Đã bao giờ bạn từng nghe thấy cụm từ "Nandroid"? Nếu chưa, bạn có thể hiểu nó như một bản Ghost Windows dành cho Android vậy. Bạn sẽ làm gì nếu như cài ROM thất bại, hay chỉ đơn thuần là muốn phục hồi lại ROM để chạy ổn định và sạch sẽ hơn. Để thực hiện việc phục hồi này, bạn sẽ cần dùng đến Nandroid. Bài viết này sẽ định nghĩa cho bạn và hướng dẫn về cách tạo lập 1 bản sao lưu Nandroid. Nandroid là gì? Nandroid (đôi khi viết là NANDroid) là một chỗ chứa bộ nhớ flash NAND, một dạng bộ nhớ lưu trữ vĩnh viễn mà thiết bị của bạn sử dụng. Một bản sao Nandroid là một de-facto (tạm dịch: bản sao lưu hoàn chỉnh) của thiết bị Android. Bằng việc thực hiện sao lưu Nandroid (Nandroid backup), bạn có thể lưu lại gần như mọi thứ từ dữ liệu cá nhân tới các file hệ thống. Dưới đây là những gì bên trong một Nandroid backup: Các file của hệ điều hành (để bạn có thể tự tạo một bản copy của ROM gốc hay ROM tự tạo để chia sẻ, lưu trữ). Tất cả ứng dụng (bao gồm cả có sẵn và cài thêm). Tất cả trò chơi và quá trình chơi. Tất cả ảnh, wallpaper, nhạc và video. Tất cả tin nhắn và ảnh đính kèm. Tất cả các widget và nhạc chuông. Tất cả các tài khoản đăng nhập kèm password, bao gồm cả password WiFi Tất cả các tùy chỉnh hệ thống. Vì vậy có thể khẳng định Nandroid backup sẽ sao lưu tất cả những gì trên máy của bạn. Một khi đã tạo backup, bạn có thể thực hiện khôi phục lại khi xảy ra một trong các trường hợp sau: Khi bạn vô tình để lọt malware vào trong máy. Mất mát dữ liệu cá nhân một cách đột ngột. Hệ điều hành không hoạt động (nguyên nhân có thể do treo máy hay flash ROM bị lỗi). Khi cần quay lại ROM gốc. Nhìn chung, khi hệ thống đang chạy ổn định, bạn nên cân nhắc về việc tạo một bản Nandroid backup để có thể quay lại bất cứ lúc nào khi mắc sai lầm hay gặp rắc rối. Có rất nhiều cách để tạo Nandroid backup. Dưới đây là các cách phổ biến. Tạo một Nandroid backup và khôi phục qua recovery Đây là cách cơ bản và được khuyên dùng nhiều nhất, và cũng là cách duy nhất để phục hồi lại từ file backup. Bạn có thể chọn lựa 1 trong các custom recovery như CWM và TWRP để làm công cụ đưa máy về recovery mode và thao tác. Recovery Mode: Như đã giải thích theo ClockworkMod , các chế độ Recovery là một menu mà bạn có thể khởi động vào cho phép bạn thực hiện sao lưu toàn bộ điện thoại của bạn ( Nandroid Backup), cài đặt Custom ROM và nhiều hơn nữa. ClockworkMod là một Recovery Mode rất phổ biến hiện nay , và bạn có thể có được nó thông qua ứng dụng quản lý ROM dưới đây. Một khi đã có một custom recovery trong máy, bạn có thể khởi động nó lên và chọn khởi tạo hay khôi phục từ Nandroid backup. Một tiến trình sẽ bắt đầu chạy và sao lưu dữ liệu và lưu vào thẻ nhớ của bạn hay chính bộ nhớ trong nếu máy không dùng thẻ nhớ. Đây là cách được tin dùng vì nó có thể thực hiện cả 2 vai trò sao lưu và phục hồi một cách nhanh chóng mà không cần khởi động Android lên. Hãy chú ý rằng các bản backup này sẽ khá lớn (khoảng một vài GB), vì thế bạn sẽ cần trống nhiều không gian để lưu trữ (ít nhất là trong tiến trình, sau đó bạn hoàn toàn có thể di chuyển file backup qua chỗ khác như máy tính của mình). Dung lượng sẽ còn cao hơn nếu bạn cài nhiều ứng dụng và lưu trữ file trên máy. Vì thế sau đây là 2 đường dẫn để tìm file backup của bạn: Với CWM: data/media/clockworkmod/backup (hay mnt/shell/emulated/clockworkmod/backup) Với TWRP: /0/TWRP/Backups Lưu ý: các bản Nandroid backup không thể sử dụng với nhiều recovery. Cụ thể hơn, bản backup tạo bởi CWM chỉ có thể khôi phục lại với CWM và tương tự với TWRP chứ không thể kết hợp. Tạo backup bằng cách sử dụng ứng dụng trên Android Bạn có thể sao lưu ngay trên hệ điều hành của mình, bằng cách sử dụng phần mềm như Online Nandroid Backup. Việc bạn cần làm là chọn ra recovery mà mình sẽ dùng trong tương lai để khôi phục. Điểm mạnh của cách này là bạn có thể tiếp tục sử dụng máy mà không cần phải khởi động lại để sao lưu, ngoài ra không có gì khác biệt cả. Đây là một ứng dụng miễn phí, tuy nhiên thiết bị của bạn cần được root để việc sao lưu được trọn vẹn. Nhìn chung, trên đây là những giải thích ngắn gọn về định nghĩa và chức năng của Nandroid. Bạn có thể yên tâm vọc vạch, thử up ROM mà không lo mất mát dữ liệu một khi đã có backup. Nếu có thắc mắc hay điều gì muốn chia sẻ và bổ sung, xin hay để lại bình luận ở bên dưới. Nguồn: MakeUseOf