►Main◄ MSI Z68A-GD65 (G3): Đi trước đón đầu Intel Ivy Bridge và VGA Next Gen3

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi MaiHoangSp, 30/8/11.

  1. MaiHoangSp

    MaiHoangSp Member

    Bài viết:
    255
    MSI Z68A-GD65 (G3): Đi trước đón đầu Ivy Bridge và VGA Next Gen3

    [​IMG]


    Mục lục bài viết:




    1. Hình ảnh tổng quan Z68A-GD65 Gen3


    Hộp sản phầm thiết kế bắt mắt với chất liệu giấy cứng cáp, bề ngoài là lớp giấy bóng in thông tin sản phẩm. Có rất nhiều công nghệ được phô diễn trên hộp của bo mạch chủ này:


    • 1Sec Over Clocking: Epsxung chỉ 1 giây với OC Genie II
    • Virtu: Kết hợp tính năng card tích hợp Intel và card rời.
    • SLI: Thiết lập chạy đa card Nvidia
    • CrossFire: Thiết lập chạy đa card AMD
    • Click Bios II: Giao diện bios cực kỳ thân thiện dễ sử dụng.
    • PCI Express Gen3: thể hiện ngay cuối tên của sản phẩm (G3), dòng bo mạch chủ đầu tiên được giới thiệu sử dụng giao tiếp PCI-E 3.0
    • Military Class II: chứng nhận bo mạch chủ sản xuất theo chuẩn quân đội với 100% tụ rắn, cuộn cảm SFC và tụ Hi-C Cap giành cho khu vực phase nguồn CPU. Hiện tại chỉ duy nhất MSI sử dụng tụ cao cấp đắt tiền này cho toàn bộ các bo mạch chủ trung cấp trở lên.


    [​IMG]



    Mở hộp vẫn gắp gặp dáng vẻ quen thuộc trên các BMC của MSI hiện nay: sử dụng mầu đen nâu làm nền để nổi bật lên các chi tiết linh kiện + tản nhiệt mầu xanh (blue). Theo tôi bo mạch chủ Đen - Xanh và Đen - Đỏ là hai loại trông hầm hố và đẹp nhất.

    [​IMG]



    Với dòng bo mạch có hậu tố GD65 trong tên của MSI thì nó thuộc phân cấp Hardcore Gamer hoặc Power User với đầy đủ tất cả tính năng công nghệ thời điểm hiện có. Chính vì thế bạn có thể thấy bo mạch không thấy một chân mạch hàn thừa nào.

    [​IMG]



    Tham khảo thêm Video UnBox Z68A-GD65 G3



    2. MSI Z68A-GD65 (G3): Phase nguồn và chất lượng linh kiện


    Z68A-GD65 (G3) sử dụng Phase nguồn dạng 6+2 chứ không phải như một số người vẫn đếm cuộn cảm để nghĩ rặng đó là số phase nguồn. Linh kiện sử dụng giành cho phase nguồn rất được đầu tư vào gồm Tụ Hi-C Cap, Cuồn cảm Super Ferrit và một thứ không thế thiếu đó là Mosfet Dr-Mos.

    Socket của main do hàng Lotes OEM với hình thức nắp có thay đổi so với socket 1155 trước đó.

    [​IMG]



    Để bạn dễ dàng nhận biết độ ngon các loại linh kiện trên main có thể tạm xem list dưới:


    • Tụ điện:
      • Tụ hóa: Nhược điểm của chúng là to/dài và dễ bị phù, thường dùng cho bo mạch chủ cấp thấp hoặc các vị trí không quan trọng trên bo mạch.
      • Tụ rắn: dùng lõi Alumimum được làm theo nhiều dạng màu sắc và vỏ khác nhau tùy hãng. Với các bo mạch chủ trung bình thì cũng có thể được làm full tụ rắn rồi. Ưu điểm của loại tụ này theo tôi thấy là bền hơn tụ hóa (tất nhiên) và ĐẸP.
      • Tụ Hi-C Cap: Sử dụng lõi Tantalum hiện là loại tụ cao cấp nhất trên bo mạch máy bàn. Nếu bạn từng tháo các laptop hay các thiết bị máy tính bảng, máy tính All In One ra thì sẽ thấy chúng sử dụng hầu hết là tụ Hi-C Cap bởi chất lượng hơn rất nhiều tụ rắn, nhỏ gọn tiết kiệm không gian.

