Nhóm Nghiên cứu AI của ĐH Duy Tân chế tạo Robot phục vụ

Thảo luận trong 'Thông tin tuyển dụng & tìm việc' bắt đầu bởi oanhoanh2211, 25/11/19.

  1. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Nhóm Nghiên cứu AI của ĐH Duy Tân chế tạo Robot phục vụ

    Nhóm nghiên cứu AI của Phòng Nghiên cứu Điện - Điện tử với doanh nghiệp và Trung tâm CSE thuộc Đại học (ĐH) Duy Tân đã bắt tay vào chế tạo và thử nghiệm thành công chú Robot phục vụ thông minh đầu tiên.

    Trong bối cảnh tự động hóa, học máy và trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì việc chế tạo thành công những chú robot thông minh có khả năng thay thế con người đảm trách nhiều vị trí công việc trong trường học, bệnh viện, khách sạn, sân bay, siêu thị... luôn thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội. Sau một thời gian học tập, trải nghiệm và trao đổi công nghệ sản xuất robot tại ĐH Bang Nevada ở Las Vegas (UNLV), Mỹ, nhóm nghiên cứu AI của Phòng Nghiên cứu Điện-Điện tử với Doanh nghiệp và Trung tâm CSE thuộc ĐH Duy Tân đã bắt tay vào chế tạo, và thử nghiệm thành công chú Robot phục vụ thông minh đầu tiên, có khả năng dẫn đường cho khách tham quan trường bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, cũng như phục vụ trong các hàng quán dựa trên những nguồn lực sẵn có tại trường.

    Đến Mỹ để tìm hiểu công nghệ chế tạo robot

    Nhóm nghiên cứu sản phẩm Robot phục vụ thông minh của ĐH Duy Tân, bao gồm các nghiên cứu viên đã dành nhiều thời gian tìm hiểu và sản xuất robot cùng các em sinh viên có đam mê với lĩnh vực này. Trong số đó, có thầy Phạm Quyền Anh đã có kinh nghiệm 8 năm trong việc chế tạo robot. Thầy Quyền Anh đã từng hướng dẫn sinh viên Duy Tân tham gia và giành giải Robot bằng tay xuất sắc và Robot tự động xuất sắc nhất năm 2013 cùng giải Ba và giải Phong cách tại Cuộc thi Sáng tạo robot Việt Nam năm 2014. Bên cạnh đó là sự góp sức của thầy Trần Lê Thăng Đồng và Nguyễn Duy Hòa, những người đã chế tạo thành công nhiều sản phẩm được đưa vào sử dụng trong thực tế như:

    • Máy cấp phiếu giữ xe cầm tay,

    • Máy in 2 trong 1,

    • Máy giặt sấy tự động,...

    Các em sinh viên: Nguyễn Anh Quốc Huy, Trương Hoàng Trung, Trần Khánh Linh, và Nguyễn Anh Khải Hoàn đều là các sinh viên năm 2 và 3 của các khoa Điện-Điện tử, Du lịch, Quản trị kinh doanh với niềm đam mê và nhiều thời gian công sức đã dành cho việc nghiên cứu phát triển robot.

    [​IMG]


    Sản phẩm Robot phục vụ thông minh của DTU


    Trước khi triển khai chế tạo Robot thông minh phục vụ nhà hàng, khách sạn, nhóm nghiên cứu đã được đến ĐH Nevada (Las Vegas, Mỹ) để trao đổi và nghiên cứu về robot. Thầy Phạm Quyền Anh - Phòng Nghiên cứu Điện-Điện tử với Doanh nghiệp cho biết: “ Đó là một cơ hội thực sự giá trị để tìm hiểu về quá trình nghiên cứu, sản xuất robot ở một đất nước phát triển. Tại đây, nhóm nghiên cứu đã được tiếp cận với hệ điều hành The Robot Operating System (ROS) - là một trong những hệ điều hành robot được xây dựng theo kiến trúc mở, giúp cho việc thử nghiệm các ý tưởng, thuật toán dễ dàng và nhanh chóng hơn. Có lẽ vì thế mà rất nhiều nhà nghiên cứu về robot trên thế giới đã sử dụng hệ điều hành này để xây dựng và phát triển các nghiên cứu của họ. Đặc biệt, nhóm đã tìm hiểu được các thuật toán định vị, đường đi cho robot qua sử dụng các cảm biến chuyên dụng như encoders, imu, scan laser, 3d camera kết hợp cùng các thuật toán thông minh khác, giúp cho robot hoạt động chính xác hơn. Hy vọng chú Robot phục vụ thông minh do Phòng Nghiên cứu Điện-Điện tử với Doanh nghiệp và Trung tâm CSE chế tạo sẽ khiến người dùng luôn cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi trải nghiệm những tính năng đầy thú vị của sản phẩm này”.

