Người dùng Zenfone cần chuẩn bị gì để đón bản cập nhật Android 6.0 Zenfone 2 Laser 5.0 LTE thiết bị đầu tiên được ASUS ưu ái cập nhật lên phiên bản Android 6.0 đầu tiên sau một thời gian khá dài thử nghiệm. Khá nhiều người dùng dòng sản phầm này đã nhận được thông báo cập nhật chính thức. Đây cũng là dấu mốc cho tiến trình nâng cấp phiên bản hàng loạt cho các thiết bị Zenfone khác sẽ được nhận thông báo cập nhật trong thời gian tới. Bài viết hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn một số bước chuẩn bị bắt buộc phải đạt được để quá trình nâng cấp có thể diễn ra suôn sẻ, nếu bạn đã nhận thông báo cập nhật nhưng quá trình thực hiện lại gặp vấn đề thì hãy kiểm tra lại toàn bộ thông tin trong bài viết để xem có gì thiếu sót và khắc phục nhé. Nâng cấp lên phiên bản "đệm" Việc kiểm tra cập nhật firmware khá đơn giản ai cũng có thể làm được tuy nhiên điều kiện cần trong các trường hợp chuyển giao thế hệ Android như thế này chính là một bản "đệm". Không có nghĩ là phiên bản cuối cùng của Android 5.0 dành cho các dòng máy này, đây là phiên bản làm nền nhà sản xuất yêu cầu bạn phải cập nhật hoàn tất trước khi tiến hành nâng cấp tiếp lên Android 6.0. Vì vậy hãy kiểm tra phiên bản firmware hiện tại trong chiếc Zenfone của bạn bằng cách truy cập vào Settings- About- Software infomation nhìn vào mục Build number và so sánh với danh sách bản đệm dưới đây, nếu chưa cập nhật đến bản đệm, hãy kiểm tra cập nhật ngay lúc này. Nếu bạn không thể nhận cập nhật bằng cách kiểm tra cập nhật OTA có sẵn trong máy thì có thể thực hiện như hướng dẫn ở phần "trả về hiện trạng gốc của máy" ngay bên dưới. Danh sách các phiên bản "đệm" để có thể nâng cấp lên Android 6.0 trên từng model Zenfone 2 FullHD (ZE551ML): v2.20.40.184 Zenfone 2 HD (ZE550ML): v2.20.40.149 Zenfone 2 Laser 5.0 (ZE500KG): v12.8.5.227 Zenfone 2 Laser 5.0 LTE (ZE500KL): v12.8.5.222 Zenfone 2 Laser 5.5 (ZE550KL): v1.17.40.1531 Zenfone 2 Laser 6.0 (ZE601KL): v1.16.40.1524 Zenfone Max (ZE550KL): v12.8.10.82 ZenFone Selfie ( ZD551KL): v1.15.40.1582 ZenFone Zoom (ZX551ML): chưa có xác nhận Trả về hiện trạng gốc của máy Không đề cập đến những phương pháp nâng cao khác, ở đây mình chỉ nói đến 2 phương pháp nâng cấp chính thức được khuyến nghị từ ASUS. Một là kiểm tra cập nhật ở khu vực cập nhật phiên bản ngay trên điện thoại, thứ hai là bạn có thể tự lên trang ASUS support tải một file full firmware về và tự cập nhật theo hướng dẫn của họ qua recovery. Cả 2 phương pháp này dù bạn có làm theo phương pháp nào đi chăng nữa thì yêu cầu tiên quyết luôn là máy của bạn phải đang ở trong tình trạng gần như nguyên bản, nghĩa là ngoài các ứng dụng cài đặt thêm hay dữ liệu người dùng, các thành phần khác không nên có sự thay đổi. Vì trong file cập nhật, ASUS đã thêm các đoạn mã kiểm tra tình trạng hiện tại của máy. Nếu bạn đã từng root máy hay cài đặt TWRP, hoặc bạn đã nhận được bản cập nhật, và trong quá trình cập nhật xuất hiện lỗi thì bắt buộc phải thực hiện theo hướng dẫn ở đây trước. Đối với Zenfone 2 và Zenfone Zoom: Zenfone Zoom thực ra là một bản nâng cấp hoàn hảo từ Zenfone 2. Do sử dụng nền tảng chip Intel nên phương pháp flash rom sẽ có vài khác biệt so với các đời Zenfone dùng chip snapdragon sau này. Ở đây mình chỉ đề ra 1 phương pháp chung nhất và có tỉ lệ thành công cao nhất