Mắt và dấu vân tay con người nói lên điều gì?

Thảo luận trong 'Tán dóc' bắt đầu bởi hana2006, 1/8/12.

  1. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Người ta vẫn hay thường nói “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Ngoài chức năng thực dụng nhất là nhìn, đôi mắt là điều gì đó rất riêng của mỗi con người, mỗi khi bạn nhìn sâu vào đôi mắt một ai đó, bạn dường như cảm nhận được cả một thế giới nội tâm rộng lớn của người đó phản chiếu từ thế giới quan bên ngoài chứ không đơn thuần là cơ quan thị giác với những chức năng mà ai cũng biết ấy.

    Trong năm giác quan của con người thì xúc giác, nói chi tiết và cụ thể hơn là dấu vân tay của con người cũng là “cơ quan” kết nối một cá thể với thế giới chung quanh bên ngoài. Những ngón tay có một vai trò vô cùng quan trọng, chúng là “trạm chung chuyển” cực kỳ nhạy cảm giữa não bộ và môi trường bạn đang sống.

    [​IMG]
    Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.​

    Nếu như đôi mắt và dấu vân tay có điểm chung là “mật mã” riêng của từng người (vì không ai trên Trái Đất này có trùng dấu vân tay hay đôi mắt với người khác) thì dấu vân tay vẫn mang một màu sắc khác so với đôi mắt. Chúng tạo nên bằng chứng sống mỗi khi tay bạn chạm vào một món đồ nào đấy. Còn với đôi mắt, chúng có thể “chụp” vô số hình ảnh song không thể để lại được “bức ảnh” nào.

    Nếu nhìn nhận trên phương diện pháp lý, đôi mắt và dấu vân tay là những dấu hiệu đặc biệt của dữ liệu sinh trắc học (Sinh trắc học hiểu nôm na là việc sử dụng một khía cạnh của cơ thể con người cho các mục đích nhận dạng), dữ liệu mô tả sinh vật. Chúng giúp các cơ quan điều tra truy tìm ra thủ phạm hay xác định chính xác danh tính của một cá nhân nào đó.

    Ấn Độ là quốc gia đã sử dụng thành công công nghệ sinh trắc học với mục đích quản lý công dân vào chương trình thẻ nhận dạng cư trú rất nhanh gọn và chính xác. Trong khi đó, tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), công nghệ sinh trắc học là “trợ thủ” đắc lực của quốc gia vùng Trung Đông này trong hệ thống cửa điện tử thông minh nhằm kiểm soát công dân trong nước và nước ngoài ra vào tại Sân bay quốc tế Dubai – một trong 4 sân bay đông đúc bậc nhất thế giới. Trường hợp, khách tham quan du lịch đến đây, hệ thống cửa E-gate thông minh sẽ tự động quét khuôn mặt và võng mạc mắt của người đó rồi đối chiếu với các dữ liệu trên visa nhằm đảm bảo tính an toàn trong việc nhập cư hợp pháp ở UAE. Toàn bộ quá trình quét và kiểm tra này chỉ mất có 15 giây.

    [​IMG]
    Hàng tỷ người trên Trái Đất đồng nghĩa với hàng tỷ dấu vân tay tương ứng.​

    Tại Mỹ, Bộ An ninh Nội địa Hoa kỳ đã cho sản xuất và sắp đưa vào hoạt động loại máy bay không người lái công nghệ cao với hệ thống máy quét, bộ cảm biến, máy ảnh và radar nhằm giám sát biên giới giữa Mỹ và “người hàng xóm khổng lồ” Canada (đường biên giới giữa hai quốc gia này là đường biên giới dài nhất thế giới và không có quân đội canh gác). Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Canada Stephen Harper đang tiến hành đàm phán ký kết hiệp định về biên giới giữa hai nước nhằm sử dụng công nghệ cao trong xử lý các dữ liệu sinh trắc học ở biên giới Mỹ và Canada.

    Ưu điểm của công nghệ dữ liệu sinh trắc học này thông qua dấu vân tay và võng mạc mắt người là con người hoàn toàn có thể nhờ cậy vào tốc độ cũng như quá trình xử lý chính xác của máy tính. Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ này cũng khá lớn, bên cạnh việc ngốn một túi tiền lớn để mọi công dân nằm trong tầm kiểm soát của các chính trị gia thì việc cở sở dữ liệu máy tính bị “hack” là điều không thể tránh khỏi, đó là chưa kể đến việc hậu quả bị “hack” nguy hại đến mức nào nếu các hacker xấu cố tình thay đổi danh tính của một cá nhân nào đó trong hồ sơ của chính phủ để dễ bề phạm pháp.

    Khi đó, người ta chỉ còn trông chờ vào việc các quốc gia tự nhận thức được “mặt trái” của sự giám sát (là sự xâm phạm) để tìm ra cách đi đúng hướng nhất, gây ít nguy hại nhất cho công dân của mình mà thôi.
     
    :

Chia sẻ trang này