HOT [KitGuru Review] ASUS TUF Sabertooth X99

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 20/4/15.

By umbrella_corp on 20/4/15 lúc 21:50
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    x99_small_1.png
    I - Lời giới thiệu


    Độ tin cậy luôn được đảm bảo và chất lượng tản nhiệt luôn được cải thiện theo thời gian là những yếu tố quan trọng mà dòng sản phẩm bo mạch chủ TUF của ASUS luôn hướng đến. Với những bài test chuẩn quân đội cùng chế độ bảo hành 5 năm, các bo mạch chủ TUF đã đảm bảo được cái gọi là sự tin cậy trong con mắt người tiêu dùng.

    Để đảm bảo được độ tin cậy cũng như hiệu suất hoạt động bền bỉ dưới mọi điều kiện môi trường, các kỹ sư của ASUS đã phải đi tìm những phương án tối ưu nhất khi thiết kế chiếc bo mạch chủ cũng như phải chọn lọc rất kỹ các thành phần linh kiện khi chế tạo từng bo mạch chủ một.

    [​IMG]

    Có lẽ tính năng ấn tượng nhất mà chiếc bo mạch chủ ASUS TUF Sabertooth X99 mang lại chính lại bộ giáp tản nhiệt Thermal Armor. Bộ giáp này sẽ đóng vai trò người bảo vệ cho bo mạch PCB và điều hướng luồng gió nóng phát ra từ linh kiện trong khi đó bộ backplate phía sau TUF Fortifier sẽ giúp bo mạch chủ không bị cong theo thời gian cũng như đóng vai trò tản nhiệt cho bo mạch chủ.

    Với những thành phần linh kiện đã được chứng nhận độ bền cao, cùng các giải pháp tản nhiệt được nâng cấp cũng như rất nhiều các tính năng khác đã sẵn sàng cho hệ thống máy tính sử dụng lâu dài, liệu ASUS Sabertooth X99 có xứng đáng được nằm trong hệ thống máy tính của bạn?

    Các tính năng nổi bật:
    • Hỗ trợ cổng USB 3.1 tốc độ 10Gb/s
    • Socket đặc biệt OC Socket giúp hệ thống ép xung tốt hơn
    • TUF Detective - Giám sát hệ thống thông qua smartphone
    • Thermal Armor - Bộ giáp tản nhiệt trước có tác dụng điều hướng luồng gió nóng
    • TUF Fortifier - Bộ backplate chống cong bo mạch chủ và tăng cường tản nhiệt
    • Thermal Radar 2 - Ứng dụng quản lý hệ thống tản nhiệt của bo mạch chủ
    • Các linh kiện tiêu chuẩn TUF (tụ rắn TUF 10K, cuộn cảm TUF và MOSFET, tất cả đều được chứng nhận chuẩn quân đội)
     
    :
    Chỉnh sửa cuối: 19/12/15

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 20/4/15.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      II - Đóng gói sản phẩm và phụ kiện

      [​IMG]
      ASUS Sabertooth X99 được đóng gói trong một chiếc hộp có thiết kế truyền thống của dòng sản phẩm TUF. Một vài thông tin ngắn gọn cũng như tên sản phẩm, đó là tất cả những gì xuất hiện ở phần trước của chiếc hộp.

      [​IMG]
      Nhiều thông tin quan trọng hơn liên quan đến bo mạch chủ đều nằm ở phía sau hộp.

      [​IMG]
      Một số tài liệu nằm trong Sabertooth X99 bao gồm một cuốn sách hướng dẫn, một tờ hướng dẫn lắp ráp và một tờ giấy bảo hành 5 năm. ASUS cũng đính kèm thêm chứng nhận các thành phần linh kiện như tụ điện, cuộn cảm cũng như MOSFET đều đạt chuẩn quân đội.
      Bên cạnh đó, ASUS có cung cấp thêm cho người dùng dĩa driver cũng như logo dán thùng máy TUF.

      [​IMG]
      Chưa hết, nếu có nhu cầu trang trí thêm cho thùng máy của mình, bạn cũng có thể tìm thấy trong phần phụ kiện có 2 miếng sticker TUF khá to.

