Bất ngờ công nghệ nhuộm màu xanh non cho cốm làng Vòng Thương hiệu cốm làng Vòng (Hà Nội) vốn nổi tiếng từ lâu, đến độ chỉ cần nhắc đến cốm, người sành ăn sẽ nghĩ ngay đến làng Vòng. Vị ngầy ngậy, thanh ngọt, thoảng hương lúa mới của nắm cốm dẹp xanh non, gói trong lá sen… đã trở thành thứ quà quen thuộc của người dân thủ đô mỗi độ thu về và với những vị khách phương xa, nó là thứ đặc sản khiến họ nao nức tìm mua. Thế nhưng, mới đây, trong một lần dẫn người thân từ miền Nam ra thủ đô đến tận làng Vòng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) mua cốm, phóng viên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam không khỏi “đỏ mặt” với khách về công nghệ làm cốm thời hiện đại với công đoạn tạo màu cho cốm bằng “chất lạ” được người dân làng Vòng thực hiện công khai, không cần giấu giếm. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Ít ai biết rằng, màu xanh bắt mắt của chỗ cốm này là do phẩm màu công nghiệp tạo thành.[/TD] [/TR] [/TABLE] Tận mục sở thị quy trình làm cốm, phóng viên mới biết cốm không sạch như mọi người vẫn nghĩ. Theo đó, sau khi được rang chín, xát vỏ, hạt cốm vốn chưa có màu xanh và để cốm nhanh chuyển thành màu bắt mắt, người sản xuất "vô tư" sử dụng một thứ phẩm phun lên món đặc sản này. Tại nhiều xưởng sản xuất quy mô, công đoạn nhuộm cốm được thực hiện bằng máy phun sơn để cốm được đều màu. Còn ở những cơ sở nhỏ hơn, người làm dùng…. chổi để vẩy nước phẩm màu lên cốm. Chính vì điều này mà hiện tại, tất cả các cơ sở sản xuất tại làng Vòng thường không muốn cho du khách đến thăm chụp ảnh, ghi lại những nét đẹp của một làng nghề truyền thống. Một bà chủ cơ sở sản xuất thẳng thắn nói rằng: "Không được chụp, chụp ảnh này lên báo thì ai người ta còn dám ăn cốm nữa". Điều đó cho thấy, chính những người sản xuất cốm ở đây cũng biết được mình đang sử dụng những chất không có lợi cho sức khỏe người dùng. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Công đoạn công khai nhuộm màu cho cốm...[/TD] [/TR] [/TABLE] Không những thế, cốm còn được sản xuất ở… nền nhà nhem nhuốc bẩn thỉu, để gom cốm vương vãi trên nền đất khi giã, người ta phải dùng đến… chổi để quét. Phẩm nhuộm cốm: bán tràn lan trên phố Hàng Buồm Cùng người thân rời làng Vòng với tậm trạng khá thất vọng, pv làm cuộc khảo sát trên phố Hàng Buồm… nơi được mệnh danh là con phố phụ gia của Hà Nội và thật bất ngờ, khi hỏi mua hóa chất về nhuộm màu cho cốm, các chủ cửa hàng tại đây đều đon đả giới thiệu sản phẩm. Tại cửa hàng K.N, chị chủ cửa hàng cho biết: phẩm nhuộm cốm có dạng khô và tinh dầu dạng nước. Tinh dầu cốm giúp cốm thơm, ngon. Những gia đình không có gạo nếp làm cốm có thể chế gạo tẻ và ướp nước tinh dầu. Còn đối với các loại phẩm màu, người bán hàng giới thiệu phẩm có màu xanh cốm, nhìn rất bắt mắt, giá bán 15 nghìn đồng/lạng. Đối với loại phẩm này, khi về dùng người làm hàng chỉ cần pha với nước và quét hoặc phun trực tiếp lên cốm. Mỗi bịch phẩm có khối lượng 1kg có thể dùng cho cả một vụ sản xuất. Mỗi lần pha chỉ cần cho vài thìa nhỏ là giúp cốm đạt màu mong muốn. Khi pv tỏ ý băn khoăn về nguồn gốc của loại phẩm màu này, người bán hàng trấn an: "Cửa hàng thường xuyên bán cho các hộ làm cốm trong Hà Nội, phẩm này còn được dùng làm cả bánh cốm, bánh xu xê..., các loại bánh cần có màu xanh, bột chỉ có bột trắng, làm gì có bột nào màu xanh đâu em". [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Hóa chất nhuộm cốm thế này được bán tràn lan trên phố Hàng Buồm...[/TD] [/TR] [/TABLE] Trong khi đó, tại một cửa hàng khác trên phố Hàng Buồm, phẩm nhuộm thực phẩm màu cốm được bán với giá 450 nghìn đồng/kg. Bà chủ cửa hàng “bật mí”: "Sản phẩm này là phẩm màu thực phẩm được phép dùng nên đắt mà hiệu quả lại không cao nên ít người hỏi mua. Chỉ khi nào có khách bà mới đặt hàng. Còn loại giá 15 - 20 nghìn đồng/lạng là phẩm màu công nghiệp. Ưu điểm của phẩm màu công nghiệp vừa rẻ, hiệu quả lại cao. Nếu dùng phẩm màu thực phẩm, 1 lạng phẩm chỉ nhuộm được khoảng 6-8 kg cốm, bánh cũng tương tự. Giá thành cao nên nhiều người không mặn mà”. Trao đổi với PGS, TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội) về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng phải phẩm màu không an toàn, PGS Thịnh lo lắng nếu phẩm màu ngoài danh mục cho phép với những dư lượng kim loại nặng tồn đọng có thể gây hậu quả di truyền, biến dị xấu về gen cho những thế hệ sau. Nếu ăn phải thực phẩm có phẩm màu công nghiệp có thể gây độc thực phẩm cấp tính, ung thư, gây tổn thương gan, thận cho người sử dụng. Tận mắt chứng kiến cảnh tạo màu cho cốm Vòng được sản xuất tại những cơ sở sản xuất cốm ở làng Vòng, pv báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã ghi lại được những hình ảnh đầy ấn tượng quá trình cho ra lò những hạt cốm mà mọi người vẫn thường mua làm quà. Cốm làng Vòng được sản xuất vào hai mùa lúa trong năm. Nguyên liệu chủ yếu được làm từ lúa nếp non “bánh tẻ” và màu sắc của cốm được tạo lên bởi… phẩm màu. Thành phẩm là món cốm làng Vòng đang được được bày bán trên dọc các tuyến phố Cầu Giấy, Xuân Thủy (Cầu Giấy - Hà Nội) với giá 150 - 300 nghìn đồng/1kg.
Kinh hãi lò chế tương ớt trộn ruồi nhặng giá 6.000 đồng/lít Một nồi tương ớt thành phẩm khá lớn (loại 50 lít), để lăn lóc ngay gần khu vực than củi đen sì, không hề được che đậy, mặc cho ruồi nhặng bu vào… Một chai tương ớt trông cực kỳ bắt mắt được bán cho các nhà hàng chỉ với giá 6.000 đồng/lít; không loại trừ bên trong có chất Rhodamine B- thuốc nhuộm công nghiệp. Khoảng 9h20 ngày 18/9, tổ công tác Đội 4 Phòng CSMT phối hợp với CAH Phú Xuyên (CATP.Hà Nội) làm nhiệm vụ tại QL 1A (đoạn đi qua địa phận xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) phát hiện một chiếc xe tải màu xanh mang BKS 33M-0085 có dấu hiệu nghi vấn, đã tiến hành dừng xe kiểm tra. Qua đó phát hiện trên thùng xe có 7 can, 1 thùng chứa nhiều thực phẩm lỏng, nghi là tương ớt. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe kiêm chủ hàng Dương Văn Đình (SN 1965, trú tại: tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, Hà Nội), không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng, cũng như giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), hóa đơn bán hàng... Chiếc xe cùng toàn bộ hàng hóa và cả chủ hàng sau đó được đưa về trụ sở CAH Phú Xuyên làm rõ. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Chậu tương ớt như nồi cám lợn, ngoáy bằng đòn gánh và không cần che đậy.[/TD] [/TR] [/TABLE] Tại đây, Dương Văn Đình cho hay số thực phẩm trên đúng là tương ớt. Trong 7 can nhựa màu trắng, mỗi can có chứa 20 lít tương ớt và trong 1 thùng phi nhựa màu xanh có chứa 100 lít tương ớt. Tổng cộng 240 lít tương ớt này được Đình chở từ nhà riêng (đồng thời cũng là nơi sản xuất) ở tiểu khu Phú Mỹ đi tiêu thụ. Dưới vai trò chủ cơ sở sản xuất, Dương Văn Đình cho biết nguyên liệu để sản xuất tương ớt gồm: Ớt tươi, nước, muối, mỡ. Quy trình sản xuất sơ bộ như sau: ớt tươi được ninh nhừ rồi xay nhuyễn, sau đó cho muối, mỡ vào trộn đều và cho ra tương ớt thành phẩm. Nguyên liệu đầu vào được cơ sở này thu mua quanh khu vực Phú Mỹ; tương ớt thành phẩm được đưa đến các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Đình thừa nhận cơ sở của mình không có Đăng ký kinh doanh; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSANTP cũng như không có cam kết bảo vệ môi trường. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra cơ sở sản xuất tương ớt của Dương Văn Đình tại tiểu khu Phú Mỹ. Những người có mặt tại buổi kiểm tra không khỏi rùng mình kinh sợ trước loại tương ớt được sản xuất tại cơ sở này. Theo quan sát của P.V, khu vực sản xuất rộng vài chục mét vuông chính là bếp của gia đình Dương Văn Đình. Điều đầu tiên đập vào mắt là có rất nhiều thùng phi cỡ lớn ủ men, các loại can nhựa loại 20 lít cắt ngang thân vứt lăn lóc và cả loại chai nhựa dưới 10 lít (trong danh mục nhựa cấm tái chế) treo lủng lẳng trên dây thép dưới hiên nhà, trong buồng… [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Mỗi chai tương ớt này có giá bèo bọt....3.000 đồng[/TD] [/TR] [/TABLE] Các trinh sát đã phát hiện một nồi tương ớt thành phẩm khá lớn (loại 50 lít), để lăn lóc ngay gần khu vực than củi đen sì, không hề được che đậy, mặc cho ruồi nhặng bu vào. Một loạt các can ớt với màu đỏ đậm, nhạt khác nhau để dưới nền nhà… kiểm đếm ban đầu cho thấy có 3 can loại 20 lít, 9 can loại 5 lít; chưa hết, ngoài ra còn có 1 thùng phi (loại 100 lít) đựng ớt ngâm, 1 thùng phi đựng đậu tương ngâm; 1 máy quay trộn phụ gia tương ớt, 1 máy xay ớt và đậu tương. Đặc biệt cơ quan công an đã tiến hành kiểm đếm và thu giữ 1 hộp nhựa đựng chất bảo quản (600g); 8 gói bột màu nghệ (900g); 1 gói bột màu đỏ (100g); 1 gói bột màu tím (100g) là những chất phụ gia mà vợ của Dương Văn Đình là Bùi Thị Chung