Hướng dẫn thao tác thay thế tụ điện đang sử dụng

Thảo luận trong 'Thiết bị KTS & Điện tử tiêu dùng' bắt đầu bởi tinlien, 26/6/13.

  1. tinlien

    tinlien New Member

    Bài viết:
    2
    Các bước thay thế như sau:

    1) Kiểm tra hoạt động của tụ điện đang dùng bằng đồng hồ vạn năng.
    Chỉnh kim đồng hồ tới thang đo RX100 và nối đầu dò của đồng hồ với 2 chân tụ điện. Nếu kim đồng hồ vọt lên rồi dần trở về 0 như lúc ban đầu thì tụ vẫn còn tốt. Nếu kim đồng hồ ở một mức rất cao hoặc kim vẫn mức số 0 thì tụ điện đó bị lỗi và cần được thay thế.

    2) Tham khảo hướng dẫn kỹ thuật của động cơ hoặc tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất khi lắp đặt hoặc thay thế tụ điện. Đảm bảo tụ điện được lắp đặt phải đúng kích cỡ - Việc đúng tỷ lệ rất quan trọng trong hiệu suất, hao mòn và hiệu quả hoạt động của động cơ.

    3) Lắp một tụ đề (hay còn gọi là tụ khởi động) đòi hỏi điện áp phải phù hợp và mF phải đúng theo quy định kỹ thuật của động cơ.
    Tụ đề thường được phân thành 3 loại điện áp chính: 125V, 250V và 330V. Dao động trong khoảng 70 mF hoặc cao hơn.

    4) Lắp một tụ ngậm (hay còn gọi là tụ làm việc) đòi hỏi điện áp phải phù hợp và mF phải đúng theo quy định kỹ thuật của động cơ.
    Tụ ngậm thường được phân thành 2 loại điện áp chính: 370V và 440V. Trong đó các loại tụ 370 – 400V có thể thay thế cho nhau và 440- 450V có thể thay thế cho nhau. Dao động trong khoảng 70 mF hoặc cao hơn.

    5) Khi thay thế những tụ bị lỗi phải chọn chính xác tỷ lệ mF để tối đa hóa động cơ và hiệu suất tiêu thụ năng lượng.
    Không nên thay thế một tụ điện có mF cao hơn 10% so với tụ điện cũ.

    6) Xả tụ điện cũ bằng cách chạm 2 đầu của tuốt-nơ-vít vào 2 chân tụ điện để chập các mạch với nhau. Đây là cách xả tụ điện cũ.

    7) Ngắt kết nối dây diện và ốc vít từ các tụ điện cũ.
    8) Lắp đặt một tụ điện mới theo mF và điện áp yêu cầu.
     
    :

Chia sẻ trang này