      [​IMG]
      Phần phụ kiện chính của Sabertooth X99 bao gồm 6 cáp SATA II, bộ đầu nối Front Panel, 1 cầu SLI, và miếng I/O Shield. Điều đặc biệt ở miếng I/O Shield này là nó có vài lỗ thoát nhiệt giúp luồng gió nóng bên trong thùng máy có thể thoát ra khi chúng ta lắp quạt làm mát cho khu vực VRM.
      Tôi rất hài lòng về số lượng cáp SATA cũng như bộ đầu nối Front Panel mà ASUS cung cấp nhưng về cầu SLI thì không. Tôi không rõ ASUS nghĩ gì khi cung cấp 1 chiếc cầu SLI màu cam trong khi tông bo mạch chủ là xám đen. Nếu chiếc cầu SLI này màu đen thì đẹp biết mấy.
      Chạy hệ thống đa card 3-way SLI buộc người dùng phải đầu tư thêm 1 chiếc cầu SLI nữa. Tuy nhiên nếu đã bỏ tiền ra để sở hữu bo mạch chủ tầm cỡ như Sabertooth X99 thì tôi không nghĩ sẽ có người tiếc tiền khi mua thêm cầu SLI.

      [​IMG]
      Thứ này được gọi là Hyper Kit, đây là một chiếc card adapter có đầu cắm M.2 dành cho các thiết bị chuẩn NVMe. Hyper Kit sẽ truyền tải băng thông PCIe 3.0 4x từ khe M.2 lên cổng kết nối mini SAS HD nằm ở trên Hyper Kit để có thể giao tiếp với các thiết bị chuẩn NVMe thông qua cáp kết nối SFF-8639.
      Giải pháp này buộc bạn phải hy sinh một chiếc card đồ họa thứ hai nếu có chạy đa card 2-way SLI/CF nếu không muốn xảy ra lỗi hệ thống. Nếu bạn đang sở hữu cho mình một thiết bị chuẩn NVMe dùng cáp kết nối SFF-8639 thì hãy bật chế độ NVMe trong BIOS lên và bỏ đi chiếc card đồ họa thứ hai (nếu có).
      Nên nhớ rằng giải pháp này chỉ mang tính thử nghiệm và có thể thay đổi khi bo mạch chủ này được bán trên thị trường. Hyper Kit không được bán kèm bo mạch chủ Sabertooth X99 và ASUS chỉ bán rời sản phẩm này mà thôi.

      [​IMG]
      Các miếng che bụi Dust Defenders sẽ che chắn hết tất cả các khe cắm trên bo mạch chủ, tuy nhiên tôi không nghĩ là sẽ có người dùng hết các miếng che này trên bo mạch chủ của họ trừ khi họ có ý định bán Sabertooth X99. Ngoài ra, ASUS còn trang bị các dây cảm biến nhiệt giúp người dùng có thể giám sát nhiệt độ hệ thống trực tiếp trên bo mạch chủ thông qua máy đo nhiệt rời.
      Để giúp hệ thống VRM được tản nhiệt tốt, ASUS cung cấp một quạt phụ 40mm sẽ được lắp ở gần phía miếng chắn I/O Shield. Chiếc quạt này có tốc độ tối đa là 6300rpm, khá ồn ào nhưng bạn vẫn có thể điều khiển tốc quạt thông qua phần mềm quản lý hệ thống trên Windows hoặc BIOS.
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      III - Thiết kế bo mạch và các tính năng

      [​IMG]
      Có lẽ tính năng nổi bật nhất ở ASUS TUF Sabertooth X99 chính là bộ giáp Thermal Armor của nó. Bộ giáp này đóng vai trò bảo vệ cho bo mạch không bị bụi bẩn cũng như ngăn luồng gió nóng thoát từ VGA bay xuống bo mạch.

      Sabertooth X99 được phủ tông màu đen xám xanh lá cho phù hợp với dòng sản phẩm TUF tuy nhiên rất khó để thấy được màu sắc của bo mạch khi mà phần lớn nó được che chắn bởi lớp giáp Thermal Armor. Kích cỡ của bo mạch chủ là ATX tiêu chuẩn.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Hầu hết mọi chỗ kết nối quan trọng đều có thể tương tác dễ dàng dù có Thermal Armor trấn giữ. Tuy nhiên muốn sử dụng kết nối M.2 bắt buộc bạn phải tháo miếng che nhựa ra.

      Phía sau bo mạch chủ là bộ backplate TUF Fortifier đóng vai trò là bệ đỡ, giúp bo mạch chủ không bị cong khi sử dụng lâu dài. Ngoài ra nó cũng có khả năng làm mát cho các linh kiện nằm ở phía trước bo mạch.

      Khi lắp ráp bo mạch chủ này thì bạn đừng nghĩ đến việc đi dây ẩn trong khoảng không giữa bo mạch chủ và thùng máy vì đấy là khoảng không gian mà bộ backplate TUF Fortifier sử dụng. Bộ backplate sẽ giúp bo mạch chủ được gắn chặt chẽ hơn với thùng máy nhờ vào sức nặng của nó và giúp nó trụ vững với các card đồ họa to nặng hay tản CPU lớn khi lắp vào bo mạch chủ.

      [​IMG]
      ASUS trang bị cho Sabertooth X99 bộ socket đặc biệt của mình là OC Socket. Socket này có thêm vài chân phụ vốn không xuất hiện ở socket chính thức LGA2011-3 của Intel để giúp tăng điện đầu vào cho CPU. Có thể nói đây là điểm mạnh của bo mạch chủ này là nhờ vào OC Socket.

      Hệ thống phase nguồn của bo mạch chủ bao gồm 8 phase CPU và 2+2 phase dành cho RAM, và chúng tôi sẽ đi sâu vào chi tiết trong phần sau của bài viết.

      Sabertooth X99 có 8 khe cắm RAM hỗ trợ dung lượng lên đến 64GB RAM DDR4. ASUS cho rằng xung nhịp RAM sẽ được hỗ trợ lên đến 2400MHz trên bo mạch chủ này và thực tế khi chúng tôi thử nghiệm thì xung nhịp có thể kéo cao hơn nhiều (chúng tôi sẽ chứng minh trong phần sau của bài viết).

      Ở khu vực VRM, thực sự rất khó để có thể lắp được các tản nhiệt CPU dạng to hay gầm thấp do kết cấu của bộ tản nhiệt VRM cũng như khoảng không gian dành cho khu vực CPU quá chật hẹp. Nghe cả tản nước như Corsair H100i vốn khá nhỏ gọn nhưng chúnng tôi khi lắp bộ tản nhiệt này vào Sabertooth X99 cũng đã thấy khó khăn rồi chứ đừng nói đến cả tản nhiệt khí to nặng.

      [​IMG]
      CPU được cấp nguồn bởi 2 đầu nguồn PSU 8 pin và 4 pin. Và thực tế chỉ cần 1 đầu 8 pin là đủ cấp nguồn rồi trừ khi bạn cần ép xung điện thế cao hay đơn giản chỉ cân bằng dòng điện cấp thông qua 2 dòng cấp nguồn để đảm bảo độ bền linh kiện.

      [​IMG]
      Thông thường vị trí đặt đầu cắm nguồn 24 pin là ở giữa phía phải bo mạch chủ, tuy nhiên với Sabertooth X99 thì ASUS đặt nó lên phía trên gần với 4 khe RAM. Thực ra đây cũng không phải là vấn đề gì to tát, thậm chí tôi thấy việc đặt ở đây càng giúp tôi dễ dàng đi dây hơn nữa.

      Kế bên đầu nguồn 24 pin là 2 đầu cắm quạt xen giữa là nút MemOK! dùng để sửa lỗi RAM không tương thích với bo mạch chủ trong lần chạy đầu và đầu cắm Front Panel USB 3.0 chipset điều khiển là X99.

      [​IMG]
      Tất cả 10 cổng SATA III của bo mạch chủ đều được điều khiển bởi chipset X99. Cổng 0-5 (tính từ phải sang) được dùng để thiết lập chạy đa ổ cứng RAID trong khi 4 cổng còn lại được dùng cho các ổ cứng không cấu hình RAID.

      2 cổng SATA III được trưng dụng để làm cổng SATA Express băng thông 10Gb/s. Cổng SATA Express có thể được sử dụng thoải mái vì nó không chia sẻ băng thông với cổng M.2.

      Chipset X99 được làm mát bởi miếng tản nhiệt màu đen nhìn rất đẹp mắt và ngầu.

      [​IMG]
      Hệ thống chạy đa card VGA SLI 3-way chỉ được CPU có băng thông 40 lane hỗ trợ mà thôi. Với CPU 40 lane, băng thông các khe PCIe x16 được phân chia theo công thức x16/x16/x8. Khe thứ ba chia sẻ băng thông với khe M.2 PCIe 3.0 x4 vì thế khi sử dụng bạn chỉ được quyền chọn một.

      Nói đơn giản, bạn chỉ có thể chạy đa card SLI 3-way với CPU 40 lane và bạn sẽ phải hy sinh luôn cả khe M.2 (khe M.2 này không tương thích với M.2 SSD chuẩn SATA).

      Dùng CPU 28 lane thì bạn chỉ có băng thông phân bổ như sau x16/x8/x4 vốn thích hợp chạy CF 3-way chứ không phù hợp cho SLI 3-way. Cũng như trường hợp dùng CPU 40 lane, khe M.2 cũng sẽ bị cắt mất.