    Robot thông minh với thiết kế bắt mắt, thân thiện với người dùng

    ĐH Duy Tân có nhiều cơ sở đào tạo ở Đà Nẵng đặt tại các đường Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Hoàng Minh Thảo… Trường mỗi năm đào tạo gần 25.000 học viên và sinh viên, cùng đông đảo khách mời thường xuyên đến trường tham quan, làm việc, dự hội nghị, hội thảo… Trước thực tế nhiều khách đến tham quan trường, cũng như hàng ngàn tân sinh viên nhập học hàng năm, khó khăn trong việc giới thiệu và chỉ đường ở một cơ sở mới là điều hiển nhiên. Nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Nghiên cứu Điện-Điện tử với Doanh nghiệp, và Trung tâm CSE đã nghiên cứu chế tạo một Robot phục vụ thông minh, đảm trách nhiệm vụ hỗ trợ các tân sinh viên và các vị khách trong, ngoài nước tìm kiếm chính xác các phòng học, phòng họp, phòng hội nghị... bên cạnh những giới thiệu về các phòng ban, lịch sử phát triển trường.

    [​IMG]

    Nhóm nghiên cứu AI của ĐH Duy Tân cùng sản phẩm Robot phục vụ thông minh

    Ngay khi chú Robot phục vụ đầu tiên được hoàn thành, nhận thấy vai trò và sự hữu ích của Robot trong thông tin và hướng dẫn, nhóm nghiên cứu đã tiếp tục phát triển thêm để hoàn chỉnh một Robot có khả năng phục vụ trong môi trường nhà hàng, khách sạn. Do phải “đảm trách” nhiệm vụ khá quan trọng là đưa đón, hướng dẫn khách nên Robot thông minh này được chế tạo để có thể linh hoạt trong di chuyển, có thiết kế bắt mắt với tạo hình khá dễ thương, luôn thân thiện với khách khứa, và có khả năng tương tác cao nhằm hỗ trợ tối đa cho người dùng:

    • Phần đầu của chú Robot phục vụ thông minh này có cấu tạo gồm một màn hình 10 inch để hiển thị khuôn mặt thú vị với những biểu cảm và trạng thái khác nhau như: vui, buồn, giận, gật đầu đồng ý, lắc đầu không đồng ý, trạng thái khi ngủ.

    • Phần thân dưới của robot là nơi chứa các bo mạch điều khiển, máy tính, cơ cấu di chuyển, và màn hình cảm ứng 24 inch.

    • Bên cạnh đó, Robot còn được trang bị 2 camera: 1 camera thường để nhận biết khi có người đứng trước Robot và một camera 3D để giúp xây dựng lại bản do mặt bằng nơi Robot đang hoạt động.

    Thông qua màn hình cảm ứng được thiết kế vừa tầm tay, người dùng có thể tương tác với robot để xem thông tin đường đi được hiển thị, mức giá của các món ăn trong thực đơn cũng như gọi đồ uống hay thức ăn. Nhờ tích hợp cảm biến bên trong và sự hỗ trợ của các thuật toán AI, nên chú robot này có thể hỗ trợ và tương tác với người dùng bằng các câu lệnh đơn giản, dựa trên công nghệ điều khiển bằng giọng nói, được cài đặt để có thể hiểu được ngôn ngữ của nhiều quốc gia trên thế giới.

    Nguyễn Anh Quốc Huy - Sinh viên năm 2, Khoa Điện-Điện tử cho biết: “Em rất vui khi được tham gia dự án chế tạo Robot thông minh hướng dẫn, chỉ đường hay phục vụ trong nhà hàng khách sạn. Không chỉ hiện thực hóa được đam mê nghiên cứu robot, chúng em còn được các thầy hướng dẫn rất nhiều để có thể chế tạo ra một chú robot có khả năng hoạt động tốt, đáp ứng nhiều nhu cầu của người dùng. Trong quá trình thiết kế robot, chúng em cũng đã được tiếp nhận rất nhiều kiến thức phục vụ cho việc học tập trong ngành Điện-Điện tử. Hiện tại, chúng em đang mang chú Robot đi tham gia cuộc thi khởi nghiệp và hy vọng có thể sản xuất nhiều mẫu robot sử dụng trong thực tế, góp phần hỗ trợ nâng cao năng suất và giải phóng sức lao động cho con người”.

    Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về đào tạo ngành Điện-Điện tử của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điện-Điện tử

    [youtube]_0WOVcRzU20[/youtube]

    https://thanhnien.vn/giao-duc/nhom-nghien-cuu-ai-cua-dh-duy-tan-che-tao-robot-phuc-vu-1143918.html
     
    :
  2. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Yến Trang rạng rỡ đăng quang Hoa hậu Châu Á 2019

    Người mẫu thể hình đẹp nhất Vietnam Fitness Model mùa 3 - Nguyễn Thị Yến Trang vừa xuất sắc đăng quang ngôi vị Hoa hậu Châu Á 2019.


    Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Châu Á 2019 vừa diễn ra tại Ấn Độ, người mẫu thể hình đẹp nhất Vietnam Fitness Model mùa 3 - Nguyễn Thị Yến Trang đã vượt qua hàng chục thí sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới để đạt được danh hiệu Hoa hậu Châu Á 2019.

    [​IMG]


    Kết quả chung kết xếp hạng của cuộc thi Hoa hậu Châu Á 2019 (theo hình minh hoạ từ bên trái qua) như sau: thí sinh đến từ Hàn Quốc đạt danh hiệu Á hậu 1, thí sinh đến từ Serbia đạt danh hiệu Hoa hậu Châu Á Toàn cầu 2019, thí sinh đến từ Việt Nam đạt danh hiệu Hoa hậu Châu Á 2019, và thí sinh đến từ Philippines đạt danh hiệu Á hậu 2.


    [​IMG]


    Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Yến Trang trong suốt hành trình diễn ra cuộc thi Hoa hậu Châu Á đã liên tiếp ghi điểm với BTC và BGK, không chỉ có ưu thế về sắc vóc ngoại hình, Nguyễn Thị Yến Trang còn thuyết phục BGK bởi khả năng giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh. Đây vốn là thế mạnh của Yến Trang bởi người đẹp đến từ Quảng Nam vừa mới tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Anh của Đại học Duy Tân tại Đà Nẵng.


    [​IMG]

    Là một trong những gương mặt sinh viên năng động luôn tiên phong trong các hoạt động tại Đại học Duy Tân, rồi đến những chặng đường trải nghiệm vô cùng thú vị nhưng cũng rất gian truân thi đấu một cách nghiêm túc tại cuộc thi Vietnam Fitness Model 2019 đã “rèn lửa” cho Yến Trang bản lĩnh, mạnh mẽ tự tin và có thêm rất nhiều kinh nghiệm chinh chiến tại môi trường thi tài thực sự như đấu trường nhan sắc quốc tế.


    [​IMG]


    Những giây phút cuối của đêm chung kết Hoa hậu Châu Á 2019 diễn ra đầy kịch tính và căng thẳng, năm nay các thí sinh đến từ nhiều nước trên thế giới có mặt bằng chung khá cao. Chính vì thế sự cạnh tranh bằng bản lĩnh đích thực quả là không hề đơn giản và dễ dàng. Với vốn tiếng Anh thông thạo và cũng là một trong những sở trường hàng đầu của mình, Yến Trang đã hoàn thành xuất sắc phần thi của mình để ghi điểm vươn xa hơn các thí sinh khác và bước lên đỉnh vinh quang.


    Chia sẻ về danh hiệu Hoa hậu Châu Á 2019, Nguyễn Thị Yến Trang cho biết: “Yến Trang thật sự quá xúc động, tất cả ngỡ như một giấc mơ và Yến Trang vẫn chưa tin rằng mình đã đạt danh hiệu Hoa hậu Châu Á 2019, đã không phụ sự mong đợi kỳ vọng của gia đình, người thân cùng tất cả thầy cô bạn bè đã luôn động viên, dõi theo Yến Trang trong suốt những ngày qua. Cho phép Yến Trang được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tận đấy lòng của mình đến tất cả mọi người…”


    Hiện tại, Tân Hoa hậu Châu Á 2019 Nguyễn Thị Yến Trang đang tích cực tham gia các hoạt động xã hội trong khuôn khổ của cuộc thi tại Ấn Độ. Sau khi hoàn thành trọng trách của mình, cô sẽ sớm trở về Việt Nam để hội ngộ cùng người thân bạn bè và báo giới.


    (Nguồn:https://dantri.com.vn/giai-tri/yen-...ang-hoa-hau-chau-a-2019-20191102180725200.htm)
     
  3. honghanhphan

    honghanhphan Member

    Bài viết:
    46
    Đại học Duy Tân giành nhiều giải Nhất, Nhì, Ba tại các Cuộc thi Khởi nghiệp

    Kết hợp đưa nội dung Hướng nghiệp và Khởi nghiệp vào chương trình đào tạo đồng thời tổ chức nhiều các cuộc thi quy mô lớn trong trường, trong khoa, Đại học Duy Tân đã nâng cao tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên với thành tích ban đầu là tạo ra rất nhiều sản phẩm thú vị và hữu ích. Mới đây nhất, khi đăng ký tham dự các sân chơi khởi nghiệp do Tp. Đà Nẵng tổ chức, cán bộ và sinh viên Đại học Duy Tân đã “cán đích” với nhiều giải thưởng. Trong đó có giải Nhất tại Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019 và 1 giải Nhì, 2 giải Ba tại Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”.


    Techstars Startup Weekend Danang 2019: Giải Nhất với sản phẩm Clear Head


    Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019 do Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh, Tp. Đà Nẵng tổ chức từ ngày 25 đến 27/10/2019, được xem là chương trình huấn luyện khởi nghiệp trong vòng 54 giờ dành cho các thí sinh đang ấp ủ nhiều ý tưởng khởi nghiệp. Trong 28 ý tưởng được thuyết trình giới thiệu, Ban Giám khảo đã xem xét và chọn ra 10 ý tưởng xuất sắc nhất để tiếp tục phát triển thành sản phẩm. 70 thí sinh đăng ký tham dự đã được chia nhóm, mỗi nhóm nhận 1 trong 10 ý tưởng tiềm năng để thực hiện demo sản phẩm, xây dựng doanh nghiệp với mô hình kinh doanh mới.

    [​IMG]


    Nguyễn Thị Hồng Thấm (thứ 2 từ trái sang)

    cùng các bạn trong nhóm nhận giải Nhất


    Nguyễn Thị Hồng Thấm - Chuyên viên Trung tâm Khởi nghiệp Đại học Duy Tân cùng nhiều thí sinh các trường Đại học đã tiếp nhận thực hiện phát triển ý tưởng dự án “Miếng lót mũ bảo hiểm giữ vệ sinh tóc và da đầu - Clear Head”. Từ thực tế ban đầu là thường khi tham gia giao thông, mọi người sử dụng mũ bảo hiểm nhưng ít ai thực hiện vệ sinh cho mũ. Điều này gây ra các bệnh vẩy nến, nấm đầu, viêm da tiết bã nhờn,… Bởi thế ý tưởng này nhanh chóng tạo sự hứng thú cho nhóm với quyết tâm tạo ra một sản phẩm chất lượng nhằm giữ gìn vệ sinh cho tóc và da đầu, tránh khỏi bụi bẩn và các bệnh có liên quan đến da đầu.


    Nguyễn Thị Hồng Thấm cùng cả nhóm bắt tay vào thực hiện thu thập ý kiến người dùng về những khó khăn, thiếu thoải mái cũng như bệnh về da đầu khi dùng mũ bảo hiểm. Sau đó, nhóm xây dựng một sản phẩm Miếng lót mũ bảo hiểm với thiết kế độc đáo. Sản phẩm có hình 6 cánh hoa, chỉ dử dụng 1 lần dành cho mũ nửa đầu. Mũ được làm với chất liệu 70% sợi tơ thiên nhiên Viscose kết hợp 30% sợi nhựa tổng hợp Polyeste, tạo độ mỏng nhẹ, thoáng má và mềm mịn, góp phần mang đến cảm giác thoải mái cho khách hàng khi sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên trong vòng 15 - 30 ngày. Ý tưởng này được Hội đồng Giám khảo cùng các đại diện doanh nghiệp đánh giá cao về các tiêu chí sáng tạo, tính khả thi, có ý nghĩa xã hội và được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết triệt để các bệnh về da đầu do mũ bảo hiểm gây ra.


    Chia sẻ niềm vui sau khi giành giải Nhất, Hồng Thấm khẳng định: “Tham gia cuộc thi là một điều may mắn đối với bản thân tôi. Ở đó, tôi học hỏi thêm nhiều kiến thức mới lạ và những ý tưởng sáng tạo độc đáo từ đội bạn. Kết quả chung cuộc với giải thưởng cao nhất là điều mà tôi không ngờ đến. Tất cả là sự đoàn kết và nỗ lực phấn đấu của tất cả các thành viên trong nhóm. Qua đó, tôi thật sự ngưỡng mộ phần nào tinh thần hăng hái, lòng đam mê khởi nghiệp của các bạn trẻ. Tôi thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc góp một phần công sức cùng với đội ngũ cán bộ, giảng viên để xây dựng một nền tảng giáo dục khởi nghiệp vững chắc cho sinh viên Đại học Duy Tân.”


    Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”: 1 giải Nhì và 2 giải Ba


    Song song với Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019, sáng ngày 27/10/2019, Thành Đoàn Tp. Đà Nẵng đã tổ chức Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” dành cho sinh viên các trường cao đẳng, Đại học trên toàn địa bàn. Sinh viên Duy Tân tham dự cuộc thi với nhiều sản phẩm thú vị gồm: Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed”, Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” và “Robot Phục vụ thông minh”,…

    [​IMG]

    Nhóm sinh viên Đại học Duy Tân nhận giải Nhì tại

    Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”


    Các sản phẩm của sinh viên Duy Tân đều được đánh giá rất cao bởi tính khả thi cũng như tâm huyết muốn được cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nâng cao năng xuất nuôi tằm, chăm sóc chất lượng sức khỏe, giảm thiểu tối đa sức lao động của con người bằng các sản phẩm điện tử thay thế. Cụ thể:


    Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed” của nhóm sinh viên Lê Thị Thu Ngân, Phan Văn Thịnh thuộc khoa Đào tạo Quốc tế và Phan Trung Hiếu, Lê Nguyễn Văn Dương thuộc khoa Điện - Điện tử đã được tích hợp rất nhiều tính năng. Bao gồm: Tự động buông/xếp màn theo trạng thái ngủ/thức của người dùng; đo đạc, lưu trữ, báo cáo các thông số sức khỏe như huyết áp, nhịp tim; đánh giá chất lượng giấc ngủ và đưa ra một số lời khuyên; đặc biệt hơn là cảnh báo các thông số bất thường và nguy cơ đột tử.


    Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” của nhóm sinh viên Lê Quang Tú, Nguyễn Văn Tấn, Phan Quốc Nam thuộc Khoa Điện-Điện tử và Lưu Khánh Thảo Nhi, Phạm Minh Tuấn thuộc Chương trình Du học Tại chỗ lấy bằng Mỹ (ADP) giúp người dân dễ dàng hơn trong việc thu thập các chỉ số về: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… Ứng dụng nuôi tằm sẽ tự động điều chỉnh thông số môi trường cho thích hợp với điều kiện sinh trưởng của tằm ở các giai đoạn khác nhau, sau đó gửi các dữ liệu liên quan đến người nuôi tằm thông qua ứng dụng chạy trên thiết bị di động.


    Dự án Robot phục vụ thông minh của nhóm sinh viên Nguyễn Anh Quốc Huy và Nguyễn Anh Khải Hoàn thuộc khoa Điện-Điện tử; Trương Hoàng Trung và Trần Khánh Linh thuộc khoa Đào tạo Quốc tế góp phần giải “bài toán” thiếu hụt nhân sự trong các nhà hàng, khách sạn hiện nay. Sản phẩm Robot phục vụ thông minh có khả năng giao tiếp đa ngôn ngữ; sử dụng thực đơn điện tử và khách hàng có thể trực tiếp chọn món; cập nhật thông tin đơn hàng và thông báo trạng thái món ăn; quét mã QR và nhận số điện thoại khi đặt bàn trực tuyến; nhận thông tin thanh toán và xuất hóa đơn cho khách hàng;…


    Sự hữu ích và khả khi của các sản phẩm đã giúp sinh viên Duy Tân giành nhiều giải cao trong Ngày hội gồm:


    • Giải Nhì: Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed”

    • Giải Ba: Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” và “Robot phục vụ thông minh”


    Trở về từ cuộc thi, sinh viên Trung Hiếu (khoa Điện-Điện tử) chia sẻ: “Chúng em tham gia Ngày hội ‘Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp’ với tâm thế khá thoải mái, nên khi được xướng tên là nhóm có dự án đạt được giải Nhì chúng em thực sự rất vui. Kết quả lần này đã phần nào củng cố và thôi thúc các thành viên tiếp tục cố gắng, hoàn thiện dự án để có thể mang dự án đến gần hơn với mọi người. Bên cạnh đó, chúng em cũng chân thành cảm ơn Thành đoàn Đà Nẵng đã mang đến một sân chơi khởi nghiệp thực sự bổ ích và đặc biệt là Đại học Duy Tân đã xây dựng nền tảng giáo dục khởi nghiệp ngay trong quá trình học tập cũng như tổ chức nhiều cuộc thi để chúng em rèn luyện kỹ năng và tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho xã hội.”


    Các bạn có thể xem thông tin đào tạo của Đại học Duy Tân tại đây: Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Điện-Điện tử, Chương trình Du học Tại chỗ


    (Truyền Thông)

    https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4655&pid=2068&lang=vi-VN
     

Chia sẻ trang này