Lúc trước mình xem trên TV ,rất thích , nhưng không biết đề nên không tìm được . Vô tình vô 1 blog thấy , giới thiệu với mọi người :somot: Theo ngu ý , nếu bình chọn những phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại thì phải cso phim này :votay: nếu bro nào biết tác phẩm nào tương tự vậy xin giới thiệu cho mình ! thanks:sun:
Film này đoạt giải quốc tế gì lớn lắm mà Oscar hày Cannes gì đấy ( hơi kém kiến thức về các giải film >.< ) hồi cách đấy mấy năm mờ. Lâu lắm rồi cỡ phải 4 năm trở lên :D.
Thứ nhất là bó tay với comment này. Thứ hai là một vài chi tiết thêm về bộ phim: Over view: http://www.imdb.com/title/tt0279079/ Short/Animation/Drama. Năm sản xuất: 2000 Đạo diễn: Michael Dudok De Wit. Kịch bản: Michael Dudok De Wit. Thời lượng: 8 phút.*** Vài lời lấy từ: _http://nguyenlinhvu.blogspot.com/2005/06/father-and-daughter-review-by-exorcist.html Vào khoảng thời gian cuối năm 2000, đầu năm 2001 có một bộ phim ngắn được các nhà phê bình điện ảnh đánh giá rất cao. Các liên hoan phim, các giải thưởng lớn mà bộ phim này tham dự cũng như được đề cừ thì hầu như không giải thưởng nào lọt khỏi tay đạo diễn cùng đoàn làm phim cả. Không nói ra hẳn các bạn cũng biết đó chính là bộ phim mà tớ đang viết review – bộ phim ngắn “Father and Daughter” của đạo diễn người Hà Lan Michael Dudok De Wit. 8 phút ít ỏi đó là 8 phút người xem bị mê hoặc bởi kịch bản cũng như sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và nét vẽ của người hoạ sĩ. Cho dù điện ảnh có phát triển như thế nào chăng nữa, kỹ thuật kỹ xảo có thể thay thế người hoạ sĩ trong nhiều lĩnh vực, nhưng “Father and Daughter” vẫn sẽ mãi là một kiệt tác trong thể loại phim ngắn, là một tiêu chuẩn để cho các nhà làm phim ngắn hướng tới. “Father and Daughter” đề cập đến tình cảm gia đình, thứ tình cảm mà con người tự nhiên sinh ra đã có rồi. Người cha tạm biệt cô con gái thân yêu của mình để lên đường. Ngày qua ngày, dù mưa dù nắng, cô bé vẫn ra bờ sông ngóng cha với một niềm tin mãnh liệt rằng người cha thân yêu sẽ quay trở lại. Hết ngày rồi lại đến năm, rồi năm này qua năm khác. Ngày chia tay cha, còn là một cô bé lẫm chẫm, rồi cô gái ấy lớn dần lên, già đi nhưng vẫn không quên cái bến sông nơi tạm biệt người cha. Người cha thì vẫn chưa thấy về, nhưng niềm tin mãnh liệt của người con gái thì vẫn còn đó, và nó sẽ còn theo cô đến lúc cuối đời. Một điều đáng tiếc là “Father and Daughter” không phát hành dưới dạng DVD, nó chỉ được trình chiếu như một đoạn phim ngắn có tính chất giải trí, vì thế không có nhiều khán giả biết đến. Được xem bộ phim này, có lẽ tớ cũng là một người may mắn, vì không bỏ lỡ một tác phẩm xuất sắc. Không một thước phim nào trong “Father and Daughter” là không có giá trị. Sự kết hợp giữa âm nhạc và nét vẽ hoạt hình cũng tuyệt vời, phải ghi nhận công lao của người chọn nhạc nền, bản “Danube Waves” của Iosif Ivanovici hợp với nội dung phim một cách hoàn hảo. Kết thúc của bộ phim cũng là một kết cục mở, để người xem có thể tuỳ ý lựa chọn những cách kết thúc hợp theo ý mình. Chỉ có 8 phút thôi, có thể bạn không tin, nhưng đây là một trong những bộ phim cảm động nhất mà tớ đã từng xem từ trước đến giờ. A must – see movie! Highly recommended! by Nguyễn Linh Vũ Down cái bản tạm xem được ở đây nè: _http://k45mt.net/media/FatherAndDaughter.wmv
phim có ý nghĩa nhưng buồn quá:bun:, graphic xấu nhưng với nội dung như thế này thì graphic như vậy là phù hợp, có đều đoạn cuối ko hiểu lắm, bà đó già rùi mà sao lúc sau trở thành trẻ và tìm được cha?:gaicam:, hay là lúc bà đó nằm trên chiếc đò thì ngủ và mơ PS: tui nhớ là lúc còn ở VN có 1 vài lần coi phim này rồi:sun:
Nó cố tình để kết thúc mở vậy để cho người xem suy nghĩ sao á. 1. Có thể là một giấc mơ của bà lão. Giấc mơ mà bà vẫn mơ từ từ bé cho tới lúc đấy. 2. Trước khi bà ấy trút hơi thở cuối cùng, như đâu đấy vẫn nói, người ta thường gặp lại tất cả những người thân yêu của mình trước đó. Bà lão cũng thế! Tui thì mong là bà lão được mãi yên giấc ở nơi mà có thể là người cha của bà vì một lý do nào đấy mà cũng đã phải nằm lại.
_ chẳng bít ji về ống nước mà cứ đòi sửa .... điện ........:godau: .... đâu phải cứ high tech là hay đâu :boxing: PS: coi film Oscar .... chẳng hiểu ji ráo ...........