      2 khe PCIe ngắn còn lại sẽ sử dụng băng thông kết hợp của PCIe 2.0 từ chipset X99. Dù khe PCIe thứ hai trên bo mạch chủ là x4 nhưng thực tế băng thông sử dụng chỉ là 2 lanes (tức x2), qua đó khe này sẽ là nơi cắm các thiết bị như SSD chuẩn PCIe hay card mở rộng USB 3.1.

      Khe PCIe 2.0 x1 sẽ lấy mất 1 lanes từ khe PCIe 2.0 x4 khi gắn các thiết bị chuẩn PCIe lên 2 khe này thì mỗi khe chỉ có băng thông là 1x.

      [​IMG]
      Các chấu kết nối Front Panel của bo mạch chủ bao gồm các chấu đầu ra cho các nút trên thùng máy nằm ở phía phải và đầu ra âm thanh nằm ở phía trái. 2 chấu đầu cắm Front Panel USB 2.0, 1 đầu cắm USB 3.0 Front Panel cũng như đầu ra Thunderbolt đều được đặt ở giữa khúc dưới của bo mạch chủ.

      Chấu cắm COM và TPM đều được nằm gần sát với 4 đầu cắm quạt 4 pin. Ngay phía trên của 3 chấu cắm quạt là bộ 3 chấu cảm biến nhiệt được sử dụng với các dây cảm biến nhiệt trong phần phụ kiện.

      1 chiếc card đồ họa gắn ở khe PCIe cuối cùng sẽ che hết các cổng kết nối này.

      [​IMG]
      Khu vực cổng kết nối I/O của Sabertooth X99 gồm:
      [​IMG]
      10 đầu cắm quạt 4 pin được rải đều khắp bo mạch chủ cùng với 1 quạt phụ cỡ nhỏ như quạt chipset của laptop. Các vị trí cắm quạt rất tốt nhưng tôi vẫn chưa rõ là tại ASUS không đặt đầu cắm quạt thùng phía sau máy ở vị trí thường đặt như ở các bo mạch chủ khác.

      Các đầu cắm quạt này đều thuộc chuẩn PWM và chúng có thể được điều tốc bằng BIOS hay ứng dụng quản lý Thermal Radar 2 trên Windows. Điều này giúp những người sử dụng tản nước không phải tốn tiền để mua bộ điều tốc quạt rời.

      Chip điều khiển TUF ICe và Nuvoton NCT6791D-A đóng vai trò điều khiển quạt và giám sát nhiệt độ hệ thống trong khi chip TPU sẽ giúp hệ thống tự động ép xung.

      [​IMG]
      Tháo miếng nhựa che ở phía trên bên trái bo mạch chủ chúng ta sẽ lắp thêm 1 quạt phụ 40mm 6300rpm ở đây để thổi gió má vào khu vực tản nhiệt MOSFET. Chiếc quạt này bắt đầu ồn khi chạy khoảng 4000rpm. Tôi chỉ bật nó lên khi nào CPU đang nóng và khi đó tiếng ồn từ quạt phụ 40mm sẽ bị tiếng ồn từ bộ tản nước H100i của tôi lấn át.

      Để gắn M.2 SSD vào bắt buộc tôi phải tháo miếng nhựa che đi. Khe M.2 trên Sabertooth X99 hỗ trợ các dạng M.2 SSD có kích thước 40, 60, 80 và 100mm, chuẩn M.2 SSD hỗ trợ là PCIe và chuẩn SATA không được hỗ trợ.

      [​IMG]
      Bo mạch chủ Sabertooth X99 rất hợp tông với các thùng máy có nội thất màu đen như thùng máy NZXT Phantom 630 mà tôi đang sử dụng đây.

      Soi các thành phần linh kiện và bộ giáp Thermal Armor

      [​IMG]
      [​IMG]
      Tháo bộ giáp Thermal Armor và bộ backplate TUF Fortifier chỉ bằng vài động tác tháo ốc đơn giản mà thôi.

      Có thể thấy rõ bộ giáp Thermal Armor chỉ là miếng bảo vệ mặt trước bo mạch chủ làm bằng nhựa cứng nhưng đấy không hẳn là điểm trừ vì mục đích của nó chỉ là chống bụi bẩn và duy trì luồng gió mát cho bo mạch chủ ở phía dưới. Còn Foritifer thì được trang bị lớp keo tản nhiệt VRM nằm ở phía trên nhằm giúp khả năng tản nhiệt ở khu vực này tốt hơn.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Khi lột trần ra, Sabertooth X99 vẫn giữ lại lối thiết kế truyền thống của dòng TUF nhất là phần phủ màu cho các khe cắm trên bo mạch.