thừa nhận dùng để trộn lẫn trong quá trình sản xuất tương ớt thành phẩm. Một cán bộ Đội 4 Phòng CSMT Hà Nội cho hay, không loại trừ các chất phụ gia này có chất Rhodamine B (chất bột màu đỏ tím, tan trong nước) vốn là thuốc nhuộm trong lĩnh vực công nghiệp và làm chất đánh dấu (thuốc nhuộm huỳnh quang) trong một số lĩnh vực khoa học… cực kỳ có hại cho sức khỏe người. Tuy nhiên, việc thực sự có chất này hay không tại cơ sở sản xuất tương ớt của Dương Văn Đình chỉ có thể kết luận sau khi có kết quả phân tích mẫu tương ớt lấy từ cơ sở này. Bùi Thị Chung cho biết, bắt đầu sản xuất tương ớt từ tháng 12-2004 (trong khi Dương Văn Đình lại khai, bắt đầu làm từ năm 2007). Có tổng cộng 4 loại tương ớt thành phẩm, với giá dao động chỉ từ 6.000đ – 20.000đ/lít. Mỡ được cho vào tương ớt để bảo quản và thơm hơn. P.V đã thử cầm chai tương ớt loại 0,5 lít lên để chụp ảnh, và thấy thực sự kinh hãi khi hàng ngày chai tương ớt trông rất bắt mắt nhưng giá chỉ vỏn vẹn có…. 3.000 đồng này vẫn hiện diện trên mặt bàn các quán phở, bún, miến…. Sự vụ đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.
Hạt nêm Maggi ngon nhờ 2% thịt+xương, Hải Châu chứa... E102 Xem lại thành phần in trên bao bì của những loại hạt nêm mình đang dùng, nhiều người tiêu dùng không khỏi giật mình... Hoang mang quảng cáo quá sự thật về thành phần của hạt nêm Knorr, nhiều người tiêu dùng xem lại thành phần in trên bao bì của những loại hạt nêm mình đang dùng và không khỏi giật mình. Hạt nêm Maggi chỉ... 2% thịt và xương Thông tin hạt nêm không hoàn toàn làm từ thịt thăn và xương ống như các hãng sản xuất vẫn quảng cáo, khi các thành phần này chỉ chiếm không quá... 2%, khiến nhiều người tiêu dùng thực sự hoang mang. Chị Loan (Trương Định, Hà Nội) cho biết, chị đã đoạn tuyệt với mì chính được vài năm nay khi có nhiều thông tin đồn thổi cho rằng mì chính có chứa chất gây ung thư và chuyển sang sử dụng hạt nêm làm gia vị chính cho bữa ăn gia đình mình với niềm tin chắc chắn: hạt nêm “lành” hơn mì chính. Bên cạnh đó, chị còn bị thuyết phục bởi những clip quảng cáo tôn vinh hạt nêm là “tuyệt chiêu của chị em chúng mình”. Song gần đây, khi nghe thông tin phần nước hầm xương, thịt chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong gói hạt nêm, chị không khỏi hoang mang. Đến lúc này chị mới để ý đến thành phần thực của hạt nêm là gì. Chị Loan mang một trong các gói hạt nêm Maggi mà gia đình đang sử dụng ra để đọc thử. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Bao bì quảng cáo hạt nêm Maggi thể hiện rõ vị ngọt của sản phẩm này là "ngọt thịt, ngọt xương, ngọt tủy".[/TD] [/TR] [/TABLE] Và chị không khỏi thất vọng vì “những cái mình tin là đa số thì giờ chỉ là một lượng quá nhỏ bé. Mình cứ nghĩ, hạt nêm có thể thay thế nước hầm xương nên phụ thuộc vào hạt nêm". Điều khiến chị Loan lo lắng nhất là chị đã hoàn toàn thay hạt nêm cho các thực phẩm khác khi nấu cháo cho quý tử nhà mình. Có khi vì vội vàng, chị chỉ cho thìa hạt nêm vào cháo của con vì tin tưởng hạt nêm cung cấp đủ dinh dưỡng. Trong khi đó, theo thông tin ghi trên bao bì của sản phẩm Maggi (sản xuất tại Công ty Nestle Việt Nam, khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai), phần chủ yếu tạo nên sản phẩm này là chất điều vị và tinh bột sắn. Cụ thể như sau: Muối, chất điều vị (621, 631, 627), đường, tinh bột sắn, bột thịt heo sấy và nước cốt xương, tủy hầm (20g)*, dầu cọ tinh luyện, hương thịt heo và hương vị thịt tổng hợp, màu Beta - caroten tổng hợp (160al) và các gia vị khác. (Theo chú thích, (*) tính trên 1kg sản phẩm) [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"] Trong khi thành phần thịt + xương chỉ chiếm một phần quá nhỏ trên 1kg hạt nêm Maggi.[/TD] [/TR] [/TABLE] Như vậy, dễ thấy cũng giống như hạt nêm Knorr, với tỷ lệ 20g/1kg, thành phần thịt + xương trong 1 kg hạt nêm Maggi chỉ chiếm 2%, còn lại chủ yếu là các phụ gia, tinh bột sắn và hương liệu. Nhiều người tự đặt câu hỏi không hiểu các chất phụ gia và chất điều vị ấy có lợi hay hại thế nào khi có thể ạo ra vị ngon, ngọt đậm đà như thế trong khi hầu hết nhà sản xuất đều không thể hiện thông tin cụ thể và coi đó là bí quyết riêng mình. Hạt nêm Hải Châu cũng có... E102 Tương tự như hạt nêm Maggi, Knorr... sản phẩm hạt nêm Hải Châu của Công ty Bánh kẹo Hải Châu cũng bị khách hàng tố cáo vì thành phần chủ yếu là chất điều vị và tinh bột, trong khi đó thịt và xương chiếm một lượng hiếm hoi... 1,7%. Chiếm một tỉ lệ nhỏ như vậy nhưng các hãng đều giật mạnh lời quảng cáo là hạt nêm có thể tạo ra vị “ngon từ thịt, ngọt từ xương”. Chị Mai (Ngô Sĩ Liên, Hà Nội) nói: “Chị thường mua bột canh Hải Châu về ăn, gần đây thấy của hàng quảng cáo có thêm hạt nêm Hải Châu nên chị mua thử về dùng với niềm tin "hàng Việt Nam chính gốc” nhưng khi xem kỹ thành phần chị cũng hoa mắt bởi một loạt những chất điều vị, tinh bột,… và đặc biệt có sự góp mặt của phẩm màu E102 còn đang gây nhiều tranh cãi trong giới sản xuất thực phẩm cũng như người tiêu dùng. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Thành phần của hạt nêm Hải Châu có ghi thêm phẩm màu E102[/TD] [/TR] [/TABLE] Từ những chỉ số thành phần trên, người tiêu dùng hoàn toàn có thể tự mình sàng lọc được thông tin liệu khi nêm 1 thìa hạt nêm vào nồi canh có thể cho ra vị ngon từ thịt ngọt từ xương hay không? Vị ngọt của bát canh có thực sự từ xương hay từ một chất “lạ” nào đó? Điều đáng nói là nhiều người tiêu dùng tin tưởng hoàn toàn vào thành phần dinh dưỡng của hạt nêm nên đã sử dụng sản phẩm này thay thế thịt lợn khi chế biến cháo, súp, canh... cho con, cháu mình. Chị Mai Lan (công nhân một công ty may tại Hoài Đức, Hà Nội) thừa nhận: "Nhiều khi bận việc, tôi chỉ nấu cháo trắng, sau đó đánh nhuyễn thêm vào 1 thìa hạt nêm và ít rau băm nhuyễn là có được bát cháo cho con gái. Thực sự, khi nêm nếm, tôi thấy bát cháo có vị ngọt không thua kém cháo thịt là bao, con lại ăn ngon miệng nên tôi không suy nghĩ gì". Khi phóng viên cho chị Lan biết về thành phần thực của lượng thịt + xương trong mỗi gói hạt nêm, chị Lan vội vàng lấy gói hạt nêm Maggi đang dùng dở ra xem và không khỏi bần thần. "Những quảng cáo hạt nêm Maggi cũng như nhiều loại hạt nêm khác đang được phát hàng ngày trên các kênh truyền hình có uy tín đều cho thấy nó được chiết xuất từ thịt thăn và xương ống, không ngờ thành phần này lại chiếm một tỷ lệ quá nhỏ như vậy. Tôi thực sự lo lắng không biết con gái mình có bị suy dinh dưỡng không vì tôi cho cháu ăn hạt nêm đã hơn 1 năm nay. Quảng cáo như thế này chẳng khác nào đánh lừa người tiêu dùng như chúng tôi", chị Lan bức xúc. Trong khi đó, theo khuyến cáo của một chuyên gia hàng đầu về thực phẩm, quan niệm như chị Lan "thành phần dinh dưỡng của hạt nêm có thể thay thế các chế phẩm từ thịt" là hoàn toàn sai lầm vì bột thịt có trong hạt nêm (chiếm trọng lượng hiếm hoi ấy) thường được nhà sản xuất nghiền ra từ thịt sấy khô chứ không phải chiết xuất nước hầm xương ống và thịt thăn. Từ những khẳng định trên, chuyên gia này cho rằng quảng cáo chiết xuất từ nước hầm thịt thăn, xương ống, tủy là không đúng, lập lờ để lấy lòng tin của người tiêu dùng. Trong khi người tiêu dùng không thể thành thạo về các chất phụ gia trong thực phẩm. "Người tiêu dùng nên tập thói quen đọc kỹ bao bì sản phẩm, không nên đặt 100% niềm tin vào quảng cáo. Hạt nêm, xét trên phương diện nào nó cũng chỉ là một loại gia vị không hơn không kém nên không thể thay thế bất cứ loại thịt, cá nào", vị chuyên gia khẳng định.
Khó tin lẩu chế từ gia vị lạ + nước lã ở phố Phùng Hưng Chỉ cần một thìa gia vị “lạ” khuấy đều vào 1,5 lít nước nóng, thêm một chút bột ngọt, ít muối và các loại rau củ quả sẽ có ngay nồi lẩu thơm ngon... Cứ mỗi dịp đầu thu, chuẩn bị vào đông, lẩu trở thành món ăn khoái khẩu của thực khách Hà thành. Chính vì thế, những ngày này, “phố lẩu” Phùng Hưng (Hà Nội) hay các quán lẩu ở Hà Nội, nườm nượp khách ra vào. Song trong lúc quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói, tấm tắc khen ngon, sẽ không mấy ai ngờ rằng hậu trường nhà hàng là công nghệ chế biến những nồi lẩu siêu nhanh + siêu tiện lợi. Nước lẩu = Gia vị “lạ” + nước lã Có "may mắn" được tận mắt chứng kiến cảnh pha chế nước lẩu tại một quán ăn trên phố Phùng Hưng (Hà Nội), phóng viên Giáo Dục Việt Nam mới vỡ lẽ “công nghệ” chế biến nước lẩu từ gia vị lạ + nước sôi. Không phải mua xương về ninh nhừ để lấy nước dùng như cách chế biến lẩu thông thường, một số nhà hàng ở “phố lẩu” Phùng Hưng có bsi quyết pha chế nước lẩu nhanh đến khó tin. Chỉ cần một thìa cà phê gia vị “lạ” khuấy đều vào 1,5 lít nước nóng, sau khi nước dậy màu thêm mì chính, ít muối và bổ sung các loại nguyên liệu rau củ quả như hành tây, cà rốt, cà chua,… nhà hàng sẽ có ngay một nồi lẩu thơm ngon. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD] [/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Chỉ cần 1 thìa gia vị lẩu, nồi nước sôi bỗng chốc chuyển màu và dậy mùi chẳng khác gì nước lẩu xương thật[/TD] [/TR] [/TABLE] Cho gia vị vào nồi lẩu khuấy đều khoảng 2 phút, vị đầu bếp một nhà hàng trên phố Phùng Hưng quay ra nói với pv: “Nhấm thử đi”. PV đưa thìa múc một ít nước trong nồi và nhấm thử, vẫn cảm nhận được vị ngọt, thơm ngon nơi đầu lưỡi, nhìn kỹ màu nước giống hoàn toàn với nước lẩu thật. “Thế nào? Thơm đúng không, đó là tôi chưa cho thêm các nguyên liệu phụ như cà chua, cà rốt,…để thêm màu sắc và tăng vị ngọt mát vốn có từ tự nhiên đấy!”, vị đầu bếp thản nhiên. Theo tiết lộ của vị đầu bếp này, một số nhà hàng nổi tiếng hiện vẫn sử dụng các gia vị lẩu có nguồn gốc Trung Quốc, giá khoảng dưới 50.000 đồng/hộp, trong đó có một loại tên Sa Cha Sauce. Để tăng thêm hương vị đậm đà của nồi lẩu, hầu hết các quán ăn đều cho gia vị lẩu này vào nước dùng, tuy nhiên mức độ khác nhau. Phần lớn các quán ăn vẫn dùng xương để nấu ra nước lẩu và chỉ thêm gia vị Trung Quốc này để tăng mùi thơm hấp dẫn với liều lượng rất ít trong tổng số 10% gia vị nói chung của nồi lẩu nhưng một số nhà hàng tại Phùng Hưng lại hoàn toàn không ninh xương mà pha chế nước lẩu bằng cách cho gia vị lẩu hòa tan trong nước. Cách này lợi thế là tiện dụng, nhanh chóng. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD] [/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Gia vị lẩu + nước sôi + một số loại nguyên liệu rau, củ, quả này sẽ cho "ra lò' một nồi lẩu thơm ngon mà không cần xương ống. [/TD] [/TR] [/TABLE] “Nếu để nấu một nồi lẩu tự nhiên thông thường, người đầu bếp cần rất nhiều nguyên liệu để tạo màu, tạo mùi như: tỏi, ớt, hành tây, bột ngò, tôm khô, mực khô, bột xương ống,… Quá trình hoàn chỉnh nồi lẩu mang đến ra cho khách thưởng thức sẽ rất cầu kỳ, phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nhưng với gia vị lẩu Thái được chiết xuất từ tổng hợp các loại gia vị khác nhau, chỉ cần khuấy đều vào nước, sau vài ba phút, người ta có một nồi lẩu sẵn sàng đưa ra phục vụ khách”, anh Đ. – đầu bếp chuyên nghiệp đã từng làm tại quán ăn ở phố Phùng Hưng cho biết. Quán nào càng đông thì khả năng sử dụng 100% gia vị lẩu + nước càng cao. Bởi lẽ, những thời điểm khách cùng lúc tới đông, không kịp chế biến, cách pha chế tiện dụng này sẽ giúp họ rút ngắn rất nhiều thời gian chế biến. Theo ước tính của các đầu bếp, thời gian cho “ra lò” nồi lẩu dùng gia vị “lạ” + nước sẽ nhanh hơn loại lẩu ninh xương thông thường chừng 15 phút. “Nếu làm bếp, bạn sẽ thấy 15 phút đó quan trọng và làm được nhiều việc như thế nào. Bởi khi khách đến đông, chỉ cần chậm 3 phút đã “vỡ kế hoạch” rồi”. Do đó, việc dùng gia vị lẩu thay cho xương ống chủ yếu, trước nhất bởi tính năng tiện dụng, chế biến nhanh gọn chứ không hẳn chỉ vì mục đích lợi nhuận. Một nồi lẩu lãi... 60% “Nếu cứ nấu như cách thông thường, mua xương về ninh, một nồi lẩu cũng lãi “khủng" được gần 200.000 đồng, do đó nhiều nhà hàng vắng khách đã sử dụng 100% gia vị lẩu. Ngược lại, với những quán đông, khách vào nhiều do không kịp chế biến, khả năng sử dụng gia vị lẩu cũng rất lớn” – anh H., đầu bếp một quán ăn rên phố Minh Khai “bật mí”. Cũng theo tiết lộ của đầu bếp tại một số quán bia trên địa bàn Hà Nội, mức lãi mà họ áp dụng cho nồi lẩu là 35 – 40%, thậm chí 50 - 60% so với giá gốc, trong khi tại các quán ăn bình dân, người chủ chỉ quy định mức lãi khoảng 25%. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Một nồi lẩu bán ra có giá khoảng 300.000 đồng nhưng thực chất nguyên liệu nhập vào chỉ mất khoảng 130 - 150.000 đồng/nồi. [/TD] [/TR] [/TABLE] Tùy từng mô hình nhà hàng cũng như mức độ dân trí khu vực nơi kinh doanh, chất lượng nguồn nguyên liệu nhập, mức lãi của các nhà ăn được tính bởi công thức: Giá bán ra = giá gốc + phí dịch vụ + VAT x tỷ lệ % lãi). Ví dụ, 5kg xương ống (mua về với giá 250.0000 đồng) + 2kg xương gà (có thể là chân, cổ, đầu gà, có giá 50.000 đồng) có thể pha với 60 lít nước lã tạo ra khoảng 40 nồi lẩu. Cùng với một số nguyên liệu như cà rốt, củ cải, hành tây, cần tỏi tây, xương cá hoặc đầu tôm (lẩu hải sản thêm mực khô, tôm khô, sò điệp khô,…), giá gốc của một nồi lẩu rơi vào khoảng 130.000 – 150.000 đồng. Trong khi đó, giá bán ra thường đội thêm tới 60% lên tới 300.000 đồng/nồi. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Đầu bếp đang pha chế gia vị lẩu với nước sôi. [/TD] [/TR] [/TABLE] “Ngày thường, lượng khách của nhà hàng tôi ước tính đạt được trên 50 nồi. Thời điểm này là đầu thu, thời tiết mát mẻ, lượng khách cũng đang rất đông. Tới đây mùa đông, chắc chắn số khách sẽ tăng lên đột biến” – anh Tiến, chủ cửa hàng bia hơi trên phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội) cho biết. Như vậy, tính sơ sơ với 50 nồi lẩu, trung bình mỗi ngày, nhà hàng lẩu cũng lãi khoảng 10 triệu đồng nguyên tiền nước lẩu, chưa tính tới các loại đồ ăn, thức uống khác. Người trong nghề mới mua được gia vị “lạ” Ngỏ ý muốn mua loại gia vị “thần kỳ” hô biến nước sôi thành nước lẩu thơm ngon mà khách hàng khó có thể nhận biết được, đầu bếp tên H. lắc đầu: “Bạn đeo kính cận như thế, cứ thử ra chợ mua xem, tôi cược là họ sẽ không bán cho bạn”. Theo anh H., các loại gia vị lẩu này hầu hết có bán tại các tiệm tạp hóa, hàng khô của chợ Đồng Xuân và chợ Hôm hoặc một số đại lý bán lẻ nhưng “chỉ người trong ngành mới mua được”. Bởi người bán sẽ cẩn trọng nhìn người và dựa trên kinh nghiệm của mình “dò xét” đối phương xem có phải đầu bếp thực thụ không, có đọc được tên được sản phẩm không (tên phiên âm của Trung Quốc như hảo xỉn, sa chà...) trước khi trao tay thứ gia vị “lạ” mà ai cũng biết là “chất cấm” ấy. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD] [/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Các chai nước gia vị lẩu được cất kỹ trong các kệ hàng của người bán hàng khô, chỉ người trong nghề mới mua được. [/TD] [/TR] [/TABLE] “Thông thường các bếp trong nhà hàng đều được xây ở vị trí kín và hầu như không cho phép khách hàng ra vào tự do. Mỗi đầu bếp thường mặc một chiếc áo - tạp dề rộng với nhiều túi phía trước ngực để bỏ các loại gia vị vào, mỗi lần lấy cho nhanh. Hơn nữa, một nguyên tắc dường như “bất di bất dịch” là không khi nào, họ trưng nhãn mác các loại nguyên liệu ra cho mọi người thấy. Đặc biệt là các loại gia vị đều được cắt vỏ bao bì đi và bỏ trong các âu, chai, lọ nhỏ để sử dụng” – anh H. nói. Để kiểm chứng lời của anh H, phóng viên của báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã ra chợ Đồng Xuân hỏi mua những loại gia vị này. Sau ánh mắt tỏ vẻ nghi ngờ, lấm lét nhìn của các bà bán hàng, tất cả đều lắc đầu trả lời không có. Cho tới khi pv nhờ một bạn nam trông ra dáng đầu bếp tới hỏi mua thì những người bán hàng mới lôi trong góc kệ hàng ra một bịch chai dung dịch màu nâu và rao giá bán 30.000 đồng/lọ. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Loại gia vị phổ biến dùng cho các phố lẩu có xuất xứ tại Trung Quốc. [/TD] [/TR] [/TABLE] Nhìn bề ngoài, lọ gia vị này giống như một lọ nước tương, trên nhãn mác có đề chữ “Sa Cha Sauce” và thông tin hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc, không hề có nhãn mác phụ đề tiếng Việt theo quy định của Bộ Y tế. Bản thân những người làm đầu bếp thừa nhận: Họ phần nào đó cũng nhận biết được tác hại của các loại gia vị Trung Quốc bởi tất cả gia vị Trung Quốc đều bị cấm sử dụng trong các nhà hàng ăn. “Tôi cũng thừa biết thực phẩm tự nhiên, tươi sống bao giờ cũng là tốt nhất. Sử dụng gia vị Trung Quốc có mặt trái đó là việc chứa chất bảo quản nhằm mục đích giữ cho gói/hộp gia vị sử dụng được lâu, có loại chỉ 1 tháng hay 15 ngày nhưng cũng có loại hạn dùng từ 1 – 2 năm. Nhưng mặt khác, nó tiện dụng, hơn nữa, người tiêu dùng Việt cứ thích ăn ngon, nước lẩu xương không thì cứ kêu là nhạt nên chúng tôi vẫn dùng gia vị này như một "bí quyết" để tăng thêm độ đậm đà cho nước lẩu”, một đầu bếp tại Hà Nội nhận xét. Trao đổi với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - nguyên phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM cho rằng: Mặc dù không biết mức độ độc hại của các loại gia vị lẩu đó như thế nào khi chưa phân tích, kiểm định nhưng nếu nó không nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ Y tế thì chắc chắn không được lưu hành. Việc làm ăn gian dối của các cửa hàng có thể đang từng ngày làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Giật mình công nghệ chế nước mắm bằng muối pha nước lã Nước mắm để lâu bị hỏng là do người bảo quản không biết dùng để cho vi khuẩn tấn công, còn nước mắm pha chế có muối rồi nên khó mà hỏng được. Trong khi các thương hiệu nước mắm lớn đang chiếm thị phần lớn trong thị trường, một vài cơ sở pha chế nước mắm nhỏ vẫn cố bấu víu thời buổi