Làm thế nào để làm chủ bộ não và đạt được mục tiêu của mình

Thảo luận trong 'Share everything' bắt đầu bởi La Vy, 8/9/15.

  1. La Vy

    La Vy Member

    Bài viết:
    389
    Đã bao giờ bạn đặt ra cho mình một mục tiêu táo bạo và thực sự hứng thú với những gì sắp làm, nhưng rồi chỉ vài ngày sau đó, bạn cảm thấy mọi nguồn cảm hứng gần như biến mất chưa? Trong chúng ta ai cũng ít nhất một lần rơi vào trạng thái như vậy, nhưng nếu biết cách vượt qua, mục tiêu phía trước chỉ còn là chuyện nhỏ.

    [​IMG]
    Những lúc gặp thất bại, chúng ta thường nghĩ nếu cố gắng hơn, thành công sẽ đến với mình. Nhưng đôi khi, sự cố gắng không thôi là chưa đủ, cần phải biết rõ mình sẽ phải làm gì, mình có những gì để có thể tận dụng tất cả vào một mục tiêu phía trước.

    Bộ não chúng ta chi phối tất cả hoạt động hằng ngày, do đó khi một mục tiêu đặt ra được thu nạp vào bộ não, nó sẽ có những phản ứng khác nhau để xử lí cho những thông tin đó. Vậy, làm thế nào chúng ta kiểm soát được phản ứng bộ não của mình trước những mục tiêu đã đề ra để có thể dành được chiến thắng? Sau đây là một số gợi ý nho nhỏ dành cho các bạn.

    CHIA NHỎ MỤC TIÊU

    Trẻ em (hay đôi khi cả người lớn) luôn có những ước mở thật to lớn và đặt ra những mục tiêu hết sức táo bạo so với lứa tuổi. Điều đó chẳng có gì sai, nhưng, với mục tiêu đòi hỏi sự cố gắng trong một thời gian dài, sẽ rất dễ khiến chúng ta mất phương hướng rằng mình đã đi được tới đâu, đã làm được gì, hơn là chia nhỏ mục tiêu đó ra thanh những mục tiêu nhỏ hơn và hoàn thành chúng.

    Chia nhỏ mục tiêu lớn ra sẽ làm giảm gánh nặng cho bộ não khi không phải đặt mình vào một việc làm quá sức, con đường đi thậm chí có thể ngắn hơn và dễ dàng thành công hơn nếu chúng ta làm như vậy.

    [​IMG]
    Lấy ví dụ bạn là một người kém giao tiếp và đang muốn nâng cao kĩ năng giao tiếp xã hội của mình. Thay vì đặt mục tiêu phải bắt chuyện với một ai đó và nói với họ trong vòng mười phút, hãy thử nháy mắt hay mỉm cười với 5 người mà mình hay giao tiếp trong gia đình.

    Một khởi đầu dễ dàng sẽ khiến bạn không bị chán nản và lấy động lực để hoàn thành những bước tiếp theo của mục tiêu lớn, giờ thì hãy thử mỉm cười hay bắt tay với một vài người bạn trong lớp, trước khi mở lời khen rằng chiếc áo họ đang mặc trông thật đẹp.

    Làm thế nào để chia nhỏ mục tiêu?

    Với những mục tiêu nhỏ được chia ra từ một mục tiêu lớn, cần đảm bảo những tiêu chí sau:
    • Rõ ràng: Như thế nào là rõ ràng? Đó là bạn biết được mục tiêu đó cần phải làm gì, và kết quả đạt được là gì
    • Khả thi: Một mục tiêu đặt ra nhưng không có tính khả thi thì chỉ tốn thời gian và công sức của chính mình. Do đó, hãy xác định điều này ngay từ đầu
    • Có thời hạn rõ ràng: Đặt ra deadline cho mục tiêu của mình sẽ giúp bạn có ý thức phải thực hiện công việc đúng hạn, hơn là không
    • Nhận được gì sau khi hoàn thành mục tiêu: Sau những cố gắng đáng được ghi nhận, bạn sẽ cần suy ngẫm xem mình đã gặt hái được thành quả gì. Và những thành quả đó có góp phần giúp mình đạt được mục tiêu lớn hay không. Xác định rõ sẽ giúp bạn dễ dàng đặt ra những mục tiêu kế tiếp