    • Cuộn cảm:
      • Cuộn cảm lõi sắt: đây cũng là loại cuộn cảm giá rẻ có đặc điểm nhận dạng là có cuộn dây lòi ra, hiện nay chỉ còn thấy trên một số dòng sản phẩm giá rẻ phân cấp thấp nhất (thực tế thì may ra chỉ còn trên bo mạch của các hãng nhỏ nhỏ)
      • Cuộn cảm lỗi Ferrit thông thường: Các bo mạch chủ phổ thông hoặc của các hãng sản xuất nhỏ theo tôi thấy thì đều dùng loại cuộn cảm này, lõi được bọc cẩn thận chống nhiễu.
      • Cuộn cảm cao cấp: xuất hiện dưới nhiều hình thức, cách làm cũng như tên gọi như Icy Choke, Metal Choke, Super Ferit Choke

    • Mosfet:
      • Moset thường: loại có 2 chân với chất lượng hên xui tùy hãng sản suất loại mosfet đó, nếu các hãng danh tiếng thì sử dụng vẫn rất tốt tuy nhiên tốn không gian mà hiệu quả không cao. Tất nhiên giá thấp nên nó vẫn sử dụng trên hầu hết các bo mạch tầm trung trở xuống hoặc trên các phần phase nguồn nhẹ gánh như phase ram, phase chipset.
      • Moset Low RDS (on): thường có 4 hoặc 8 chân với kích thước nhỏ hơn, một phase sẽ có khoản 2-3 mosfet này được điều khiển bằng một Driver IC. Loại này sử dụng tốt, hãng cũng dễ đặt tản nhiệt và thực tế tôi đã chứng kiến nhiều mosfet thông thường nổ tại khu vực phase CPU nhưng loại Low RDS thì chưa thấy. Loại này tôi chưa thấy được các hãng sẽ phổ cập thay thế mosfet thông thường trên toàn bộ các bo mạch chủ, MSI thì cũng tùy main nhưng cũng phải ngon ngon tí như H67MA-E45 mới dùng. Gần đầy tôi thấy Giga đã có một chuẩn mực mới khi áp dụng moset này cho toàn bộ bo mạch chủ mới của họ từ chipset H61 trở lên, một điều đáng phải nghĩ giành cho các hãng sản xuất main khác.
      • Mosfet Dr-MOS hay Driver Mosfet: là dạng chip 3 trong 1, nó bao gồm IC driver, Top Mosfet và Bottom Mosfet. Dùng dạng Mosfet này sẽ thu gọn được không gian trên board, không lãng phí điện, khả năng chuyển mạch nhanh hơn 4 lần và giảm nhiệt độ hoạt động của dàn Mosfet. Rất tiếc khi chụp hình thì bộ tovit của tôi vẫn còn du lịch trong HCM nên không tháo tản nhiệt ra được, về linh kiện phase của Z68A-GD65 sẽ tương tự như trên MSI Big Bang-XPower mà tôi từng giới thiệu trước đây.


    [​IMG]



    Như vậy có thể nhìn phase nguồn với loại linh kiện nó sử dụng bạn có thể đánh giá nó được đầu tư sản xuất tốt hay không chứ không đơn thuần là đếm số cuộn cảm choke hay nhìn tản nhiệt thật to để phán được.

    [​IMG]



    Z68A-GD65 G3 sử dụng 1 đầu cấp nguồn 8Pin cho CPU, một ống tản nhiệt 8mm nối 2 khối tản nhiệt giành cho mosfet và toàn bộ số phase nguồn này sẽ được điều khiển bởi tính năng APS vozForums - View Single Post - ►MainBoard◄ MSI Big Bang-XPower: Có gì nổ to thế? có đèn led hiển thị trên main.

    [​IMG]




    3. MSI Z68A-GD65 (G3): Bộ nhớ và lưu trữ.


    Bo mạch với 2 cặp khe ram mầu xanh đen xen kẽ để người dùng dễ dàng nhận biết kênh dual chanel, khu vực này sử dụng 2 phase cấp nguồn cho bô nhớ với linh kiện là tụ rắn, cuộn cảm SFC và mosfet thông thường nhưng của hãng nikos nổi tiếng.

    Quanh khu vực chân ram có tới 4 chân cắm quạt cpu và system, ngoài rac còn một nút OC Genie để người dùng ép xung chỉ với một thao tác bấm rồi khởi động lại máy.