khó khăn để kiếm lời. Nước mắm + ruồi muỗi Trong vai một chủ hàng muốn mua buôn nước mắm bình dân về bán ra thị trường nông thôn, chúng tôi đến một cơ sở chuyên pha chế nước mắm và bán buôn tại Hoàng Mai, Hà Nội. Cơ sở sản xuất nước mắm này khá nhiều khách hàng đến mua vì có tiếng lâu năm trong khu vực. Vừa đến cửa của cơ sở mùi nước mắm đã hơi nồng nặc, dưới cái nhiệt độ 37 độ C của bầu trời Hà Nội càng làm cho không khí trong xưởng pha chế nước mắm này thêm ngột ngạt. Tiếp chúng tôi là một thanh niên làm công cho cơ sở này. Anh chàng hớn hở khoe một số loại mẫu nước mắm đã được nhập về từ trước đang chờ pha ra để bán cho khách hàng. Có hai loại nước mắm đóng chai và nước mắm loại can to bán lẻ từng lít một. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Nước mắm đang được pha chế [/TD] [/TR] [/TABLE] Khu chế xuất này rộng khoảng 30 mét vuông, đặt dưới nền đất ẩm ướt. Khu chỉ có một chiếc thùng gỗ chứa khoảng 2000 lít và một số loại thùng phi đựng nước mắm đang chưng cất. Nhìn thoáng qua những chiếc thùng đựng có màu nâu vàng nhưng khi chúng tôi ngửi không thấy hơi mùi đặc trưng của nước mắm. Người thanh niên trấn an “đó là nước vừa chưng cất lên, chưa có mùi nước mắm, để có mùi nước mắm chỉ cần pha thêm nước mắm nguyên chất là được”. Người thanh niên này mách mua ít nước mắm nguyên chất hoặc loại tinh dầu nước mắm về pha với nước ấm là có thể ra nước mắm rồi. Một lít nước mắm có giá bán chỉ 8000 nghìn đồng thì lấy đâu ra nguyên chất, thực ra chỉ có muối và nước thôi. [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [/TABLE] Khu hỗn hợp gồm những chiếc can lọ, những thùng lớn nhỏ, những chiếc vại đựng nước mắm đầy cáu bẩn. Người thanh niên này chỉ những chiếc vại đó để đựng nước mắm pha chế xong, chở lên ô tô mang ra cửa hàng bán cho khách. Nếu chỉ nhìn thấy những chiếc vại sành loại lớn này khách cũng nghĩ đó là nguyên chất chứ chưa cần đóng chai. “Cơ sở nhà anh lấy nước mắm từ Nha Trang ra nên sản phẩm uy tín lắm, các hàng quán họ cứ đến lấy cả can 20 lít về dùng”. “Nước mắm để lâu bị hỏng là do người bảo quản không biết dùng để cho vi khuẩn tấn công, còn loại pha chế có muối rồi nên khó mà hỏng được". Khi hỏi về chất bảo quản thì người thanh niên này chỉ vòng quanh “Cái đó anh cũng không rõ, anh chỉ là công nhân làm thuê ở đây, công nghệ pha chế của bà chủ, bà ấy bí mật lắm, nhưng anh nghĩ là có chút thì nước mắm lâu hỏng hơn. Nếu nước mắm đơn thuần pha nước sôi để nguội thì chỉ hơn 1 tuần sẽ hỏng". Khi thấy có người lạ đột nhập vào cơ sở sản xuất, bà chủ của cơ sở mặt hằm hằm chạy vào mắng nhân viên “Sao để cho người lạ vào đây, muốn mua hàng thì phải ra cửa hàng trưng bày sản phẩm chứ. Ở đây chỉ là nhà kho để chứa!". Tràn lan nước mắm truyền thống giá siêu rẻ Tại cửa hàng T.P (Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) chuyên cung cấp các mặt hàng nước mắm truyền thống nhưng giá cả ở đây rất rẻ chỉ từ 8 nghìn đến 12 nghìn đồng/lít. Người bán hàng thừa nhận “Nước mắm này đã qua pha chế vài lần, nếu nguyên chất từ trong thùng chượp cá ra thì có giá vài chục nghìn đồng/lít làm gì có giá 7 hay 8 nghìn đồng". Ông chủ cơ sở này cho biết, ông thường nhập sản phẩm nước mắm Nha Trang, Phan Thiết về bán nhưng bán cũng ế ẩm, ngày vài chục lít là nhiều, nếu mình không pha ra thì làm gì có lãi. Ông bật mí “Nếu mua về bán thì kèm theo thêm một vài sản phẩm khác như dấm, mắm tôm, bột canh và phải biết cách pha nước mắm thêm. Loại 7,8 nghìn kia không cần pha nhưng nhiều loại hơi mặn mình cũng cần pha thêm". [TABLE="class: picBox, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Những thùng nước mắm chờ mang ra thị trường [/TD] [/TR] [/TABLE] Anh Hiệu - một lái buôn từ nhiều năm nay thừa nhận rằng để kiếm thêm lời anh thường nấu nước muối để ấm khoảng 20 độ C và pha nước mắm mua từ dưới Nam Định, Thái Bình với nồng độ 25 % nước sôi, còn lại là nước mắm. Nếu loại càng rẻ thì pha thêm nước mắm càng nhiều. Băn khoăn về màu nước khi pha sẽ loãng. Anh Hiệu khẳng khái “kẹo đắng để làm gì?”. Anh buột miệng nếu nhấm nước mắm có vị mặn chát thì chắc chắn được pha thêm nước sôi và kẹo đắng (nước hàng). Việc pha bằng nước hàng còn an toàn chứ một số người họ mua được phẩm màu về pha nhìn nước mắm còn khó phân biệt hơn.
