Mình đang cần mua một màn hình 19" hoặc 21" phẳng nhưng túi tiền hạn hẹp nên muốn mua một cái sê cần hen, vậy theo các bạn cần những tiêu chuẩn gì để có một màn hình cũ tốt :them: ? Mình cũng rất vui khi được các bạn chỉ dẫn về nơi mua, giá cả, thông tin bên lề, hãng sản xuất...?
Màn hình CRT cũ giúp người dùng tiết kiệm gần một nửa chi phí so với màn hình mới. Nhưng để chọn được một monitor chất lượng tốt từ thế giới secondhand này bạn phải có một chút kinh nghiệm dưới đây, một chút công sức và... sự may mắn. Hiện nay, thị trường màn hình vi tính tại Việt Nam rất phong phú đa dạng với nhiều nhãn hiệu màn hình như Dell, Sony, Viewsonic và Samsung... Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng đủ điều kiện để mua màn hình mới, rất nhiều người chọn mua màn hình đã qua sử dụng (secondhand) vì giá tiền chỉ trên dưới một triệu đồng. Chênh lệch một triệu đồng giữa hai loại hình monitor 17" CRT cũ và mới có thể giúp họ tiết kiệm hoặc dồn tiền vào mua một số linh kiện, phụ kiện khác cần thiết hơn. Dưới đây là một số kinh nghiệm chọn mua màn hình cũ. 1. Nhãn hiệu chỉ là một phần nhỏ Mọi người thường chọn mua màn hình có nhãn hiệu nổi tiếng như Compaq, Samsung, Sony, Dell... nhưng hãy cẩn thận đối với màn hình cũ vì chúng có thể bị đánh tráo vỏ hay dán nhãn lại, mà việc kéo lại nhãn hay thương hiệu này là điều không khó đối với các chuyên gia "mông má" hàng cũ. Vì vậy, thương hiệu chỉ là một phần nhỏ mà thôi. 2. Vỏ quá cũ hoặc quá mới: không chọn Thật sự cũng phải cẩn thận với vỏ máy, vì đây chính là bước đầu kiểm tra độ thật thà của chủ hàng. Nếu bạn thấy chúng quá mới, hay quá cũ (màu đã ngả sang ố vàng) đều không ổn, bởi vì người bán có thể thay vỏ dễ dàng hoặc vỏ ố vàng là dấu hiệu vỏ máy quá cũ. Đối với một số màn hình đen, bạn cần phải chú ý đến độ bóng hoặc các hạt nhám đen trên vỏ màn hình. Nếu chỗ bóng nhiều hơn chỗ nhám thì cũng phải cẩn thận vì đó là màn hình quá cũ. Bạn cũng cần quan sát kỹ bề mặt màn hình xem chúng có bị trầy xước không, nếu có thì cũng không nên chọn. 3. Thời gian sản xuất Nên chọn màn hình sản xuất từ năm 1998 trở lại đây, bằng cách nhìn vào các thông số ghi đằng sau máy. Chú ý để ý các dòng thông số này phải rõ ràng, sắc nét, không bị tẩy xoá hoặc lem nhem vì có thể tem này đã được thay bằng tem khác. Nhưng nếu tem bị mất luôn thì cũng đành chuyển sang bước tiếp theo luôn. 4. Các phím điều khiển, tinh chỉnh Những màn hình đời cũ hoặc bị "mông má" lại thường có nút xoay. Đây là điều không tốt và không nên lựa chọn vì đây là thế hệ màn hình cũ. Những màn hình sản xuất từ sau 1995 trở về đây đã chuyển sang phím bấm rồi. Các phím này nằm ngay dưới màn hình, hoặc cạnh máy. Các phím phải còn nguyên vẹn, chú thích rõ ràng, dễ dàng điều khiển. Bạn cần phải bình tĩnh, kiên nhẫn kiểm tra kỹ lưỡng chi tiết từng nút, đặc biệt là nút khử từ (ghi là Degause hoặc ký hiệu chữ U). Theo kinh nghiệm thì nút khử từ cũng là một yếu tố xác định niên độ của màn hình đó. Nhưng bạn cũng phải kiểm tra kỹ vì đôi khi nút khử từ lại năm trong menu. 5. Khởi động màn hình Bước tiếp theo của bạn là bật màn hình lên và xem xét. Điều cần chú ý ngay từ đầu đó là độ nhạy của màn hình. Thông thường, màn hình sẽ hiển thị sau 5-7 giây, các màn hình kém chất lượng thường hiển thị rất chậm do bóng đèn hình đã già. Các màn hình cũ thì không thể bung hết 100% màn hình là do hiện tượng màn hình dùng lâu bị co rút, do đó bạn hãy tinh chỉnh cẩn thận lại bằng các nút bấm của chính nó nhưng nếu không thể chỉnh được thì có lẽ bạn không nên chọn màn hình. Nhiều nhà bán hàng khắc phục tình trạng này bằng cách cài phần mềm điều khiển việc co dãn này nhưng thực tế phần cứng vẫn có lỗi. Vì vậy, chất lượng màn hình vẫn không tốt. Có một kinh nghiệm cũng khá hay nếu bạn có một chiếc card TV Averbox rời thì có thể xách theo và cắm trực tiếp vào màn hình để xem TV, thì sẽ phát hiện ra nhiều lỗi của màn hình đó. Chú ý đến màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh hiển thị. Bạn cũng cần chỉnh độ sáng lên cực đại để xem có điểm tối nào không và chỉnh đến cực tiểu để xem có điểm nào quá sáng không. Cuối cùng là việc tắt màn hình, phải hoàn toàn không thấy có hiện tượng đốm sáng chính giữa hay toàn bộ màn hình hiện lờ mờ sau khi tắt. Chú ý thêm về độ phân giải màn hình, cũng như tần số quét phải trên 60 Hz. Nếu thấp hơn thì cũng không nên chọn. Hiện nay, được chuộng nhất là loại 17" và 21". Giá từ 600.000 đồng đến 850.000 đồng/chiếc. Màn hình lớn, siêu phẳng thì trên 1 triệu đồng. Giá tại TP HCM cũng không khác lắm. Màn hình Dell, Compaq, loại 15-17" giá khoảng 20-40 USD. Màn hình tốt hơn và lớn hơn thì giá khoảng 1-5 triệu đồng trở lại. Những chiếc được sản xuất từ năm 2002 trở lại đây cao nhất là 50-70 USD. Các bạn có thể dễ dàng mua monitor cũ của IBM, HP, Compaq, Nec, Dell, TVM... và của nhiều nhãn khác từ 15-21" ở phố vi tính Bùi Thị Xuân hoặc Tôn Thất Tùng và khu vực xung quanh. Theo VNN-Hy vọng bạn sẽ mua được cái như ý :sun:, mua CRT có thể liên hệ nguyenanhthi,kimsonvu,SonicN ... ai cũng OK hết ... :D
Thằng ku Dino chôm bài ở đâu thế, đọc quen quá, còn giữ bài reset all, trở về chế độ của nhà sx ko ku?
hic pa ui ... ko thấy trích dẫn theo VNN à :beo: PS: Còn ai đi mua mo thì nên vác theo cái usb hoặc lappy chạy aida32 xem date và plugin để test màu, nhiễu ...
mượn đỡ 1 bài của bác Zquascow bên TTVNOL : Nhãn hiệu. Màn hình secondhand có khá nhiều nhãn hiệu: DELL, COMPACT, NEC, TOSHIBA... Theo tôi hiệu DELL là “chiến” nhất, những hiệu khác chỉ là trung bình. Giá cả cũng là một vấn đề, nên nhớ câu tiền nào của nấy Ngày sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng. Bạn có thể xem ngày sản xuất ở phía sau lưng màn hình. Nếu ngày sản xuất quá cũ thì thường khó đạt được chất lượng tốt. Vỏ máy. Nếu vỏ máy bị ố vàng nhiều, bạn nên “quên" nó luôn đi. Nếu vỏ máy còn mới, sáng... bạn lưu ý xem nó có bị sơn lại không, nếu là mới... sơn lại chắc chắn màn hình đó đã quá cũ ( ko nên chơi loại này vì chắc chắn đây là hàng mông lại, tháo mỗi máy 1 thứ lắp lại ) Sau khi xem xét vỏ bề ngoài của màn hình, một việc khá quan trọng mà bạn phải thực hiện trước khi quyết định có mua hay không, đó là test (kiểm tra) xem màn hình hoạt động như thế nào. - Thứ nhất: Điều đầu tiên là bạn xem tần số quét của máy (Bấm chuột phải lên Desktop -> Properties -> chọn thẻ Settings -> bấm nút Advanced -> chọn tiếp thẻ Monitor). Màn hình của những hãng DELL, COMPACT có tần số quét lên tới 120Hz khi bạn để độ phân giải 800x600, còn những loại khác thì chỉ được 85 -> 100Hz. Nếu độ phân giải 1024x786 lên được 85Hz thì tốt, còn nếu chỉ được 75 \Hz thôi thì bạn nên “xù” nó đi - Thứ hai: Màu của màn hình. Cho dù là màn hình secondhand nhưng màu phải sáng, rõ đều nhau khắp màn hình. Bạn phải kiểm tra xem bốn góc màn hình màu có bị nhòe, mờ so với ở giữa màn hình không, nếu có thì màn hình đó đã bị lệch màu. Mẹo: Bạn chỉ cần mở Windows Explorer lên và so sánh chữ bên trái và bên phải màn hình là biết liền thôi. Nên chọn màn sáng đẹp một chút vì màn cũ dùng một vài tháng sau cứ tối dần đi bóng già. - Thứ ba: Bạn thử bấm nút tắt màn hình đi và bật liền lại trong vài lần xem có bị hiện tượng gì không, nếu nó lên hình quá chậm thì bóng màn hình đã bị yếu đi rất nhiều, bạn không nên mua. - Thứ tư: Kiểm