trong mọi trường hợp. Đầu tiên là link tải: Zenfone 2 FullHD (ZE551ML): Full Firmware v2.20.40.184 : http://dlcdnet.asus.com/pub/ASUS/ZenFone/ZE551ML/UL-Z00A-WW-2.20.40.184-user.zip Bộ 3 boot.img, droidboot.img, recovery.img bản v179: https://drive.google.com/file/d/0B8EePH3BugfFT0hiWnctLVdPZDg/view?usp=sharing Zenfone 2 HD (ZE550ML): Full Firmware v2.20.40.149 : http://dlcdnet.asus.com/pub/ASUS/ZenFone/ZE550ML/UL-Z008-WW-2.20.40.149-user.zip Bộ 3 boot.img, droidboot.img, recovery.img bản v145: https://drive.google.com/file/d/0B8EePH3BugfFOElzdGU4X2g5U0k/view?usp=sharing ZenFone Zoom (ZX551ML): chưa có xác nhận. Yêu cầu: -Một chiếc thẻ nhớ còn trống từ 1-2GB Cách thực hiện: -Tải full firmware bên trên , đổi tên thành MOFD_SDUPDATE.zip và chép vào thẻ nhớ. -Truy cập vào recovery bằng cách tắt máy, sau đó dùng tổ hợp phím tăng âm lượng và phím nguồn, nhấn giữ để truy cập vào droidboot. Tiếp tục dùng phím giảm âm lượng để di chuyển thanh chọn xuống recovery mode, nhấn phímnguồn để xác nhân. Bây giờ hệ thống sẽ tự nhận file và tiến hành cập nhật. -Quá trình flash nhanh hay chậm tùy vào tốc độ thẻ nhớ Trường hợp bạn đang dùng TWRP recovery hoặc không thể truy cập vào recovery -Nếu bạn đang dùng TWRP hoặc một lý do nào đó lại không thể truy cập vào recovery , hay quá trình flash lỗi thì bạn cần flash lại một số phân vùng như sau: -Đầu tiên thực hiện cài đặt driver và adb đầy đủ như hướng dẫn ở cuối bài viết -Tải bộ 3 file boot.img, droidboot.img, recovery.img theo máy bên trên, lưu ý chúng ta lấy phiên bản thấp hơn bản định up để quá trình diễn ra xuôn xẻ hơn. -Giải nén và copy 3 file này vào C:/adb. -Trên điện thoại truy cập vào droidboot: tắt máy, nhấn đồng thời phím tăng âm lượng và nguồn. -Kết nối điện thoại với máy tính qua cable microUSB. -Trên điện thoại truy cập vào thư mục C:/adb, giữ phím shift và click chuột phải vào vùng trống trên cửa sổ thư mục chọn “open command window here”. -Thực hiện lần lượt các lệnh sau trong cmd: -Hoàn tất, bây giờ bạn khởi động vô recovery và thực hiện lại hướng dẫn bên trên Đối với Zenfone 2 Laser (tất cả phiên bản), Zenfone Max, Zenfone Selfie Đây là những dòng Zenfone ra mắt gần đây của ASUS thay vì sử dụng bộ vi xử lý Intel như những người tiền nhiệm, họ chuyển qua dùng các dòng chip Snapdragon vốn phổ biến hơn trên các thiết bị này. Cũng vì vây mà cách flash full firmware cũng có nhiều khác biệt mà may mắn là cách thức thực hiện dễ hơn khá nhiều. Ở đây mình chỉ đề ra 1 phương pháp chung nhất và có tỉ lệ thành công cao nhất trong mọi trường hợp. Đầu tiên là link tải: Zenfone 2 Laser 5.0 (ZE500KG): Full Firmware v12.8.5.227 : http://dlcdnet.asus.com/pub/ASUS/Ze...user.zip?_ga=1.246336204.932034808.1465288434 Stock recovery: https://drive.google.com/file/d/0B8EePH3BugfFMWo1bjBUdDh4VDg/view?usp=sharing Zenfone 2 Laser 5.0 LTE (ZE500KL): Full Firmware v12.8.5.222 : http://dlcdnet.asus.com/pub/ASUS/ZenFone/ZE500KL/UL-ASUS_Z00E-WW-12.8.5.222-user.zip Stock recovery: https://drive.google.com/file/d/0B8EePH3BugfFcTFCRFQ0N0NOWjA/view?usp=sharing Zenfone Max (ZE550KL): Full Firmware v12.8.10.82 : http://dlcdnet.asus.com/pub/ASUS/ZenFone/ZC550KL/UL-ASUS_Z010-WW-12.8.10.82-user.zip Stock recovery: https://drive.google.com/file/d/0B8EePH3BugfFNFd6Y2ZOWm5rZHM/view?usp=sharing Zenfone 2 Laser 5.5 (ZE550KL): Full Firmware v1.17.40.1531: http://dlcdnet.asus.com/pub/ASUS/ZenFone/ZE550KL/UL-Z00L-WW-1.17.40.1531-user.zip Zenfone 2 Laser 6.0 (ZE601KL): Full Firmware v1.16.40.1524: http://dlcdnet.asus.com/pub/ASUS/ZenFone/ZE601KL/UL-Z00T-WW-1.16.40.1524-user.zip ZenFone Selfie ( ZD551KL): Full Firmware v1.15.40.1582: http://dlcdnet.asus.com/pub/ASUS/Ze...