    VIẾT MỤC TIÊU RA GIẤY

    Viết nội dung ra giấy sẽ giúp não bộ của bạn ghi nhớ điều ấy lâu hơn 30%. Do đó, hãy viết những mục tiêu trước mắt của mình ra giấy để không bỏ lỡ những việc quan trọng cần làm, sử dụng Sticky Note và dán chúng ở những nơi hay lui tới.

    [​IMG]
    Việc ghi thứ gì đó ra giấy sẽ kích hoạt một hệ thống trong não bộ của bạn có tên là RAS System, hệ thống này chịu trách nhiệm lọc những thông tin không cần thiết để giúp bạn tập trung vào những điều quan trọng hơn.

    Đã bao giờ bạn có ý định mua một thứ gì đó và ngay cả lúc ngủ bạn cũng mơ về nó chưa. Đó là khi hệ thống RAS thực sự làm việc, vì bạn cho rằng thứ đó là quan trọng và não bộ sẽ giúp bạn đặt toàn bộ sự chú ý vào đó mà bỏ qua những thứ khác.

    SỬ DỤNG THÓI QUEN CỦA MÌNH NHƯ MỘT LỢI THẾ

    Mỗi sáng thức dậy, bạn thường dành bao lâu cho việc suy nghĩ trước khi dậy khỏi giường và đi rửa mặt? Có lẽ là không nhiều, bởi vì đó đã là một thói quen. Thói quen ăn sâu vào bộ não của chúng ta và chi phối tới cuộc sống hằng ngày của mỗi người.

    [​IMG]
    Thói quen được kiểm soát bởi một vùng đặc trưng của của não gọi là cuống não. Cuống não kết nối não bộ với tủy sống, chịu trách nhiệm cho việc hình thành và duy trì các thói quen.

    Theo Chasles Duhigg, tác giả của cuốn "The Power of Habit", thói quen là tập hợp của "tín hiệu, hành động và kết quả". Ví dụ, với thói quen đánh răng buổi sáng, bạn thức dậy vào mỗi biểu sáng (đó là tín hiệu), sau đó cầm bàn chải, nặn kem rồi đánh răng (hành động) và bắt đầu có cảm giác trong miệng của mình (kết quả).

    Vậy, làm thế nào để tận dụng thói quen của mình như một lợi thế?

    Hãy biến những thói quen của mình thành những hành động có thể giúp bản thân đạt được mục tiêu đang hướng tới một cách tự nhiên. Lấy ví dụ, bạn muốn luyện tập thể dục nhiều hơn, những thói quen sẽ trông như thế này:
    • Tín hiệu: Đặt đôi giày của bạn ngay trước cửa trước khi đi làm, để lúc về nhà nhìn thấy nó, bạn sẽ nhớ "À, mình sẽ phải chạy bộ"
    • Hành động: Hãy đặt mục tiêu cho thời gian chạy của mình tăng dần lên, 10 phút, 15 phút, 30 phút....hay 100m, 500m,...Đó gọi là chia nhỏ mục tiêu
    • Kết quả: Sau khi đã thấm mệt, hãy tự thưởng cho mình một cốc bia hay ăn chút gì đó bên cạnh chiếc TV đang chiếu chương trình mà mình yêu thích.
    Tất cả mục tiêu hay khó khăn phía trước bạn đều có thể vượt qua và đạt được. Quan trọng là cách nhìn nhận và xử lý vấn đề, đối mặt với những rào cản là cách tốt nhất để có thể vươn tới những mục tiêu xa hơn của bản thân.

    [​IMG]
    Chúc các bạn thành công với những mục tiêu và hoài bão của mình!
     
    :

Chia sẻ trang này