Nhiệt Độ Trên Bo Mạch Chủ(Nguyên Nhân & Khắc Phục) Nhiệt –luôn là chất đối kháng từ trước tới nay đối với những người đam mê máy tính.Sự hoạt động ổn đinh của hệ thống luôn đi kèm với chi phí tản nhiệt,nhiệt độ cao sẽ gây ra vấn đề với sự ổn định của hiệu suất hơn máy tính của bạn.Bất kể quá trình hoạt động nào của hệ thống cũng sinh ra nhiệt- đó là quy luật của cấu trúc tổng thể, mặc dù hiện nay với công nghệ rất phát triển.Việc tích hợp cả CPU và GPU trên cùng một đế tuy giảm được những mối lo khác và tăng cường tốc độ máy tính,nhưng lượng nhiệt tỏa ra vẫn là một vấn đề khó giải quyết triệt để.Vì vậy, theo dõi nhiệt độ trên các bộ phận của hệ thống để có những điều chỉnh phù hợp là điều khuyến khích cho bất cứ ai sử dụng máy tính, đặc biệt nếu bạn là những người mê ép xung, hoặc thậm chí bạn là một game thủ chuyên nghiệp mà các vấn đề như như bị đóng băng hệ thống, treo máy…luôn làm phiền bạn. Nhiệt độ rõ ràng là khác nhau từ máy tính bàn đến Laptop và từ vị trí đặt máy tính hoặc từng mùa trong năm cũng có những ảnh hưởng nhất định.Mặc dù các linh kiện điện tử hiện nay có thể làm việc ở nhiệt độ cao.Ví dụ, hầu hết các CPU hiện đại có thể làm việc tốt lên đến 60 (C.),tuy nhiên thời gian làm việc ở nhiệt độ cao kéo dài sẽ không tốt cho hệ thống. Bạn nên cố gắng giữ cho CPU của bạn hoạt động ở khoảng 40 độ nếu có thể ,GPU có khả năng hoạt động ở nhiệt độ cao hơn nhiều,GPU thường được thử nghiệm năng làm việc đến hơn 100 độ,nhưng đó là một phạm vi cực đoan trong các thử nghiệm, GPU của bạn không nên có nhiệt độ 85 độC ngay cả trong lúc chơi những game đòi hỏi GPU phỉa hoạt động hết công suất. Thông thường, tất cả các bo mạch chủ đi kèm với cảm biến nhiệt độ tích hợp .Tuy nhiên, nó chỉ tích hợp để kiểm tra những yếu tố chủ chốt, giống như CPU, RAM, và ổ đĩa cứng.. Hầu hết các bo mạch chủ không có nhiều cảm biến theo dõi tất cả nhiệt độ trong thời gian thực. Tìm hiểu nhiệt độ các bộ phận trong máy tính. Khi máy tính làm việc, dòng điện chạy qua bóng bán dẫn và mạch điện toả ra nhiệt năng. Một con chip có thể nóng hơn nhiệt độ môi trường quanh nó (trong vỏ máy) 10 - 15 độ C. Nhiệt độ này tỷ lệ thuận với xung nhịp của chip và điện áp hoạt động. Trong thiết kế sản phẩm, các nhà sản xuất linh kiện máy tính cũng phải dành ra một khoản để giải quyết nhiệt năng toả ra trong sản phẩm của mình trong điều kiện làm việc bình thường. Chip đảm nhiệm công việc nặng như CPU, xử lý đồ hoạ (GPU) thường có tản nhiệt riêng và quạt gió đi kèm. IC chính của mainboard, RAM tốc độ cao cũng được gắn thêm thanh tản nhiệt bằng nhôm. Máy tính của dân "chiến" về tốc độ như game thủ, mod case phải có thiết bị tản nhiệt riêng và cao cấp hơn tuỳ theo mức độ tăng điện áp lõi và xung nhịp của chip. HWMonitor kiểm tra chi tiết nhiệt độ các bộ phận của máy tính Bạn có thể Download phần mềm CPUID Hardware Monitor tại đây. Nhiệt độ cao gây phá hỏng tụ điện Khả năng chịu nhiệt của linh kiện máy tính khác nhau tuỳ loại sản phẩm, hãng chế tạo, dải nhiệt độ làm việc phổ biến từ 0 - 70 độ C. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất,nhiệt độ môi trường lý tưởng để máy tính làm việc từ 16 - 25 độ C,và độ ẩm không quá lớn (khoảng 80-90%) Vì Việt Nam nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới,mưa nhiều,nắng nóng và độ ẩm cao.Các thiết bị điện tử sẽ dễ bị ảnh hưởng.Ngoài số máy tính ở các công sở,phòng chuyên đề… được đặt ở môi trường thích hợp thì tại các quán game, hộ gia đình, nhiệt độ ngoài vỏ máy trung bình khoảng 30 độ C. Khi đó, bên trong vỏ máy khoảng 35 - 40 độ C do nhiệt năng toả từ các bộ phận bên trong máy, quạt tản nhiệt cũng chỉ thổi loanh quanh trong thùng. Nhiệt độ của chip hoạt động bình thường đã ở mức xấp xỉ 60 độ C. Vào những ngày trời nóng liên tục, nhiệt năng không được giải toả kịp thời sẽ làm cho hệ thốn có