-user.zip?_ga=1.74893274.932034808.1465288434 Yêu cầu: -Một chiếc thẻ nhớ còn trống từ 1-2GB. Cách thực hiện: -Tải full firmware bên trên và chép vào thẻ nhớ, cắm thẻ nhớ vào điện thoại. -Truy cập vào recovery bằng cách tắt máy, sau đó dùng tổ hợp phím giảm âm lượng và phím nguồn, nhấn giữ để truy cập vào recovery menu. -Dùng phím giảm âm lượng để di chuyển đến “update from SD card”, nhấn nút nguồn để xác nhận. -Tiếp tục dùng giảm âm lượng để tìm đến file full firmware tải bên trên và cũng dùng phím nguồn để tiến hành flash. -Quá trình flash nhanh hay chậm tùy vào tốc độ thẻ nhớ Trường hợp bạn đang dùng TWRP recovery hoặc không thể truy cập vào recovery -Nếu bạn đang dùng TWRP hoặc một lý do nào đó lại không thể truy cập vào recovery thì bắt buộc bạn phải flash lại recovery gốc trước. Và bạn cần một chiếc PC đê thực hiện việc này. -Đầu tiên thực hiện cài đặt driver và adb đầy đủ như hướng dẫn bên dưới -Tải file recovery.img theo máy bên trên copy file này vào C:/adb. -Trên điện thoại truy cập vào droidboot: tắt máy, nhấn đồng thời phím tăng âm lượng và nguồn. -Kết nối điện thoại với máy tính qua cable microUSB. -Trên điện thoại truy cập vào thư mục C:/adb, giữ phím shift và click chuột phải vào vùng trống trên cửa sổ thư mục chọn “open command window here”. -Thực hiện lệnh sau trong cmd: -Hoàn tất, bây giờ bạn hãy khởi động lại máy vào hệ điều hành một lần. Sau đó mới khởi động vô recovery và thực hiện lại hướng dẫn bên trên Sao lưu tất cả dữ liệu quan trọng Tất nhiên là việc nâng cấp lên phiên bản mới sẽ không yêu cầu bạn sao lưu toàn bộ dữ liệu trong máy, trong nhiều trường hợp việc đó quá phiền phức nếu bạn có quá nhiều dữ liệu và có thể khá phức tạp đối với những bạn không quá rành rọt các thủ thuật trên điện thoại. Tuy nhiên, tại sao mình nói bạn vẫn cần thiết phải làm việc này? Backup sẽ không bao giờ thừa nỗi khi bạn cập nhật phần mềm cho máy, nhất là đây lại là một bản cập nhật lớn, hầu hết các phân vùng đều bị thay đổi so với phiên bản cũ. Do vậy sẽ luôn có những rủi ro trong quá trình thực hiện (nạp rom). Cho dù bạn đã có đủ kinh nghiệm nạp rom và xử lý lỗi tuy nhiên có nhiều trường hợp không thể dự đoán được, và sau khi tìm cách phục hồi lại hoạt động của máy có thể toàn bộ dữ liệu của bạn sẽ bị mất. Đầu tiên là tất cả dữ liệu ứng dụng, như danh bạ lưu trên bộ nhớ trong, tin nhắn, lịch, dữ liệu game bạn có thể dùng ASUS backup. Tạo bản sao lưu cho toàn bộ ứng dụng, cả những ứng dụng hệ thống của máy. Tiếp theo, bạn truy cập vào đường dẫn thư mục /sdcard/ASUS/, ở đây bạn sẽ thấy thư mục ASUSbackup chứa bản sao lưu đã tạo, ta chép thư mục này ra thẻ nhớ hoặc máy tính để lưu trữ. Khi cần khôi phục bạn chỉ cần chép thư mục này trở lại bộ nhớ trong và dùng ASUSbackup để khôi phục dễ dàng. Thứ hai là dữ liêu người dùng như hình ảnh, nhạc, các mục download... đối với dữ liệu dạng này, bạn cần dùng file manager truy cập vào bộ nhớ trong và chép từng mục quan trọng ra