      Rõ ràng ASUS đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ở phần mặt tiền của bo mạch chủ để dự phòng cho trường hợp người dùng sẽ tháo bộ giáp Thermal Armor ra và chơi ép xung ni tơ lỏng. Nếu người dùng muốn dùng tản nhiệt ni tơ lỏng trên MOSFET (nếu có) thì nhiều khả năng họ sẽ phải tháo miếng heatsink MOSFET ra.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Không có một linh kiện cấp nguồn nào tỏa nhiệt gần khu vực I/O. Qua đó việc bộ heatsink MOSFET chạy dọc từ khu vực này đến khu vực I/O có khả năng tản nhiệt rất tốt.

      Hệ thống 8 pha nguồn cấp nguồn cho CPU bao gồm các cuộn cảm TUF (ký hiệu R15A 1501), tụ rắn 10K Nhật Bản và các MOSFET được cấp chứng nhận tiêu chuẩn quân đội.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Chip điều khiển Digi+ ASP1257 sẽ quản lý hệ thống cấp nguồn CPU. Tôi phải thừa nhận là rất bất ngờ khi ASUS trang bị cho Sabertooth X99 bộ MOSFET dual N-channel NTMGD4C85N (ký hiệu 4C85N) từ hãng sản xuất linh kiện bán dẫn ON.

      Các MOSFET này cũng được trang bị trên bo mạch chủ X99-A rẻ tiền của ASUS. Và cái đẳng của MOSFET loại này rõ ràng không thể sánh được với MOSFET IR3550 PowIRStage của hãng International Rectifiers sử dụng trên bo mạch chủ ASUS X99-Deluxe và Rampage V Extreme.

      [​IMG]
      Ngay phía dưới các MOSFET mặt trước là 8 con MOSFET International Recifiers IR3535M floating N-channel. Các MOSFET này được tản nhiệt trực tiếp thông qua bộ backplate Fortifier.

      [​IMG]
      [​IMG]
      1 con chip Digi+ ASP1250 sẽ quản lý từng bộ 4 khe RAM (tổng cộng 2 bộ). Mỗi bộ 4 khe RAM được cấp nguồn bởi 2 MOSFET International Rectifiers IR3553M, 2 cuộn cảm ký hiệu R30PS, 1 bộ tụ rắn và 1 bộ chuyển GSTek GS9238.

      [​IMG]
      Bộ heatsink VRM của Sabertooth X99 có 2 phần, phần thứ nhất dẫn nhiệt trực tiếp lên bộ heatsink từ các MOSFET sau đó nhiệt sẽ được dẫn đến phần thứ hai thông qua 1 ống đồng mạ nikel. Phần thứ hai này sẽ được tản nhiệt bằng quạt phụ 40mm gắn trên lớp giáp Thermal Armor gần khu vực I/O.
      Chỉnh sửa cuối: 22/4/15
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      IV - Giao diện BIOS

      Giao diện BIOS của Sabertooth được kế thừa từ khá nhiều bo mạch chủ ASUS X99 khác, điểm khác biệt giữa nó và các bo mạch chủ khác chỉ là thêm các tùy chọn liên quan đến tản nhiệt.

      [​IMG]
      Giao diện mở đầu của BIOS bo mạch chủ này là trang tổng hợp nhiều thông tin liên quan đến hệ thống.

      Giao diện này rất hữu dụng với những người dùng chưa có nhiều kinh nghiệm thao tác với BIOS vì tính đơn giản và trực quan của nó.

      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      Chức năng EZ Tuning sẽ tự động phát hiện các thành phần linh kiện được lắp trên bo mạch chủ trước khi cho phép người dùng có thể chọn lựa các kịch bản sử dụng máy như chơi game hay làm việc và sau đó chọn phương pháp tản nhiệt cho CPU. Sau khi chọn xong, trình EZ Tuning sẽ tiến hành vài bài test hệ thống và chọn ra mức xung nhịp CPU và RAM mà Sabertooth X99 có thể đáp ứng.

      Nếu lựa chọn kịch bản sử dụng máy là Gaming/Media (chơi game xem phim) thì hệ thống sẽ ép xung RAM và CPU trong khi Daily Computing (Làm việc hàng ngày) thì chỉ ép xung CPU mà thôi. Tuy nhiên hãy cẩn thận vì chưa chắc xung nhịp sau khi ép sẽ hoạt động tốt, nhiều bo mạch chủ ASUS khác gặp vấn đề khi ép xung bộ nhớ RAM bằng cách này khi chạy mức xung 3000MHz mà không bật XMP lên.