thể bị đóng băng,treo máy,hệ thống hoạt động chậm chạp,hiệu suất thấp.Nếu tình trạng đó kéo dài có thể gây phá hỏng các linh kiện bên trong như: cháy nổ IC,nổ tụ điện…. Một số Motherboard và chip thế hệ mới cảu Intel như công nghệ Sandy Bridge có khả năng tự bảo vệ, đưa ra cảnh báo khi đến ngưỡng nhất định và có thể làm việc ở nhiệt độ cao hơn. Nếu nhiệt độ không giảm máy sẽ ngừng hoạt động. Hệ thống gặp sự cố không chỉ vì tản nhiệt "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cháy nổ linh kiện, có thể do điện áp nguồn không ổn định, linh kiện chất lượng kém hoặc sơ xuất khi lắp ráp khiến miếng tản nhiệt tiếp xúc không tốt", một kỹ thuật viên phòng bảo hành công ty TIC (Hà Nội) cho biết. "Máy tính tại Việt Nam chủ yếu là lắp ráp thủ công, có khi người dùng tự mua ổ cứng, RAM, card màn hình... để nâng cấp. Có khi một linh kiện không tốt lại là nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc của cái khác". Đa phần các nhà sản xuất từ chối bảo hành đối với sản phẩm hỏng hóc do cháy nổ mà chỉ hỗ trợ sửa chữa có tính phí. Lý do họ đưa ra là sản phẩm trước khi bán đều được cho hoạt động thử một thời gian nhất định. Việc cháy nổ chủ yếu do cách vận hành, sử dụng của người dùng. Tuy nhiên, vẫn có một vài công ty bán lẻ chấp cam kết bảo hành cho khác hang. Trên thực tế, linh kiện có thể chịu được nhiệt độ cao hơn chỉ số nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm,nhưng nhiệt độ cao quá sẽ gây ảnh hướng lớn đến hiệu năng của hệ thống. Các yếu tố khác như bụi bẩn làm giảm lượng không khí lưu thông, tiếp xúc không tốt, ... khiến khả năng tản nhiệt giảm đi, nhiệt độ khi làm việc có thể tăng bất thường. Mặt khác, bụi bẩn khi gặp không khí ẩm ướt có thể gây đoản mạch tại những chân IC, làm cháy linh kiện. Hạ nhiệt cho máy tính Sử dụng bộ nguồn chất lượng là một yếu tố quan trọng góp phần hạn chế làm hỏng các linh kiện máy tính. Ngoài công suất đủ lớn để cấp điện cho toàn bộ máy tính hoạt động,cung cấp nguồn cho CPU,GPU,DRAM… thì chất lượng bộ nguồn còn giúp đảm bảo sự ổn định của dòng điện và liện tục hệ thống. Phá hỏng chân RAM và khe cắm trên mainboard vì các yếu tố chủ quan. Motherboard ngày nay đều giành riêng một thiết lập trong ROM-BIOS để cài đặt quản lý và báo cáo thông số nhiệt độ. Tuỳ theo model và hãng sản xuất mà số cảm biến được tích hợp trên Motherboard là khác nhau. Loại sản phẩm phổ thông cho phép người dùng biết được số vòng quay của quạt chip, quạt VGA và nhiệt độ chip. Những loại đắt tiền hơn cho phép người dùng thiết lập thông số nhiệt độ (thermal scheme) đến từng chi tiết để cảnh báo và tắt máy khi quá nóng. Nhiệt độ chip thường mặc định ở mức cảnh báo 60 độ C và ngừng hoạt động ở 65 độ C. Loa trên main sẽ liên tục phát ra âm thanh giống còi cứu hoả khi đến ngưỡng. Cùng giá tiền, chip do AMD sản xuất có hiệu năng cao hơn nhưng khi vận hành cũng nóng hơn so với chip Intel. Các game thủ và người dung đồ hoạ kỹ thuật vì thế cũng chuộng AMD hơn, nhưng cũng phải bỏ nhiều tiền hơn cho bộ tản nhiệt. Máy tính tại cửa hàng game hoặc Internet công cộng hay bị bụi bám rất nhiều và ít được bảo dưỡng vì nằm ngay mặt đường,nhiều người sử dụng và không được che chắn cẩn thận như máy cá nhân tại gia đình hoặc công sở. Chúng cần được vệ sinh mỗi tuần 1 lần để đảm bảo không bị những trục trặc bất ngờ. Người dùng tại gia đình có thể kiểm soát nhiệt độ máy tính của mình qua phần Setup của ROM BIOS và các tiện ích đi kèm mainboard. Nếu chỉ là tay ngang, bạn có thể download tiện ích kiểm tra phần cứng như Everest của hãng Lavalys để theo dõi cảm biến nhiệt trên bo mạch chủ. Nhiệt độ chip được duy trì dưới 55 độ C là tình trạng tốt nhất. Nếu nhiệt độ tăng nhanh sau một thời gian ngắn vận hành là dấu hiệu hệ thống tản nhiệt cần được nâng cấp. Tản nhiệt của bo mạch chủ thế hệ mới (minh họa) (tuananhbk)