Loadcell cân ô tô ZSFY hay bị gãy, cong chốt chống xoay? Loadcell cân ô tô ZSFY-AmCells mà tôi sử dụng thường bị gãy, cong chốt chống xoay sau một thời gian sử dụng 5-6 tháng, lí do tại sao và cách khắc phục? Có 2 lí do chính gây nên tình trạng như vậy: 1. Do cách lắp đặt loadcell cân ô tô chưa đúng Thông thường khi lắp đặt loadcell cân ô tô, nhân viên lắp đặt thường gá đặt loadcell hướng chốt chống xoay của loadcell theo hướng dọc bàn cân của cân ô tô (hình 1 - bên trái) hoặc theo hướng vuông góc với bàn cân của cân ô tô (hình 1 - bên phải). Hình 1: hai cách gá đặt loadcell cân ô tô ZSFY Với cách lắp đặt loadcell cân ô tô thứ nhất (hình 1 - bên trái), khi có xe lên bàn cân, cân ô tô bị dao động dẫn đến loadcell bị nghiêng, độ nghiêng nếu đủ lớn có thể làm thân loadcell chạm vào chốt chống xoay dẫn đến chốt có thể bị cong, gãy sau nhiều lần va chạm (hình 2). Hình 2: Thân loadcell va chạm với chốt chống xoay khi loadcell cân ô tô ZSFY bị nghiêng Cũng có thể do trong quá trình lắp đặt hệ thống cân ô tô, nhân viên chưa canh chỉnh loadcell thẳng đứng vuông góc với bàn cân nên loadcell bị nghiêng sẵn; khi có xe vào bàn cân, cân ô tô bị dao động, độ nghiêng do cân ô tô bị dao động cộng với độ nghiêng có sẵn do lắp đặt dẫn đến thân loadcell tác động mạnh vào chốt chống xoay gây nên tình trạng cong, gãy chốt. Để khắc phục tình trạng này, nên gá đặt loadcell hướng chốt chống xoay của loadcell theo hướng hướng vuông góc với bàn cân (hình 1 - bên phải). Trong quá trình lắp đặt hệ thống cân ô tô cần cẩn thận canh chỉnh loadcell thẳng đứng vuông góc với bàn cân. 2. Do độ dao động của cân ô tô quá lớn. Nếu độ dao động của cân ô tô quá lớn, khi có xe vào bàn cân, loadcell sẽ bị nghiêng nhiều dẫn đến va chạm giữa loadcell và chốt chống xoay. Độ dao động lớn cũng làm thời gian bàn cân dao động dài hơn nên dẫn đến ảnh hưởng va đập vào chốt chống xoay cũng nhiều hơn. Theo kinh nghiệm của Sao Việt, khi điều chỉnh bulon giảm dao động của hệ thống cân ô tô nên điều chỉnh trong thời điểm trời nắng nóng nhất. Vì tại thời điểm đó, bàn cân sẽ giãn nở lớn nhất nên khi bàn cân co lại sẽ không bị chạm bulon giảm dao động. Khe hở bulon giảm dao động chỉ nên điều chỉnh 2-3mm. 3. Do tốc độ của xe khi lên cân ô tô quá nhanh. Nếu tốc độ của xe khi lên cân ô tô quá nhanh, khi xe vào bàn cân và thắng lại sẽ gây ra va chạm mạnh giữa loadcell và chốt chống xoay. Để khắc phục lỗi này, xe khi leo lên cân ô tô chì nên hạn chế tốc độ tối đa 5km/h. Nếu gặp khó khăn gì về cân ô tô và vấn đề về loadcell, anh có thể liên hệ ngay bộ phận kĩ thuật của Sao Việt, nhân viên sẽ trực tiếp thu nhận các thông tin và tư vấn cho anh biện pháp tối ưu nhất.