      [​IMG]
      Ngoài ra EZ Tuning còn có thể giúp người dùng thiết lập RAID dễ dàng.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Mục AI Tweaker sẽ là nơi chúng ta thiết lập các thông số ép xung. Từ xung nhịp, điện thế cấp, thông số điện nguồn... tất cả đều phải thông qua mục AI Tweaker.

      ASUS cho phép người dùng có thể tùy chỉnh sâu vào xung nhịp và điện thế cấp. Nếu bạn tự tin vào hệ thống tản nhiệt của mình thì bạn nên mở chế độ mở khóa điện thế (chế độ này được khóa bằng jumper ngay trên bo mạch chủ).

      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      Điểm tôi cực thích ở AI Tweaker là bộ giao diện đơn giản của nó. Các tay ép xung nghiệp dư có thể đọc hiểu các thông số dễ dàng, nhưng ở các thông số nâng cao thì họ không nên đánh động đến vì đó dành cho các tay ép xung có kinh nghiệm.

      [​IMG]
      [​IMG]
      ASUS cung cấp khá nhiều bộ chia RAM dù không phải tất cả chúng đều hữu dụng trong thời đại hiện nay. Và ở đây cũng có rất nhiều thông số RAM được ASUS cho phép người dùng điều chỉnh.

      [​IMG]
      Các tùy chỉnh khác liên quan đến hệ thống đều nằm trong mục Advanced dạng như phân chia lane PCIe cũng được tùy chỉnh tại đây.

      [​IMG]
      [​IMG]
      ASUS Q-fan control là tập hợp các profile thông số quạt dưới giao diện đồ họa. Ngoài ra nếu muốn chi tiết hơn người dùng có thể qua mục phụ Monitor.

      Q-fan tỏ ra rất hiệu quả tuy nhiên giới hạn tốc độ thấp nhất của quạt chỉ là 20%. Khá thất vọng khi tôi mong chờ tùy chọn 0% sẽ xuất hiện trên bo mạch chủ này.

      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      Nhiệt độ và thông số tốc quạt được hiển thị trên trang Monitor. Các thông số liên quan đến từng dây cảm biến nhiệt (nếu bạn có lắp vào bo mạch) cũng được hiển thị tại đây.

      Tất cả các quạt làm mát đều được điều khiển thông qua giao thức PWM hay DC tùy theo cảm biến nhiệt. Trong khi quạt phụ 40mm làm mát khu vực VRM không thể được điều chỉnh 0% tốc quạt trong BIOS và chỉ có thể chỉnh được trên ứng dụng Windows.

      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      4 công cụ khác trong BIOS bao gồm GPU Post dùng để xem thông tin card đồ họa, EZ Flash 2 dùng để flash BIOS, OC Profile gồm 8 profile hệ thống cho phép người dùng lưu trữ lại thông số cấu hình hệ thống và SPD để xem thông tin RAM.

      OC Profile còn cho phép bạn lưu cấu hình trên USB cực kỳ dễ dàng và tiện lợi.

      [​IMG]
      Người dùng có thể thêm vào các mục ưa thích trong BIOS để truy xuất nhanh nếu muốn.
    4. umbrella_corp
      umbrella_corp
      V - Phần mềm đi kèm

      [​IMG]
      Thermal Radar 2 là một phần nhỏ trong trình quản lý hệ thống Ai Suite 3 cho phép bạn có thể điều chỉnh thông số liên quan đến nhiệt độ hệ thống, tốc quạt làm mát cũng như cấu hình năng lượng sử dụng và giám sát chúng.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Mục điều khiển quạt mở rộng cho phép người dùng có thể điều chỉnh tốc quạt theo từng mức độ như mục Q-Fan Control trong BIOS. Ở đây, từng quạt làm mát cho từng khu vực sẽ được tùy chỉnh và lưu lại cấu hình.

      Ngoài ra Thermal Radar 2 còn có công cụ phân tích hiệu suất tản nhiệt CPU theo tỉ lệ *C/W qua đó cho người dùng biết khi nhiệt độ CPU đạt được mức nào thì điện thế cấp cho CPU sẽ tịnh tiến theo.

      [​IMG]
      Các mức điện thế, nhiệt độ linh kiện hay tốc quạt đều được giám sát dưới giao diện đồ họa rất tiện lợi cho việc giáp sát hệ thống khi đang thử nghiệm chạy test ổn định khi ép xung.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Phần điều chỉnh liên quan đến CPU và RAM trong phần Digi+ Power Control khá giới hạn.