Ngỡ ngàng với 'kỹ xảo' biến thịt ôi thành tươi sau 5 phút Hix hix, thế này thì chẳng dám ăn gì nữa mất. Bạn có biết rằng rất có thể những miếng thịt tươi ngon mà bạn nhìn thấy ngoài chợ đã qua bàn tay chế biến rất tài tình của những người bán hàng "ảo thuật"? Điều đáng sợ là các loại phụ gia, hóa chất tẩy rửa thực phẩm ôi thiu thành tươi sống ở Hà Nội được bày bán tràn lan với giá rẻ. Cùng chúng tớ mò mẫm đến "trung tâm" bán phụ gia ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) để mua chất "tẩy đường" nào. [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Hình dáng của loại phụ gia "kỳ diệu".[/TD] [/TR] [/TABLE] [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Chỉ với 65.000 đồng/ 1kg, các loại thực phẩm đã ôi thiu sẽ không phải bỏ đi nữa mà biến thành thực phẩm tươi sống.[/TD] [/TR] [/TABLE] [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Sau khi tìm hiểu cách thức tẩy rửa thực phẩm, chúng tớ vô cùng ngỡ ngàng bởi những thao tác rất đơn giản.[/TD] [/TR] [/TABLE] [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Chỉ cần lấy nước trong, cho 2 - 3 thìa chất tẩy đường vào. Một mùi hôi kinh khủng bốc lên ngay khi đổ chất tẩy đường vào nước. Sau đó khuấy tan.[/TD] [/TR] [/TABLE] [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Chuối xanh đã gọt vỏ và để 2 ngày, nhựa chuối chảy ra làm đen từng miếng.[/TD] [/TR] [/TABLE] [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Cho vào nước đã pha chất tẩy đường. Chưa đầy 3 giây, đã bắt đầu có sự biến đổi. [/TD] [/TR] [/TABLE] [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Sau 5 giây, toàn bộ đĩa chuối xanh bị thâm trước đó đã trở lại màu xanh tươi như cách đây 2 ngày.[/TD] [/TR] [/TABLE] [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Làm tương tự đối với miếng thịt lợn đã để ôi 2 ngày.[/TD] [/TR] [/TABLE] [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Cho vào nước hòa chất tẩy đường, sau 5 giây, miếng thịt bắt đầu thay đổi màu, một mùi hôi kinh khủng bốc lên.[/TD] [/TR] [/TABLE] [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Và sau 5 phút, miếng thịt ôi, bốc mùi đã biến thành thịt tươi, mùi hôi cũng bay mất.[/TD] [/TR] [/TABLE] [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Sau công đoạn tẩy rửa chuối xanh và thịt ôi, nước có chứa chất tẩy đường cũng biến màu và mùi hôi vẫn bốc lên nồng nặc.[/TD] [/TR] [/TABLE]
Trung Quốc điều tra tai heo giả làm từ hóa chất Cảnh sát Trung Quốc đang điều tra vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở nước này, khi một lô hàng tai heo bị phát hiện hoàn toàn làm từ hóa chất độc hại, theo AFP ngày 16-5. Cảnh sát kiểm tra số tai heo giả thu hồi từ thành phố Cám Châu - Ảnh: Chinabuzz Nhật báo Trung Quốc cho biết số tai heo giả này được phát hiện tại một khu chợ ở thành phố Cám Châu, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Giang Tây, vào cuối tháng 3 sau khi một khách hàng khiếu nại đã ngửi thấy mùi lạ khi nấu số tai heo này. Các quan chức an toàn thực phẩm đã kiểm tra những tai heo giả này và phát hiện chúng được làm hoàn toàn bằng chất gelatin và muối oleate natri. Hai chất này thường được sử dụng trong sản xuất xà phòng. Giáo sư Phạm Chí Hồng thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết số tai heo giả này có thể gây nguy hiểm với sức khỏe con người, “nếu ăn một lượng lớn natri sẽ dẫn đến cao huyết áp và ảnh hưởng chức năng tim”. Không những thế, để bán tai heo giá rẻ thì loại galetin được sử dụng có thể là hàng công nghiệp phẩm chất thấp. Galetin công nghiệp, một chất phụ gia bị cấm ở Trung Quốc, được làm từ các sản phẩm crom và có thể dẫn đến ung thư. Trên các trang mạng của Trung Quốc đăng rất nhiều hình ảnh cho thấy những quan chức địa phương đang kiểm nghiệm một túi có chứa tai heo giả. Chúng có màu nâu nhạt và các khía trông như nhựa. Ngoài ra, số tai heo giả này không có lông hay những mạch máu nhỏ như tai heo thật. Cảnh sát địa phương cho biết đã bắt giữ một người đàn ông, được cho là người chủ bán số lô tai heo giả trên. Hiện vụ việc đang điều tra để tìm ra nguồn cung số tai heo giả này. Sở y tế tỉnh Giang Tây chưa đưa ra bình luận về vụ việc. Món tai heo là một món ăn được ưa chuộng của người Trung Quốc. Cuộc điều tra tai heo giả diễn ra cùng giai đoạn chính quyền phát động cuộc điều tra những người bán rau quả ở tỉnh Sơn Đông về việc họ phun lên bắp cải hóa chất formaldehyde để giữ cho chúng tươi lâu.
đã du nhập vào VN chưa thì có trời mới biết :th_110_: nhưng rất may là mình k biết ăn tai heo :th_099_: