HOT [KitGuru Preview] Trên tay bộ hub điều khiển đa năng ASUS Transfer Express

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 8/5/15.

By umbrella_corp on 8/5/15 lúc 21:41
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    I - ASUS Transfer Express

    Ờ thời điểm hiện tại, nhiều người trong số chúng ta luôn có thói quen sở hữu nhiều thiết bị công nghệ lưu trữ những dữ liệu cá nhân quan trọng trên đó. Tuy nhiên, làm sao có thể quản lý được các dữ liệu đó khi mà chúng được lưu trữ trên nhiều thiết bị tạo nên một vòng hỗn loạn xung quanh bạn? Đấy là còn chưa kể đến các cách thức lưu trữ trên từng thiết bị khác nhau sẽ khiến bạn bị rối khi muốn tìm cách quản lý chúng.

    ASUS Transfer Express là một bộ hub điều khiển trung tâm giúp bạn quản lý tập trung các thiết bị di động và máy tính chẳng hạn như sử dụng cả 2 chiếc máy tính chỉ bằng một bộ bàn phím chuột, nghe nhạc có nguồn phát từ thiết bị di động đến dàn loa kết nối với máy tính hoặc đơn giản hóa quá trình đồng bộ dữ liệu qua lại giữa các máy tính.

    [​IMG]

    ASUS gọi bộ Transfer Express là "giao tiếp chia sẻ các kết nối K.V.M.D.T. (K-Keyboard, M-Mouse, V-Video, D-Data, T-Touch) tốc độ cao giữa 2 máy tính" và nó có khả năng hỗ trợ giao thức AOA (Android Open Accessory) 2.0 dành cho các thiết bị di động. Qua đó, chúng ta có thể thấy tiềm năng trải nghiệm của Transfer Express là rất lớn.

    Hãy tưởng tượng, bạn phải làm việc với một mớ dữ liệu trên máy bàn tại nhà, sau đó bạn truyền tải chúng đến laptop của mình và chỉnh sửa chúng ở đâu đó dẫn đến việc bạn phải chuyển dữ liệu chỉnh sửa xong về lại vị trí cũ theo đường ngược lại. Cứ lặp đi lặp lại việc này mỗi ngày, với rất nhiều dữ liệu và quyết định xử lý khác nhau, bạn sẽ thấy công việc càng trở nên phức tạp và rắc rối đến chừng nào.

    Giả sử như bạn sử dụng phần mềm quan trọng và lưu dữ liệu trên laptop chơi game của mình ở nhà, và muốn chơi game độ phân giải cao trên nhiều màn hình thông qua giao thức mở rộng (extend) hay đúp (duplicated) màn hình? Tất nhiên bạn sẽ không thể nào dùng dây HDMI nối từ laptop đến màn hình vì như thế chỉ mở rộng được có 1 màn hình chứ không phải nhiều màn hình.

    Có thể thiết bị di động của bạn là máy chơi nhạc chính nhưng bạn lại muốn chơi nhạc từ thiết bị di động và phát âm thanh qua bộ loa rời kết nối với máy tính nhưng vẫn nghe được âm thanh báo từ Windows. Đấy cũng là nhu cầu thiết yếu cho một số người hay dùng loa tích hợp trên màn hình kết nối với thiết bị di động đóng vai trò là nguồn phát chính hay đơn giản hơn là những đối tượng không thích sự phiền phức khi phải chuyển nguồn phát âm thanh qua lại từ thiết bị di động và máy tính bàn.

    Có thể là bạn đang sở hữu một chiếc máy tính bảng Android màn hình lớn để làm việc hoặc học tập, và có một lượng lớn văn bản cần phải soạn thảo. Bộ Transfer Express cho phép bạn kết nối bàn phím chuột để sử dụng trên máy tính bản. Nói đến thiết bị ngoại vi, có thể bạn cũng như tôi đang sở hữu 2 hệ thống máy tính và muốn điều khiển chúng chỉ bằng một bộ bàn phím chuột. ASUS Transfer Express có thể làm được chuyện đó.

    Có rất nhiều kịch bản cho bạn để phát huy tiềm năng sử dụng của ASUS Transfer Express, vì thế chúng tôi sẽ thử nghiệm khả năng của nó và phân tích độ tiện dụng cũng như hiệu năng của Transfer Express trong một số trường hợp trên.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Vào thời điểm này, Transfer Express được bán đính kèm cùng bo mạch chủ X99-A/USB 3.1. Hiện tại thì thiết bị này vẫn còn chân ướt chân ráo bước vào thị trường vì thế chúng tôi dự đoán ASUS sẽ bán thiết bị này đại trà vào những lần sau khi mà nhu cầu sử dụng từ người dùng tăng lên.

    ASUS đã nói với chúng tôi rằng bộ Transfer Express có thể được bán rời, Nếu bạn đang có bo mạch chủ ASUS đời cũ thì bạn cũng có thể sử dụng được bộ Transfer Express này.

    Bộ Transfer Express này bao gồm hub điều khiển, 2 dây cáp USB 3.0 loại A ngắn và dài, 1 dĩa driver và 1 sách hướng dẫn.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Bề mặt của bộ ASUS Transfer Express được phủ lớp sơn đen nhám cùng các họa tiết chấm bi dạng nổi rất thích hợp khi đặt trên bàn làm việc (trừ khi thùng máy của bạn có lớp sơn trắng khiến cho Transfer Express trở nên lạc lõng), nhưng lớp sơn trên nền nhựa cứng của Transfer Express rất dễ để lại dấu tay.

    4 feet cao su ở dưới đế Transfer Express (TE) giúp thiết bị này luôn trụ vững bàn làm việc ngay cả việc cắm dây cáp USB 3.0 vào cũng khó khiến cho TE dịch chuyển.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Ở mặt sau TE là 1 cổng USB 3.0 đóng vai trò kết nối trực tiếp đến máy tính bàn chính. Khi sử dụng với thiết bị Android, bàn phím chuột trên máy bàn kết nối với cổng USB 3.0 này sẽ sử dụng được với thiết bị Android.

    Phía trước, từ trái sang phải lần lượt là các cổng USB 3.0 PC to PC, cổng USB 2.0 AOA/OTG, gạc chuyển chế độ AOA/OTG trên nền Android, và 1 cổng USB 3.0 phụ.

    Với kích thước 100(chiều rộng) x 100(chiều dài) x 17 (chiều dày) mm, TE có kích cỡ tương đương với dĩa DVD tất nhiên với độ dày lớn hơn.

    Đặc tả chi tiết:

    [​IMG]
     
    :
    Chỉnh sửa cuối: 9/5/15

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 8/5/15.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      II - Kết nối máy tính tới máy tính (PC to PC)

      Yêu cầu đầu tiên để có thể làm được điều này với ASUS TE là cả 2 máy đều phải dùng phần cứng của ASUS. Vì thế nếu bạn đang có hệ thống máy tính chính đang dùng bo mạch chủ ASUS và muốn kết nối đến các laptop hãng khác như Dell, HP, Lenovo thì bạn không thể làm được, ASUS TE chỉ chơi với các phần cứng của chính hãng và phần mềm điều khiển phải được cài đặt trên cả 2 máy.

      ASUS cần phải thay đổi điều này nếu họ muốn bộ hub TE được phổ biến rộng rãi. Nếu trong tương lại ASUS TE có thể tương thích với nhiều máy tính hãng khác thì chắc chắn nó sẽ là một phụ kiện cực hot trên thị trường phần cứng máy tính.

      Chia sẻ màn hình

      [​IMG]
      [​IMG]

      Cấu hình cho thiết lập này cực kỳ đơn giản. Phần mềm điều khiển của TE cho phép chạy chế độ mở rộng màn hình (extend) khi bạn chọn màn hình bất kì ở vị trí nào làm nguồn phát hình chính cho phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên tôi thấy cấu hình kiểu này với nhiều người sẽ thấy khá phức tạp vì thế hãy dùng chế độ mở rộng của Windows thì đơn giản hơn nữa. Chế độ extend cho phép nhiều màn hình kết nối tới hệ thống có thể sử dụng theo kiểu side by side (chúng tôi đã test thử 3 màn hình rồi).

      Chế độ đúp hình (mirror mode), như tên gọi của nó là lấy màn hình chính và màn hình thứ 2 sẽ là đúp của màn hình chính. Độ phân giải cả hai là tương đương nhau và mật độ điểm ảnh có thể khác tùy theo loại màn hình.