thẻ nhớ hoặc bộ nhớ trong để lưu trữ. Chuyển toàn bộ ứng dụng từ thẻ nhớ trở lại bộ nhớ trong Thiết bị đầu tiên đã có thông báo cập nhật chính thức từ ASUS là Zenfone 2 Laser 5.0 LTE, trên trang ReleaseNote ASUS đưa ra một số lưu ý quan trọng, trong đó mình để ý có một yêu cầu có thể gây khó hiểu cho người dùng đó là :”Android Marshmallow won't support APP2SD. Please move apps to internal storage before system upgrade”. Nghĩa là nếu bạn đã từng sử dụng tính năng chuyển ứng dụng qua thẻ nhớ trên Android 5.0 trước đây thì bắt buộc phải chuyển lại bộ nhớ trong trước khi tiến hành nâng cấp. Nếu bạn đã dùng các dòng Zenfone dời trước, khi nâng cấp từ 4.3 lên 4.4 hay 4.4 lên 5.0 người dùng không cần lưu ý đến điều này. Tuy nhiên, ở lần nâng cấp Android 6.0, nếu bạn vô tình bỏ quên yêu cầu này, có thể nhiều dữ liệu ứng dụng, game của bạn sẽ bị mất trắng. Thực hư ra sao.? Và liệu Android 6.0 không thể chuyển ứng dụng cài đặt qua thẻ? Số là trên Android 6.0 Google đã nâng cấp cơ chế hoạt động của thẻ nhớ mở rộng, theo đó chế độ hoạt động mà chúng ta đang sử dụng trên Android 5.0 sẽ được gọi là portable mode, và họ bỏ luôn tính năng chuyển ứng dụng qua thẻ khi bạn vẫn dùng thẻ nhớ ở chế độ này. Một chế độ mới tiên tiến hơn được tạo ra gọi là Internal mode hay người ta vẫn thường gọi là “dùng thẻ nhớ như bộ nhớ trong”. Từ nay trở đi chỉ khi bạn dùng thẻ ở chế độ Internal mode mới có thể chuyển bớt ứng dụng qua để giải phóng bộ nhớ trong. Thực hiện thì khá đơn giản. Bạn truy cập Settings- Apps -kéo qua mục removable, chọn từng ứng dụng và nhấn vào nút "move to device storage". Giải phóng dung lượng bộ nhớ trong. Bản nâng cấp lần này sẽ khá lớn do toàn bộ thành phần của pần mềm hệ thống đêu thay đổi, tùy máy mà bạn cần từ 1GB đến 2GB dung lượng trống của bộ nhớ trong. Tối nhất là bạn nên dọn dẹp trước khi kiểm tra và tiến hành cập nhật hệ thống. Phụ lục: cài đặt driver và tool adb Phần này hướng dẫn cơ bản các bạn cài đặt driver và adb để kết nối điện thoại với máy tính phục vụ cho quá trình nạp rom. Tải ADB-installer bên trên và tiến hành cài đặt. https://drive.google.com/file/d/0B0MKgCbUM0itNVB1elljU2NPR0k/view -Tốt nhất là cài đặt với quyền Admin: nhấn chuột phải vào file ADB-installer chọn run as admin. -Trong quá trình cài đặt bạn sẽ thấy một cửa sổ màu xanh dương, nhập vào phím “y” và nhấn Enter. Thực hiện như vậy 3 lần để hoàn tất bước cài đặt driver. -Trên điện thoại, truy cập Settings- About- Software information, nhấn 7 lần vào build number. Thoát ra menu Settings chính, vào mục development options, và bật tính năng USB debugging lên. -Trên máy tính, bạn truy cập vào thư mục C:/adb, nhấn giữ phím shift trên bàn phím và click chuột phải vào khu vực khoảng trống trên màn hình chọn "open command window here" -Thực hiện lệnh sau để máy tính xác nhận kết nối với điện thoại. Để ý trên màn hình điện thoại hiện yêu cầu cập quyền truy cập từ máy tính thì nhấn OK để xác nhận. -Nếu không hiện mã thiết bị thì bạn xem lại quá trình cài đặt driver có sai sót gì hay không. -Tiếp tục thực hiện lệnh sau để vào fastboot và kiểm tra kết nối fastboot.
Nếu bạn đang ở Android 5.0 thì k quan trọng phiên bản stock recovery chỉ cần nó là stock thì ok, còn bạn dngf bản leak thì nâng cấp lên bản 6.16 bên topic kia đi, chính là bản chinh thức luôn đó