    [​IMG]



    Bo mạch được trang bị 8 cộng SATA trong đó có 4 cổng là Sata III 6Gb/s và tất nhiên đây là phiên bản main G3 nên không còn lỗi cổng Sata II như phiên bản B2. Phải nói lại cái này vì đến hiện giờ thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được một cuộc gọi hỏi là main cho Sandy Bridge còn lỗi không !!??

    Hỏi mọi người chút: Chipset Intel Z68 chỉ hỗ trợ có 2 cổng Sata III, nhưng làm thế nào bo mạch này có được 4 cổng Sata III?

    Do MSI trang bị thêm một con chip của Marvell có mã 88SE9128 để xuất ra 2 cổng Sata III nữa, con chip này nằm ngay cạnh đó dưới chữ Sata 6Gb/s. Bất cứ bo mạch chủ nào từ H67, P67 hay Z68 mà có trên 2 cổng Sata III đều cần thêm sự hỗ trợ từ một hãng thứ 3.

    [​IMG]



    Xa xa trong ảnh là 2 bios UEFI sẽ giới thiệu chi tiết ở phần sau, với Bios này đã hỗ trợ các loại ổ cứng dung lượng lớn hơn 3TB nghĩa là với 8 cổng sata bạn có thể cắm hơn 24TB ổ cứng.​





    4. MSI Z68A-GD65 (G3): PCI Express 3.0 công nghệ của năm tới


    Z68A-GD65 (G3) có 2 khe PCI Express 3.0 khi sử dụng khe đầu nhận X16 nếu sử dụng cả 2 khe thì nhận x8 - x8. Tuy nhiên tôi đã bắt được một một lỗi đó là dòng chữ: “True PCI-E 2.0 SLI & CrossFireX”

    Có vẻ MSI đã lấy luôn một bo mạch của Z68A-GD65 (B3) ra thay Gen3 chip vào mà quên không xóa dòng chữ này đi. Cũng may đây là một sản phẩm sample lên yên tâm là khi bán ra chắc chắn họ sẽ fix lại vì hình ảnh trên website của MSI tôi cũng không thấy dòng chữ này.

    Main trang bị thêm 3 khe PCI-E x1 cho các thiết bị mở rộng đời mới và 2 khe PCI thông thường cho các thiết bị mở rộng đời cũ. Bản thân Z68 hay tất cả main socket 1155 Intel đã không còn hỗ trợ giao tiếp PCI này nữa. Hai khe PCI này sẽ lấy ở đâu ra được nhỉ?

    Asmedia là lựa chọn hàng đầu của các hãng làm bo mạch chủ khi tôi thấy hầu hết đều sử dụng thêm chip này nếu cần khe PCI xuất hiện trên main Socket 1155.

    [​IMG]



    Lại hỏi mọi người thêm câu nữa cho có phần main vị: làm cách nào chỉ cần nhìn khe PCI-E trên main là biết luôn khe đó có thể chạy được x1, x4, x8 hay x16 mà không cần phải xem thông số trên website của hãng?

    Nhìn đi nào nhìn kỹ đi nào? Câu trả lời cho phần này là… tôi sẽ để tới cuối bài viết.

    [​IMG]



    Tạm thời giành ra vài phút để nhận biết đâu là khe PCI-E 3.0 và 2.0 trên main MSI. Bạn có thể nhận biết qua 3 đặc điểm sau:

    Trên hộp sản phẩm có ghi tên với hậu tố (G3) như sản phẩm này là Z68A-GD65 (G3)
    Khe cắm PCI-E 3.0 có nẫy / chốt / tai/ ngoàm... (tùy cách gọi) để giữ chân VGA theo dạng xòe 2 bên và có thể ấn cả 2 bên khi tháo VGA ra (ngyên tắc này chỉ áp dụng riêng với main MSI, hãng khác có cách làm khác). Với khe PCI-E 2.0 trước đó thì chỉ có 1 bên ví dụ như bo mạch Z68A-ED55 (B3) này:

    [​IMG]



    Đặc điểm cuối là mấu chốt vấn đề: main phải sử dụng con chip chuyển đổi tín hiệu PCI Express 3.0 cụ thể ở đây MSI đã dùng chip có mã PI3PCIE3412 để có được 16 lane băng thông Gen3 cho khe PCI-E. Nếu main PCI-E 2.0 thì mã con chip dùng là PI2PCIE2412

    [​IMG]


    [​IMG]



    Thông số và cách hoạt động của chip PI3PCIE3412 mà tôi tìm được:

    [​IMG]



    Băng thông của PCI-E 2.0 gấp đôi so với 1.0 và tất nhiên với 3.0 sẽ gấp đôi 2.0 vì thế đối với Z68A-GD65 G3 bạn sẽ yên tâm không có card đồ họa nào hiện nay bị thiếu băng thông khi cắm vào khe đầu tiên. Nếu sử dụng 2 card hình sẽ chạy cả 2 ở x8 - x8 PCI-E 3.0 nghĩa là tương đương với x16 – x16 của PCI-E 2.0.