      [​IMG]

      2 logo màn hình màu xanh lá và xanh dương trên sẽ quyết định màn hình nào sẽ bị đúp hình. Chế độ chia sẻ màn hình sẽ bị dừng lại khi bấm nút Stop ở chính giữa cửa sổ làm việc.

      [​IMG]

      Chế độ chia sẻ màn hình hoạt động rất tốt. Tính năng đúp màn hình cực kì tiện cho những người dùng chỉ có duy nhất một đầu xuất hình trên màn hình phụ (như các màn hình G-Sync) khi muốn đúp từ màn hình chính trên laptop mà không phải mày mò cáp nối ở phía sau màn hình và máy tính bàn. Tính năng mở rộng màn hình trên TE cũng hoạt động rất tốt khi chúng tôi đã thử nghiệm trên 3 màn hình.

      Điểm trừ duy nhất là cho dù độ phân giải của màn hình cao đến mấy thì ASUS đã giới hạn độ phân giải tối đa hỗ trợ trên mỗi màn hình chỉ là 2048x1152.

      Chia sẻ bàn phím chuột

      Chế độ này có phương thức hoạt động khá lạ gần như không giống chế độ chia sẻ màn hình ở trên. Khi mà con trỏ chuột chạm tới viền của 1 màn hình thì nó tiếp tục di chuyển sang màn hình thứ 2. Và khi con trỏ này nằm ở màn hình nào thì bàn phím sẽ tương tác với màn hình đấy. Quá trình khá giống với cấu hình một máy tính và đa màn hình (single-PC multi-monitor).

      Âm thanh thì không được chia sẻ như bàn phím chuột, âm thanh chỉ phát ra khi mở nhạc trên hệ thống nào đã kết nối trực tiếp với loa rời. Do đó nếu màn hình 1 của PC 1 có kết nối với dàn loa, còn màn hình 2 của PC 2 không kết nối với loa rời, thì khi mở nhạc bên PC2 sẽ không có âm thanh còn PC1 thì sẽ có âm thanh phát ra.

      Chế độ đồng bộ và truyền tải dữ liệu

      [​IMG]

      Một trong những tính năng lợi ích nhất của TE theo ý tôi chính là phương thức đồng bộ dữ liệu đơn giản của nó. Phần mềm điều khiển cho phép 1 user có thể chia sẻ nhiều folder chứa dữ liệu trên mỗi PC bất kỳ.

      Khả năng đồng bộ dữ liệu trên nhiều folder hay đường dẫn chỉ với 1 click chuột quả là rất tiện và đơn giản, đây chính là điều tôi thích ở ASUS. Với nhiều người (trong đó có tôi), chế độ đồng bộ dữ liệu của TE dễ dàng tiếp cận hơn nhiều so với việc sao chép và dán dữ liệu bằng tay trên windows.

      Nếu bạn phải làm việc xa công ty hay nhà trong thời gian dài, chỉ cần một cú click chuột và đồng bộ dữ liệu trên nhiều folder từ laptop đến máy tính bàn thì việc đó càng trở nên đơn giản hơn với ASUS TE. Hơn nữa, thay vì phải đồng bộ nguyên cụm folder như các trình đồng bộ khác, TE còn cho phép người dùng tự do đồng bộ dữ liệu folder mà họ tự chọn lấy, đấy cũng là một điểm cộng rất lớn dành cho TE.

      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]

      Ngoài tính năng đồng bộ ra, các PC kết nối với TE có thể duyệt file qua lại giữa các ổ đĩa và folder của nhau. TE còn có thêm tính năng điều khiển từ xa nữa.

      Dùng PC1 để duyệt hình trên PC2 thì bạn chỉ cần click chuột lên file hình là xem được rồi. Với file lớn hơn 1GB thì bạn phải copy dạng kéo thả từ một PC đến PC còn lại, trong khi các file nhỏ hơn thì có thể chạy chế độ xem trước (preview). Giới hạn file 1GB sẽ là rào cản nghiêm trọng nếu bạn đang có ý tưởng stream phim trong đầu.

      [​IMG]
      [​IMG]

      Phương pháp đồng bộ dữ liệu của ASUS rất xuất sắc vì tính đơn giản và nhanh chóng của nó. Người dùng có thể chọn dữ liệu bất kỳ để đồng bộ từ máy tính màu xanh dương sang máy xanh lá và ngược lại. Cũng như phương thức copy paste của Windows, các file mới được tạo một cách nhanh chóng khi đồng bộ và khi phát hiện file trùng thì TE sẽ hỏi bạn chép đè hay bỏ qua.

      Giả sử tình huống bạn đang có rất nhiều dữ liệu lớn trên PC1 và muốn truyền tải sang PC2, nếu không có TE bạn sẽ phải dùng đến ổ cứng gắn ngoài USB 3.0. Tuy nhiên với TE bạn sẽ chuyển file trực tiếp qua PC2 luôn mà không cần phải chép dữ liệu từ PC1 lên ổ cứng gắn ngoài nữa, như thế sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

      Tương tự, việc duyệt file qua lại giữa 2 PC có thể thực hiện được thông qua hệ thống mạng tại gia (đã bỏ qua các giao thức bảo mật truy cập như usernam và password). Điểm mấu chốt khác biệt ở đây chính là băng thông truyền tải, với hệ thống mạng thì băng thông tối đa chỉ vào khoảng 1Gbps trong khi với USB 3.0 của TE thì băng thông được mở rộng đến 5Gbps, qua đó tốc độ truyền tải dữ liệu sẽ nhanh hơn rất nhiều.

      [​IMG]

      Chúng tôi đã thử tốc độ truyền tải file (phim HD dung lượng 4.36GB) theo giao thức PC to PC của TE thì giao thức này chậm hơn tầm 1s so với khi copy file trực tiếp từ PC1 lên ổ SSD gắn ngoài thông qua cổng USB 3.0. Tuy thua về tốc độ nhưng về khả năng tiết kiệm thời gian thì TE lại vượt trội hơn khi không cần phải thông qua bước trung gian là phải chép từ SSD lên PC2.
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      III - Sử dụng cùng smartphone và tablet

      [​IMG]

      Chức năng AOA/OTG của các smartphone và tablet Android cho phép chúng ta sử dụng bàn phím chuột trên các thiết bị này, truyền tải dữ liệu và chơi nhạc phát ra dàn loa rời kết nối máy tính. Các thiết bị Android cần phải chạy hệ điều hành 4.1 trở lên và tôi sử dụng chiếc điện thoại Nexus 4 (4.4.4) và tablet NVIDIA Shield (5.0.1) kết nối chúng thông qua cáp micro USB đến ASUS TE.

      Người dùng có thể gán một nút hotkey bất kỳ để bật tắt chức năng bàn phím chuột giữa PC và thiết bị Android kết nối đến TE. Cách này rất thuận tiện cho người dùng muốn nhanh chóng chuyển đổi qua lại khi làm việc nhiều với văn bản trên thiết bị Android và PC.

      Rất tiếtc là chỉ có một chức năng Android hoạt động đồng thời, hoặc là AOA hoặc là OTG, vì thế tôi không thể vừa nghe nhạc từ thiết bị Android phát ra loa rời trên máy tính vừa sử dụng bàn phím chuột để soạn thảo văn bản trên thiết bị Android.

      Chia sẻ dữ liệu

      [​IMG]
      [​IMG]

      Chế độ này có thể nói là vô dụng nhất của TE. Nhiều thiết bị Android khi cắm vào PC đều hiển thị theo dạng ổ đĩa cứng rời, tôi hy vọng là chế độ này sẽ có phần đồng bộ dữ liệu giữa 2 bên thiết bị Android như PC to PC nhưng rất tiếc điều đó không xảy ra.

      Mà nghĩ đi nghĩ lại, liệu khi đồng bộ dữ liệu giữa 2 thiết bị Android, có nhất thiết bạn phải dùng tới cáp hay không khi mà chúng có thể giao tiếp với nhau thông qua Bluetooth hay NFC để chuyển dữ liệu qua lại? Chưa kể muốn sao lưu dữ liệu trên thiết bị Android thì tại sao bạn không sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây tiện lợi hơn nhiều?