      [​IMG]
      Ứng dụng ASUS USB 3.1 Boost dùng để tăng tốc cho các thiết bị USB khi chạy Windows 7 (vốn không có được tốc độ cao như USB 3.0 trên Windows 8.1)

      Ứng dụng này bật chế độ tăng tốc UASP cho các thiết bị USB cắm vào hệ thống chạy Windows 7. Kể từ khi ASRock bỏ chế độ UASP trên trình tăng tốc USB của mình (XFast USB) hồi mới ra chipset Z97, ASUS USB 3.1 Boost là ứng dụng duy nhất cho phép các thiết bị USB có thể vượt qua mức tốc độ truyền tải 400MBps khi sử dụng USB 3.0 trên Windows 7.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Turbo LAN có tác dụng tương tự như trình quản lý băng thông mạng Killer Network Manager cho phép người dùng có thể tối ưu hóa băng thông Internet của mình theo nhu cầu.

      [​IMG]
      ASUS Media Streamer thì như tên gọi của nó, giúp người dùng truyền tải các nội dung kỹ thuật số trong một mạng thông qua hình thức stream qua mạng.

      TUF Detective Mobile App

      [​IMG]
      [​IMG]
      Ứng dụng TUF Detective hoạt động rất hiệu quả trên chiếc Nexus 4 của tôi chạy hệ điều hành Android 4.4.4. Phần mềm này cho phép người sử dụng có thể điều khiển hệ thống, xem thông tin cũng như giám sát hoạt động hệ thống trên điện thoại.

      [​IMG]
      Các thông số như điện thế, nhiệt độ hay tốc quạt đều có những section riêng để trình bày cho người dùng thấy nhiều thông tin bổ sung.

      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      Các thông tin về nhiệt độ cũng như mức điện thế được cung cấp trực tiếp bởi chip quản lý TUF ICe và Nuvoton.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Tôi nghĩ phần mềm này sẽ rất thú vị, hãy nghĩ đến việc vừa chơi game mà vừa có thể xem thông tin hệ thống trực tiếp thông qua điện thoại, không vui mới là lạ.
    5. umbrella_corp
      umbrella_corp
      VI - Cấu hình test

      Chúng tôi sẽ test bo mạch chủ Sabertooth X99 cùng CPU i7-5960X chạy ở xung mặc định 3GHz (tăng tốc lên 3.5GHz theo xung nhịp định danh của Intel). Phần ép xung sẽ được thực hiện ở gần cuối bài viết.

      [​IMG]

      Mặc định, Sabertooth X99 sẽ tự động thiết lấp chế độ tăng tốc đa nhân (Multi-core turbo - MCT) và buộc CPU i7-5960X phải chạy ổn định mức xung 3.5GHz khi chế độ XMP được bật.

      ASUS cấp điện cho CPU là 1.2V để đạt được mức xung 3.5GHz chạy ổn định trong chế độ MCT. Mức điện này cao hơn nhiều so với các đối thủ khác như ASRock chỉ dùng 1.07V và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến độ tiêu thụ điện cũng nhiệt độ CPU khi test mặc định.

      Tuy nhiên như thế đối với các tay ép xung cũng chẳng là gì cả.

      [​IMG]
      Ứng dụng quản lý ASUS AI Suite 3 sẽ giám sát mức điện thế theo thời gian thực tốt hơn CPU-Z. Chế độ MCT dùng mức điện thế cố định 1.2V cho CPU và nó hoàn toàn không rớt khi test tải nặng.