    Thực tế thì Main Gen3 chỉ là nền tảng tạo lập sẵn một băng thông lớn gấp đôi, với các thiết bị PCI-E 2.0 hiện nay thì chắc phải những thiết bị mạnh nhất mới thể hiện được chút hiệu năng thay đổi. Main đã hỗ trợ PCI-E 3.0 nhưng muốn sử dụng được toàn bộ hiệu năng mà nó mang lại cần có thêm 2 thứ nữa đó là:


    • Cần một CPU Intel IVY Bridge mang trong mình bộ điều khiển Gen3
    • Cần một thiết bị sử dụng PCI-E 3.0 như SSD hay các dòng card kế tiếp của AMD, Nvidia với sức mạnh tương đối khủng chạy xong phát hoảng chí ít cũng mạnh hơn HD6990 hay 590GTX chứ nhỉ.




    5. MSI Z68A-GD65 (G3): Giao tiếp và phụ kiện


    Lưu ý trước cho một số người chưa biết cứ thấy cổng xuất hình D-SUB, DVI hay HDMI mà vẫn nghĩ thế hệ main này có VGA onboard !!? Chúng chỉ là cổng xuất hình đơn thuần để sử dụng VGA tích hợp trong CPU thế hệ mới chứ bản thân main không còn VGA On.

    Z68A-GD65 G3 có lượng cổng kết nối tương đối đầy đủ cho thời điểm hiện tại, có người bảo tôi là thiếu E-Sata tuy nhiên tôi thấy nó không cần thiết khi mà có USB 3.0 tốc độ tương đối nhanh, các ổ dữ liệu dùng USB 3.0 cũng đã khá rẻ.

    [​IMG]



    Bản thân H61, H67, P67, Z68 đều không có USB 3.0 - next gen mainboard theo thông tin thu lượm được thì sẽ có sẵn USB 3.0

    Vậy Z68A-GD65 G3 lấy USB 3.0 ở đâu ra? Review gì toàn hỏi!!?

    Để có được 2 cổng USB 3.0 đằng sau thì cần thêm một con chip nữa đó là D720200 không ai xa lạ chính là của NEC sản xuất.

    [​IMG]



    Trên main có tất cả 4 nút bấm tại 3 khu vực: nút OC Genie đặt trên góc khe ram, cạnh đó là các đầu đo điện thế cho Ocer hay sử dụng đồng hồ đo điện thế cho chính xác. Hai nút Power + Reset được đặt cuối mép main khá dễ thao tác khi sử dụng benchtable và nút cuối cùng rất quan trọng khi ép xung đó là Clear Cmos nó được đặt ở khu vực cổng kết nối của main sẽ tiện dụng hơn khi sử dụng lắp trong case.

    [​IMG]



    Trên bo mạch chủ này có 2 Bios sử dụng loại Bios UEFI với với định hướng sử dùng dễ dàng cho bất kỳ ai. Hiện tại MSI đã phát triển tới phiên bản Click Bios II với giao diện và cách dùng cực sướng tôi sẽ đề cập tới ở phần sau.

    [​IMG]



    Ngoài 2 cổng USB 3.0 ở sau main thì Z68A-GD65 còn 1 chân mở rộng thêm 2 cổng USB 3.0 nữa bằng phụ kiện đi kèm, để có thêm cổng mở rộng này tất nhiên cần thêm một con Nec D720200 nằm cạnh đó.

    Trong các cổng mở rộng USB 2.0 thì để ý có một cổng được sơn mầu đỏ, với cổng này kếu hợp với phần mềm Super Changer đi kèm đĩa Driver sẽ rất hữu hiệu cho những ai sử các thiết bị di động có kết nối USB. Khi cắm vào chân USB này giúp sạch điện thoại, máy tính bảng nhanh chóng mà không cần nghĩ tới việc phải chạy đi cắm sạc nữa.

    [​IMG]



    Phụ kiện cũng tương đối với sách, đĩa, cab Sata III, cầu SLI, chặn main và trứ giá trị nhất là dây chuyển USB 3.0

    [​IMG]
     
    :

Chia sẻ trang này