      Chế độ nghe nhạc

      Phát nhạc từ thiết bị Android đến dàn loa rời kết nối với máy tính thì TE làm khá tốt. Độ trễ thấp tuy nhiên lâu lâu vẫn có tạp âm phát ra. Và khi nghe nhạc từ thiết bị Android tôi vẫn nghe được các âm báo từ Windows, điều này giúp người dùng có thể nhận biết những gì diễn ra trên máy tính của mình trong khi nghe nhạc.

      Cả Nexus 4 lẫn Shield tablet đều chạy rất tốt với ASUS TE khi dùng chức năng phát nhạc, tuy nhiên chỉ có Shield hỗ trợ điều chỉnh âm lượng còn Nexus 4 thì chỉ cho phép bật tắt âm thanh mà thôi. Để chạy được chức năng này, Windows của bạn phải dùng là bản 8.1.

      Chia sẻ bàn phím chuột

      [​IMG]

      Chế độ này hoạt động rất hiệu quả khi tôi thử nghiệm với Nexus 4 và Shield tablet. Độ trễ từ bàn phím hay chuột gần như là không có.

      Chơi game trên Shield tablet với bàn phím chuột thông qua ASUS TE quả thực là rất đáng để thử nghiệm. Tôi có thể chơi được game Metro Last Light lẫn Dirt Showdown dễ dàng trên Shield tablet. Chưa kể thay vì dùng chuột có dây, tôi dùng chuột bluetooth và bàn phím dây để chơi game bình thường không vấn đề gì.


      Video trên trình diễn khả năng chơi chuột phím trên Shield tablet.
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      IV - Lời kết

      ASUS Transfer Express (TE) quả là một thiết bị rất hay khi nó sở hữu nhiều tính năng độc đáo có thể phù hợp với nhu cầu của nhiều người. ASUS đã gôm lại rất nhiều tính năng từ các thiết bị độc lập và dùng phần mềm để quản lý tập trung trong một chiếc hub điều khiển và giải pháp này cũng cho thấy độ hiệu quả rất cao.

      Tôi rất thích các tính năng khi liên kết PC to PC và chia sẻ bàn phím giữa PC và thiết bị Android. Trải nghiệm khi dùng gần như không có vấn đề gì, chế độ chia sẻ bàn phím chuột rất tuyệt vời khi cho phép người dùng có thể điều khiển nhiều thiết bị cùng lúc và tôi còn có thể chơi game PC ngay trên tablet NVIDIA Shield.

      Chế độ phát nhạc về lý thuyết đấy là tính năng rất hay khi bạn có thể chơi nhạc từ thiết bị Android và phát ra loa kết nối với máy tính. Tuy nhiên, khi tôi thử nghiệm thì lâu lâu vẫn có tạp âm do có độ trễ. Còn chế độ chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị Android rất vô dụng và không đáng quan tâm.

      [​IMG]

      Tính năng mở rộng và đúp màn hình khi sử dụng TE hoạt động gần như không có lỗi lầm nào và nó rất có lợi khi các game thủ có nhu cầu chơi game từ laptop có thể mở rộng lên nhiều màn hình máy tính có độ phân giải cao hơn. Chế độ đồng bộ dữ liệu PC to PC cực kỳ tiện lợi và có thể hoàn thành chỉ thông qua vài click chuột đơn giản.

      Điều cần cải thiện ở ASUS TE chính là khả năng tương thích phần cứng với các hãng khác khi hub điều khiển này chỉ hoạt động với phần cứng ASUS.

      Nguồn: KitGuru
    4. muasaobang
      muasaobang
      chưa hiểu lắm cái này có tác dụng gì???
    5. heartless
      heartless
      là bộ kết nối trung tâm để quản lý tập trung, như là gom hết mấy thiết bị lại để quản lý và điều khiển cho dễ thôi
    6. aladin
      aladin
      nó kết nối bằng gì, sao mà không thấy cổng kết nối gi hết vậy
    7. cungdanmuadong
      cungdanmuadong
      Kết nối thông qua mạng wifi kìa, còn mấy cổng USB là đề nối mấy thiết bị khác như chuột chẳng hạn
    8. darkboy
      darkboy
      cái giao thức AOA là gì khó hiểu quá
    9. giaqua
      giaqua
      Đó là giao thức hỗ trợ kết nối ngoại vi như chuột bàn phím thông qua OTG đó mà

Chia sẻ trang này