm công việc thật giản dị nhưng thật cao cả, thấm đậm chất nhân văn: rong ruổi khắp Đà Nẵng để cứu người, hỗ trợ người bị nạn.

    Trong số rất đông những thành viên của nhóm SOS Đà Nẵng, đang ngày càng được nhiều người dân biết đến, và yêu mến, có chàng trai Nguyễn Văn Khoa - sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân. Ban ngày chăm chỉ lên giảng đường, tối tối lại “xách” xe đi quanh thành phố, sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn.

    Giúp người bằng cả tấm lòng

    Nhóm SOS Đà Nẵng thành lập chưa lâu, nhưng đã có đến 6 thành viên chính, cùng mạng lưới cộng tác viên dày đặc, đêm đêm chia nhau “canh gác” các con đường của thành phố để giúp đỡ người gặp nạn. Ban đầu, cả nhóm chỉ có một vài dụng cụ đơn giản tự sắm để sửa xe nhưng sau này, có rất nhiều người đã gửi đến cho nhóm những bộ đồ nghề chất lượng. Ban đầu, cũng chỉ có 2 thành viên đứng ra lập nhóm, nhưng giờ số lượng thành viên đang tăng lên đáng kể. Những hành động của nhóm thật đáng quý, cần nhân lên, lan rộng hơn.

    [​IMG]

    Văn Khoa (thứ 3 từ trái sang) trong nhóm SOS Đà Nẵng


    Văn Khoa gia nhập nhóm cũng trong tình huống như vậy. Vì còn đang là sinh viên, nên Khoa xin các anh cho đi “bám càng” xem mình có giúp được gì thì giúp. Một đêm, hai đêm... những cuộc điện thoại nhờ cứu trợ cứ reo vang, cuốn Khoa theo khiến cậu gắn bó với công việc từ lúc nào không biết.

    “Ánh đèn pha cứ loáng loáng, nhiều đêm mưa nặng hạt nhưng chẳng anh em nào nản chí. Em cũng vậy. Nhận được điện thoại thì chỉ còn biết lo lắng cho người bị nạn. Làm công việc này, em chợt thấy đời sống sinh viên của mình thêm ý nghĩa nhiều lắm”, Khoa chia sẻ.

    Nhiều người biết Khoa là sinh viên ĐH Duy Tân, nhưng ít ai biết trước đó Khoa từng học ngành Điện tử - Viễn thông của một trường đại học khác trên địa bàn Đà Nẵng. “Ngày đó chọn nhầm nghề, nên em chán. Em học ở đó 2 năm nhưng chỉ có 1 học kỳ lên lớp, còn lại em chỉ đi thi cho qua năm. Tuy nhiên, vì không phải ngành mình thích nên em quyết định dừng lại. Em theo bạn bè đi khắp nơi, thử làm đủ nghề theo kiểu “trải nghiệm cuộc đời”, và cũng gặp đủ các thành phần. Em suýt sa ngã đó!”, Khoa cười chia sẻ.

    Tuổi trẻ bồng bột. Đứng trước sự cám dỗ của xã hội với không ít đối tượng xung quanh nghiện ngập, đánh đấm, cướp bóc thì nếu không là người có ý chí mạnh mẽ sẽ khó lòng vượt qua được. Hiểu rõ điều đó, Khoa bắt đầu tìm một con đường mới cho cuộc đời mình... và tìm đến với ĐH Duy Tân.

    “Em thấy mình thích kinh doanh. Thấy ĐH Duy Tân có chương trình đào tạo chất lượng tại khoa Quản trị kinh doanh... hợp với mình, vậy là em chọn thôi. Vào đây học, em rất ưng. Và cũng từ đây, em được gặp gỡ thêm nhiều bạn bè, mở rộng các mối quan hệ rồi mới biết đến nhóm SOS Đà Nẵng”, Văn Khoa cho biết.

    Những cung đường xa không làm nản lòng tuổi trẻ

    “Em đã từng gặp tai nạn về xe cộ, nên nghĩ giữa đêm hôm mà ai đó bị nạn, không người giúp đỡ thì khổ biết chừng nào. Cứu nạn rất nhiều lần rồi mà em thấy trường hợp nào cũng thật đáng thương. Em nhớ nhất là vụ tai nạn trên đỉnh Bàn Cờ. Cái xe của người bị nạn vỡ nát, cổ xe máy gần như đứt lìa xa, mấy anh em trong nhóm phải khó khăn lắm mới đưa được xuống núi. Người bị nạn thì được đưa vội vào bệnh viện cấp cứu. May lắm họ được cứa chữa kịp thời. Còn có vụ tai nạn trên đèo Hải Vân, đẩy xe của họ về đến thành phố mà chân tay, bả vai rã rời. Nhưng khi nhận được những lời cảm ơn tới tấp, nhìn ánh mắt ngạc nhiên vui mừng của họ, em vui lắm, sướng vô cùng. Giờ em mới hiểu, niềm vui đôi khi thật giản dị nhưng bao hàm thật nhiều ý nghĩa”, Khoa tâm sự.