      Hệ thống test bo mạch chủ X99:
      • VXL: Intel Core i7 5960X ES (chạy xung 3.5GHz).
      • RAM: 16GB (4x 4GB) G.Skill Ripjaws4 2666MHz CL15 DDR4 @ 1.20V.
      • Card đồ họa: Asus R9 280X Matrix Platinum 3GB.
      • SSD: 500GB Samsung 840.
      • Tản CPU: Corsair H100i.
      • Thùng máy: NZXT Phantom 630.
      • Nguồn: Seasonic Platinum 1000W.
      • OS: Windows 7 Professional with SP1 64-bit.
      Các bo mạch chủ khác đem ra so sánh:
      • ASRock X99 OC Formula (BIOS v1.16) – với 16GB (4x 4GB) Corsair Vengeance LPX 2800MHz @ 2666MHz 16-18-18-44 DDR4 1.25V
      • ASRock X99 Extreme11 (BIOS v1.00) – với 16GB (4x4GB) G.Skill Ripjaws4 2666MHz 15-15-15-35 DDR4 1.25V.
      • ASRock Fatal1ty X99 Professional (BIOS v1.50) – với 16GB (4x 4GB) Corsair Vengeance LPX 2800MHz @ 2666MHz 16-18-18-44 DDR4 1.25V
      • Asus X99 Deluxe (BIOS 0801) – với 16GB (4x4GB) G.Skill Ripjaws4 3000MHz 15-15-15-35 DDR4 1.35V.
      • MSI X99S Gaming 7 (BIOS V17.3B1) – với 3.56GHz CPU and 16GB (4x 4GB) Corsair Vengeance LPX 2800MHz CL16 DDR4 @ 2800MHz 1.20V.
      Phần mềm:
      • Asus Sabertooth X99 BIOS v0216 (mới nhất).
      • Driver VGA Catalyst 14.9.
      Trình test:
      • 3DMark 1.3.708 – Fire Strike (Hệ thống)
      • SiSoft Sandra 2014 SP2 – Processor arithmetic, memory bandwidth (Hệ thống)
      • Cinebench R15 – All-core CPU benchmark (CPU)
      • WinRAR 5.10 – Built-in benchmark (CPU)
      • HandBrake 0.9.9 – Convert 4.36GB 720P MKV to MP4 (CPU)
      • ATTO – SATA 6Gbps, USB 3.0, M.2 transfer rates (Bo mạch chủ)
      • RightMark Audio Analyzer – General audio performance test (Bo mạch chủ)
      • Bioshock Infinite – 1920 x 1080, ultra quality (Chơi game)
      • Metro: Last Light – 1920 x 1080, high quality (Chơi game)
      • Tomb Raider – 1920 x 1080, ultimate quality (Chơi game)
    6. umbrella_corp
      umbrella_corp
      VII - Các bài test liên quan đến hệ thống

      3DMark FireStrike

      [​IMG]

      Sandra Processor Arithmetic

      [​IMG]

      Sandra Memory Bandwidth

      [​IMG]

      Sabertooth X99 đã cho thấy được khả năng của mình ở set trình bench đầu tiên. Điểm Physics của 3DMark giúp bo mạch chủ có được vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng trong khi đó Sandra Memory Bandwidth giúp Sabertooth X99 có được vị trí chấp nhận được.

      Ở phần test Sandra Processor Arithmetic thì Sabertooth chỉ đứng hạng kế cuối nhưng khoảng cách hiệu năng giữa nó và người đứng đầu là không thực sự đáng kể.
    7. umbrella_corp
      umbrella_corp
      VIII - Các bài test liên quan đến CPU

      Cinebench R15

      [​IMG]

      WinRAR

      [​IMG]

      Handbrake Conversion

      [​IMG]

      Kết quả của 2 phần test Cinebench R15 và Handbrake Conversion cho ra kết quả khá khả quan. Riêng bài test WinRAR thì Sabertooth X99 chỉ đạt hạng cuối cùng với cách biệt 4% hiệu năng so với ASRock X99 Extreme11.
    8. umbrella_corp
      umbrella_corp
      IX - Các bài test liên quan đến game

      Bioshock Infinite

      Chúng tôi sẽ test game Bioshock với cấu hình Ultra ở độ phân giải 1080p.

      [​IMG]

      [​IMG]

      Metro: Last Light

      Game này chúng tôi test ở mức High cùng độ phân giải 1080p.

      [​IMG]

      [​IMG]

      Tomb Raider

      Game này chúng tôi test ở mức Ultimate cùng độ phân giải 1080p.

      [​IMG]
      [​IMG]

      [​IMG]

      Hiệu năng chơi game của Sabertooth X99 rất tốt và nó cùng Fatal1ty X99 Professional của ASRock thay nhau chia sẻ 2 vị trí dẫn đâù trong cả 3 game.
    9. umbrella_corp
      umbrella_corp
      X - Các bài test liên quan đến bo mạch chủ

      Cổng M.2

      Chúng tôi sử dụng SSD M.2 Plextor M6e để test thử tốc độ của cổng M.2 trên bo mạch chủ Sabertooth X99 và phiên bản M6e mà chúng tôi test có dung lượng 512GB.

      [​IMG]

      Cổng SATA

      Ở bài test cổng SATA III, chúng tôi dùng SSD Kingston HyperX 3K.

      [​IMG]

      USB 3.0

      Chúng tôi dùng SSD Kingston HyperX 3K và adapter chuyển từ SATA III sang USB 3.0 được điều khiển bởi chip ASMedia ASM1053.

      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]

      Âm thanh

      Chúng tôi dùng phần mềm RightMark Audio Analyzer (RMAA) để test card âm thanh onboard của Sabertooth X99 với băng tần và tần số âm thanh thử nghiệm lần lượt là 24 bit và 192kHz.

      [​IMG]

Chia sẻ trang này