tra các nút control (điều khiển) của màn hình. Các nút này thường nằm ở mặt trước màn hình. Tùy nhãn hiệu màn hình mà có những chức năng khác nhau đôi chút, bạn nên kiểm tra khả năng của tất cả các nút (điều này mất tương đối nhiều thời gian nhưng bạn đừng ngại). - Thứ năm: Kiểm tra màn hình có bị rút hay không? Màn hình bị rút tức là ta không thể dùng các phím control để kéo vùng hiển thị ra sát hết 4 góc của màn hình, như vậy nó đã bị hư. theo kinh nghiệm thì khi đi chọn những monitorsecond hand quang trọng nhất là ĐÈN HÌNH: vì nó chiếm 2/3 giá trị của máy. +Khi màn hình xuất hiện, bạn nên quan sát màn hình phải rõ nét chỉ cần chỉnh nút CONTACT,BRIGHTNESS cho lên hết cỡ,màn hình vẫn rõ nét kô bỉ nhèo ,kéo cờ, hình bị bóng là được +CHÚ Ý: monitor phải chuẩn chưa bị tác động (các dây màu phải đã chỉnh phù hợp, dây screen phải chỉnh đúng khi mà CONTACT,BRIGHT lên hết cỡ mà vẫn bị nhèo) +gặp phải màn hình secondhand hàng nội địa thì xài rất tốt điện nha bà con, coi sau lưng monitor thường có ghi điện thế AC 90~110, công suất thì hàng trăm W trở lên =>rất tốn điện, màn hình thì xuất hiện chậm nếu bộ nguồn của bạn kô đủ mạnh +tốt hơn chọn màn hình autovol, W nhỏ thôi (80W ) cho đỡ hao điện,màn hình xuất hiện nhanh hơn. nếu cửa hàng bán dán thêm một tem sx khác thì làm sao biết ,chẳng hạn 12-2001 >>nhìn thấy thì tưởng đồ còn mới ,nhưng thực ra đã bị lừa .nên những tem có ngày sx cao mặc dù có cả mã vạch như không được in ngay trong tem chính đằng sau đuôi thì không nên coi nó là ngày sx thật hì hì ,còn một số trường hợp tẩy sửa NSX vào tạo hiện trường giả nữa VD 1996 >>lấy con dao bôi số 1 và số 8 >>99 vậy là năm sx là 1999 ,chung quanh họ còn làm thêm một số vệch trầy trụa thế là tin ngay >>nguy chưa . Mà các bạn chú ý, vỏ một kiểu, ruột 1 kiểu đó nha, kiểm tra bằng cách: vào display properties/ thẻ setting/ advance/ thẻ monitor. thêm một vài cách test nữa là ,khi tắt màn hình nhớ xem nó có bị đớm không >>dân bán secon gọi là nốt ruồi ,nghĩa là khi tắt mở màn hình thì có một đốm sáng ở giữa + ko lấy màn đang bật sẵn, vì khi bật lâu roài thì tắt đi bật lại lên nhanh lắm, cũng tránh trường hợp có tiếng kêu khi bật tắt màn ( nói chung là ko bình thường tức là có vấn đề ) +xem màn hình có bị photpho không >>một vài nơi trên màn hình có một số quầng mờ mờ hoặc thậm chí hiện cả chữ +chọn background màu tối và nhìn kỹ xem màn hình có bị trầy không ( khi test màn LCD thường để background sáng để xem có vết xước ko, còn màu tối để xem có điểm ảnh chết ko_hay ngược lại nhỉ ??? ) +còn điều quan trọng nữa là khi test nhớ xin phép chủ cửa hàng đập mạnh vào vỏ màn hình xem hình có còn bình thường không sau khi đập (nhiều khi nó mất màu ,tắt đen thui ,....,>>do bị hở mạch )cái này không test kỹ lỡ chở hàng đi xa thì nguy xe mà chạy sock vài cái thì về khỏi xài +kiểm tra đuôi cable tín hiệu kỹ >>lỡ bị đứt cable mà lão chủ thì gắn cẩn thận nên mình không phát hiện đến khi về nhà gắn vào mà không quen như lão chủ cửa hàng thì khả năng đỏ màn hình khá cao, khi mua máy cũ . Bọn bán hàng cũ thường đặt back ground bằng một bức hình rất đẹp mau mè lòe loẹt để che đi khuyết điểm của máy cũ . Nếu mua thì chuyền về chế độ none để nhìn cho rõ ( đặc biệt ko chơi trò CẢ NỂ ở đây, thử vài con ko được thì cũng đừng miễn cưỡng chọn đại 1 con vì sự nhiệt tình của người bán, ko sau này người ân hận chính là bạn, ko ai thương đâu. Thật ưng ý hẵng lấy ) tổng hợp!!!
mấy pa cho coi đã đời, sao không giới thiệu chỗ nào bán hàng SE uy tín-cái này là quan trọng nhất đó...
mấy pa cho coi đã đời, sao không giới thiệu chỗ nào bán hàng SE uy tín-cái này là quan trọng nhất đó...