    [​IMG]

    Văn Khoa (đứng đầu tiên bên trái ảnh trên, thứ 2 từ trái sang ảnh dưới) cùng nhóm SOS Đà Nẵng xuất phát đi trao quà từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn


    Ban đầu, mỗi đêm nhóm SOS Đà Nẵng chỉ tiếp nhận và xử lý khoảng 6, 7 trường hợp, nhưng giờ đây có đêm cả nhóm chia nhau làm đến 15 trường hợp. Nhiều nhất là các trường hợp xe bị đinh xịt lốp không đi được, xe hết xăng, đứt dây côn,… Lúc đó các anh em lại cùng nhau xử lý vá xe, đẩy xe về thành phố. Những ngày cao điểm, các nhóm có khi thức đến 4, 5 giờ sáng để xử lý các trường hợp như vậy. Nhóm làm tự nguyện và mọi người trong nhóm luôn hỗ trợ nhau rất nhiều. Riêng Khoa là sinh viên nên các anh em ưu tiên lắm. Khi mệt, khi bận ôn thi các anh đều nhắc về sớm để nghỉ ngơi và thi cử cho tốt, nên Khoa luôn cảm thấy thực sự thoải mái.

    Nhóm SOS Đà Nẵng, các thành viên còn rất trẻ, chỉ trong độ tuổi từ 18 đến 30. Mỗi người một nghề từ đầu bếp, pha chế, IT, tài xế, làm bất động sản, hay đang là sinh viên. Nhưng khi hội tụ về đây anh em sống thương yêu đùm bọc như người một nhà. Giờ đây không chỉ những cái tên Danh, Sơn, Tiến, Khánh, Vũ, Khoa, Triều,… đã trở nên thân quen với nhau và rất thân thuộc với người dân Đà Nẵng, khiến những người đi làm về muộn luôn thấy tin cậy và yên tâm, có thể gọi giúp đỡ trên mọi cung đường.

    Chính người bị nạn cũng xin gia nhập làm thành viên cứu nạn

    “Thú vị lắm, khi hiện tại có thành viên trong nhóm là người từng gặp nạn được nhóm giúp đỡ. Song Chiến trong một lần xe bị đứt dây côn giữa đêm tại đường Ngũ Hành Sơn, mà xung quanh quán hàng đã im lìm đi ngủ, được nhóm hỗ trợ, đã tình nguyện gia nhập nhóm, như để “trả nghĩa” và góp sức giúp đỡ mọi người. Hiện tại nhóm đã có trụ sở đặt tại kiệt 816 đường Nguyễn Lương Bằng (Đà Nẵng), nên chúng em mong muốn sẽ thật nhiều người sẽ gia nhập, để cơ hội giúp người được nhiều hơn”, Khoa cho biết.

    Hiểu rõ ý nghĩa của việc giúp người, mỗi thành viên trong nhóm cũng chính là những cây cầu kết nối bạn bè, kêu gọi mọi người cùng tham gia. Khoa cũng là một trong số đó khi giờ đây, Khoa đã có thêm rất nhiều bè bạn là sinh viên trên địa bàn TP.Đà Nẵng cùng tham gia vào hoạt động này. Một lời nhắn nhủ với các bạn trẻ, Khoa chỉ tâm huyết: “Đừng vì một chút bồng bột của tuổi trẻ mà mất đi niềm tin trong cuộc sống hay đánh mất chính mình. Cuộc sống này còn nhiều điều tuyệt vời lắm, phép màu vẫn luôn xuất hiện khi chúng ta có một tấm lòng thương yêu, một trái tim đồng cảm, bao dung để chia sẻ khó khăn với mọi người”.

    Không chỉ tham gia cứu người, nhóm SOS Đà Nẵng còn tổ chức rất nhiều các hoạt động từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ban đầu, cả nhóm cùng chung tiền giúp đỡ, cùng đi kêu gọi mọi người đóng góp quần áo cũ, đồ dùng, gạo, bánh, sữa để hỗ trợ trẻ em nghèo và người dân vùng cao. Tới nay, trước tấm lòng của những chàng trai trẻ trong nhóm SOS Đà Nẵng, các “mạnh thường quân” đã góp sức rất nhiều. Nhóm đã xây dựng Quỹ Từ thiện để bản thân và mọi người cùng chung tay vì cộng đồng xã hội.

    Thông tin liên hệ: Nhóm SOS Đà Nẵng

    Trụ sở: K816 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng

    Người đại diện: Đặng Ngọc Tiến

    SĐT liên hệ: 0708096446 - 0935434161 - 0799593247

    https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-...g-trong-dem-ho-tro-nguoi-gap-nan-1140231.html
     

Chia sẻ trang này