Cơm rượu nếp cẩm thơm ngon cho tết Đoan Ngọ Để nấu được cơm rượu nếp ngon cần phải chú ý từ khâu chọn gạo, lấy men, quá trình nấu và cả nhiệt độ ủ cơm… Chọn gạo - Nếp cẩm dùng để làm cơm rượu phải vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám vì như thế mới giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). - Chọn loại nếp cẩm hạt tròn mẩy, ít tấm, màu tím hay nâu sẫm. Chọn men Chọn loại men tốt, ngon (gọi là men ngọt), men phải mới làm, còn rất thơm không bị ẩm mốc. Chọn loại nếp cẩm hạt tròn mẩy, ít tấm, màu tím hay nâu sẫm (Ảnh minh họa) Nhiệt độ ủ cơm Trời càng nóng thì cơm rượu càng mau lên men nhưng cố gắng để cơm rượu trong môi trường có nhiệt độ 20[SUP]o[/SUP]C - 25[SUP]o[/SUP]C là tốt nhất. Nguyên liệu Gạo nếp cẩm (chỉ xay bong vỏ trấu, không giã) 1 kg Men rượu 100 g (2 bánh men). Cách làm - Gạo nếp cẩm nhặt hết thóc, sạn, vo sạch rồi nấu thành cơm (chỉ cho ít nước xăm xắp). Nấu như nấu xôi bình thường, thỉnh thoảng cho thêm một ít nước để các hạt cơm được nở đều, chín mềm. - Cơm chín, cho ra một chiếc mâm rộng, dùng đũa tãi mỏng cơm cho mau nguội. - Lưu ý, cơm khi chín hạt phải căng mọng màu tím thẫm, không bị nát, hạt cơm bóng mới là cơm ngon. Với thời tiết mùa hè, chỉ cần ủ 2-3 ngày là có thể ăn được cơm rượu rồi (Ảnh minh họa) - Men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, lấy một phần trộn vào cơm nếp khi còn ấm. - Cho cơm nếp vào lọ thủy tinh hay vò sành (rửa sạch, phơi khô), hoặc rổ có lót lá chuối, cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu (phần còn lại). Làm như vậy cho đến hết nhưng mặt cuối cùng phải là một lớp men nhé! - Đậy nắp lọ lại. Nếu bạn ủ trong rổ, gập lá chuối lại nếu bạn ủ ở trong rổ, đặt rổ lên cái chậu sạch hoặc nồi để hứng nước rượu. - Dùng chăn mỏng bọc quanh rổ nếp cẩm và sau đó mang ủ vào chỗ mát. Nhiệt độ ủ tốt nhất là từ 20–25 độ C. - Cứ sau 1 ngày lại mở ra, dùng đũa xới đều cơm và men lên, sau đó tiếp tục ủ. - Với trời mùa hè này, chỉ cần ủ 2-3 ngày là có thể ăn được cơm rượu rồi.