nhưngc điều cơ bản về máy ảnh số
Thảo luận trong 'AMTECH Paparazzi' bắt đầu bởi authienvu8, 28/12/09.
pro) Ngược lại với cái máy full frame, có một số dòng máy khác lại được trang bị cảm biến bé hơn với tên gọi APS-C. APS-C có kích cỡ 22x15mm và thường được trang bị trong các máy DSLR cho người mới bắt đầu hoặc trung cấp. Trong một số trường hợp đặc biệt, cảm biến loại này cũng được dùng trong các máy superzoom cao cấp như Sony R1. Vậy liệu có sự khác biệt gì giữa full frame và APS-C không? Về mặt lý thuyết, 1 cảm biến lớn hơn sẽ cho phép tạo ra các điểm ảnh lớn hơn và do đó sẽ dễ dàng bắt được ánh sáng hơn. Hơn thế nữa, các dòng máy full frame có hệ số crop là 1 trong khi máy APS-C là 1,5 đối với Nikon, Sony và 1 vài hãng khác trong khi Canon là 1,6. Điều này là bởi vì cảm biến của Canon có kích cỡ 23x15mm. Ngoài ra ta còn thấy có sự xuất hiện của cảm biến APS-H với kích cỡ 29x19mm và hệ số crop 1,3. Hệ số crop đặc biệt quan trong bởi vì cảm biến nhỏ hơn sẽ chỉ nhận được 1 phần hình ảnh đi qua ống kính so với cảm biến full frame. Do đó, khi gắn ống kính có tiêu cự 200mm lên máy full frame thì nó vẫn sẽ được giữ nguyên nhưng nếu chuyển qua máy APS-C thì nó chuyển thành 200 x 1,5 =300mm. Cũng tương tự như vậy, ống 50mm sẽ thành 75 hay 100 thành 150mm. Ống kính: Để có được chất lượng hình ảnh cao nhất thì hệ thống ống kính là rất quan trọng. Trong phần này, chúng ta sẽ nói về ống kinh cho các máy DSLR trước. Ống kinh có thể thay đổi được: Về mặt tổng quan, có 2 loại ống kinh có thể thay đổi. Một loại cho phép chúng ta phóng to và thu nhỏ một cách dễ dàng với tên gọi là ống zoom. Trong khi loại kia chỉ có 1 tiêu cự cố định nên được gọi là fix lens hay prime lens. Đối với các ống zoom, ta chỉ cần đứng yên 1 chỗ mà vẫn có thể phóng to hết mức hình ảnh ở xa trong khi ống fix lại buộc người dùng phải di chuyển tới nơi cần chụp. Đây là hành động mà người ta vẫn gọi là "zoom chân". Thông thường, các ống fix sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt hơn ống zoom bao giải tiêu cự đó. Chẳng hạn như ống fix 135mm sẽ chụp ở tiêu cự 135mm đẹp hơn là ống zoom 70-200mm cũng ở tiêu cự đó. Tiêu cự chuẩn của ống kính cũng như mắt người là 50mm. Do đó, những ống có tiêu cự bé hơn 50mm sẽ được gọi là ống rộng (wide) còn lớn hơn 50mm là ống tele. Ống tele thường dùng dể chụp chân dùng còn ống wide chụp phong cảnh. [IMG] Một số ống kính của Nikon Ống kinh trên các máy PnS và hệ số X: Bên cạnh độ phân giải, một trong những tính năng được quảng cáo nhiều nhất là máy zoom được bao nhiêu X, ví dụ như 3x, 5x hay 10x... Vậy X là gì? Để cho đơn giản, X chính là tỷ lệ giữa tiêu cự dài nhất mà ống kính có thể đạt được và tiêu cự ngắn nhất. Khi được gắn trên cùng 1 máy, ống có khả năng zoom từ 50-100mm sẽ là 2x, trong khi ống 18-105mm xấp xỉ 6x. Đây cũng chính là lý do mà dòng máy bridge có tên gọi khác là superzoom do nó có khả năng zoom rất xa. Tuy nhiên bạn cũng đừng để hệ số X này "đánh lừa". Một ống kính có tiêu cự 18-42mm cũng là 3x trong khi ống 50-100mm chỉ là 2x mà thôi. Nhưng trên thực tế, ống 18-42mm không thể nào chụp được ảnh ở xa bằng 50-100mm được. Màn trập, tốc độ màn trập và độ trễ màn trập (shutter lag): Màn trập chính là cánh cửa nhỏ nằm giữa cảm biến ảnh và ống kính và chỉ có máy ảnh DSLR mới có trong khi máy PnS thì không như vậy. Khi bạn nhấn nút chụp hình, màn trập sẽ được mở lên cho ánh sáng đi vào cảm biến để ghi hình lại nên tốc độ của màn trập là rất quan trọng. Các máy ảnh DSLR có tốc độ màn trập trải rất dài, từ 1/4000 giây cho đến 10 giây và còn hơn thế nữa ở các dòng máy cao cấp. Tuy nhiên chỉ một mình tốc độ màn hình thì không thể làm được gì mà còn phải có sự kết hợp hài hòa giữa ISO và độ mở ống kính nữa. Tốc độ màn trập càng cao, ánh sáng đi vào càng ít nên hình sẽ tối hơn tốc độ màn trập thấp. Thuật ngữ độ trễ màn trập lại hoàn toàn khác với màn trập trên máy DSLR. Đây chính là nhược điểm của các máy PnS. Sau khi bạn nhấn xong nút chụp sẽ có một khoảng lặng trước khi hình ảnh đó thật sự được ghi lại. Chính vì vậy nên một máy có độ trễ màn trập thấp sẽ tốt hơn máy có độ trễ cao. Dù vậy, thông số này khá chuyên sâu nên các nhà sản xuất không nói nhiều về nó. Độ mở ống kính: Độ mở ống kính chính là cái lỗ để ánh sáng đi vào sau khi đã đi qua ống kính. Lỗ này càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều. Chính vì lý do này mà các ống có độ mở lớn có thể dễ dàng chụp được những bức hình trong điều kiện thiếu sáng. Cho dù vậy, nó cũng có nhược điểm. Ở độ mở lớn nhất, ống kính chỉ có thể lấy nét tại một khu vực rất nhỏ nên các khu vực trước và sau sẽ bị out nét và trở nên nhòe đi. Ngược lại, độ mở ống kính nhỏ sẽ cho ít ánh sáng đi vào làm cho hình ảnh tối hơn hoặc yêu cầu ISO cao hay tốc độ màn trập chậm hơn để thu được cùng một lượng ánh sáng như độ mở ống kinh lớn. Để bù lại, hình ảnh từ độ mở nhỏ sẽ giữ cho toàn khung cảnh nét hơn. Độ mở được đánh dấu bằng trị số f, trị số này càng cao thì độ mở càng nhỏ và ngược lại. Zoom quang và zoom số: Một trong những điểm nữa để nhà sản xuất "đánh lừa" người tiêu dùng chính là zoom số. Zoom quang mới là zoom "thật" do nó sử dụng ống kính để phóng to hay thu nhỏ. Còn zoom số lại dùng các phần mềm nội suy để phóng to lên, do đó chất lượng sẽ kém hơn zoom quang rất nhiều. Zoom số đôi khi giúp cho bức ảnh được lấy nét tốt hơn nhưng trong đại đa số các trường hợp, nó là vô dụng. Do đó, bạn hãy bỏ qua nó và dùng zoom quang. Nếu muốn, bạn hãy dùng máy tính để crop nó lại sau này. Ổn định hình ảnh: Các nhà sản xuất dùng đủ loại từ ngữ hoa mỹ để nói về công nghệ này. Với Sony, nó là Super Steady Shot (SSS), Vibration Reduction (VR) của Nikon và Image Stabilization (IS) dành cho Canon... Tựu chung lại, thuật ngữ này có thể gọi đơn giản là chống rung vì nó giúp khắc phục những rung động máy ảnh khi chụp, làm cho hình ảnh không bị nhòe nữa . Ổn định hình ảnh đang trở thành một trong những tiêu chuẩn của máy ảnh, từ PnS cho đến DSLR. Có 2 loại chống rung là chống rung số và chống rung quang học. Chống rung số thường được thấy trên các máy PnS khi nó sửa chữa những bức hình đã chụp bằng phần mềm chứ không phải phần cứng như chống rung quang học. Phương pháp này thường cho kết quả chỉ ở mức trung bình. Trong khi đó chống rung quang học lại tốt hơn nhiều. Nó lại chia ra làm 2 loại nhỏ là chống rung trong thân máy bằng cách dịch chuyển cảm biến ảnh mà Sony là đại diện tiêu biểu hay chống rung ống kính do Canon và Nikon dẫn đầu. Chống rung ống kính có lợi thế là cho chất lượng tốt hơn 1 chút ở những dòng ống cực kỳ cao cấp có tiêu cự dài trong khi chống rung thân máy lại có thể dùng với đủ mọi loại ống kính chứ không yêu cầu phải dùng ống đặc chế. Dù vậy, chống rung quang học không phải là phép màu. Nó chỉ giúp bạn phần nào chứ không thể hoàn toàn khác phục được việc rung của máy. Do đó đừng hy vọng có thể chụp được những bức hình với tốc độ màn trập 4 giây mà không dùng chân máy! Phần mềm: Các chế độ chụp, nhận diện khuôn mặt, nhận diện nụ cười: Hầu chế các máy chụp hình đều được trang bị các chế độ chụp được thiết lập sẵn nhằm giúp người mới dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng. Các chế độ này hoàn toàn có thể thay đổi hoặc thêm vào được, cũng giống như bạn chỉnh equalizer trên máy nghe nhạc vậy. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tự thiết lập bằng tay vì các chế độ tự động chưa chắc đã chính xác trong mọi trường hợp. Nhận diện khuôn mặt và nhận diện nụ cười cũng là chức năng bổ sung thêm cho máy ảnh. Khi kích hoạt nhận diện khuôn mặt, máy sẽ cố gắng nhận biết người trong khung ảnh để thay đổi mức độ phơi sáng, cân bằng trắng và tiêu cự nhằm bảo đảm người đó luôn sắc nét và không bị nhòe hình. Nhận diện nụ cười cũng giống như nhận diện khuôn mặt. Bằng các thuật toán, máy sẽ thử nhận biết xem miệng của người được chụp có đang ở hình dạng lưỡi liềm hay không. Điều này nhằm đảm bảo đối tượng cần chụp không bị nhăn nhó khi ta bấm máy. Tất nhiên, 2 chức năng này chỉ là phụ và đôi khi chúng hoạt động không chính xác lắm. [IMG] Nikon D300s hỗ trợ cả thẻ SD và CF Định dạng ảnh: Bởi vì máy ảnh số không có phim nên nó buộc phải lưu tất cả dữ liệu lên thẻ nhớ. Và do vậy, sẽ có những định dạng ảnh khác nhau được ghi lại để thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người. Có 2 định dạng được sử dụng nhiều nhất là JPEG và RAW. File JPEG thường nhỏ hơn RAW do nó đã bị nén lại. Việc này đồng nghĩ với chất lượng file JPEG cũng bị giảm đi đáng kể so với định dạng thô là RAW. Tuy nhiên, file JPEG có thể dùng ngay lập tức vì máy tính nào cũng đọc được trong khi RAW phải trải qua một quá trình chuyển đổi do mỗi nhà sản xuất lại có 1 định dạng RAW khác nhau. File RAW ghi lại chính xác những gì cảm biến ảnh nhận thấy, do đó bạn có thể chỉnh sửa những thông số của nó như mức độ phơi sáng, cân bằng trắng, màu sắc.... sau khi chụp tốt hơn nhiều so với file JPEG vốn chỉ có thể thay đổi một ít. Chính vì lý do này mà hầu hết các máy DSLR đều cho phép chụp RAW hoặc RAW kết hợp với JPEG cùng 1 lúc. Việc chụp này tuy tiêu tốn dung lượng ổ cứng nhưng nó sẽ rất thuận tiện cho việc sửa chữa những lỗi mà bạn đã gặp khi bấm máy. Thêm vào đó, dung lượng lưu trữ ngày càng rẻ nên bạn cũng không cần phải lo lắng quá về việc này. JPEG để in hoặc đưa lên mạng ngay lập tức còn RAW dùng để chính sửa về sau. Một vài máy ảnh PnS cũng có thể chụp RAW nhưng số này là rất hiếm. Quay phim: Hầu hết thế hệ camera mới đều có khả năng quay phim, thậm chí là đối với các máy DSLR. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rõ về độ phân giải. Không phải vì chiếc máy của bạn có 10mp mà nó có thể quay phim ở độ phân giải đó. Độ phân giải tiêu chuẩn cho các máy PnS thường chỉ là VGA 640x480 mà thôi. Độ phân giải này thường chỉ đủ dùng cho YouTube. Trong khi đó, các máy DSLR hoặc PnS cao cấp có thể đạt độ phân giải 720p hay thậm chí Full HD 1080p, lần lượt tương ứng với 1280x720 và 1920x1080. Lưu trữ: Các máy ảnh PnS thường có một bộ nhớ nhỏ bên trong nhưng thường nó không đủ để lưu trữ ảnh, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cá biệt như chiếc Sony Cyber-Shot T2 có bộ nhớ dung lượng lên tới 4GB. Dù vậy, khi đã dùng máy ảnh số thì bạn nên xác định mình sẽ phải mua thêm thẻ nhớ ngoài. Có khá nhiều định dạng thẻ nhớ khác nhau nhưng có 2 định dạng chính là SD và CF. Ngoài ra ta còn thấy sự xuất hiện của các thẻ Memory Stick trên các máy Sony hay xD của Olympus và Fujifilm. Thẻ SD rẻ hơn và tốc độ cũng chậm hơn CF khá nhiều. Bù lại nó nhỏ gọn chứ không to như CF. Tuy nhiên thẻ CF lại bền hơn và có khả năng hoạt động trong các điều kiện thời tiết và nhiệt độ phức tạp hơn các loại khác. Do đó, nó được dùng trong các máy ảnh DSLR cao cấp còn SD là cho dòng DSLR trung cấp trở xuống và PnS. Khi mua một chiếc thẻ nhớ, bạn không nên nhìn vào những con số như 66x hay 133x... mà hãy nhìn vào tốc độ thực tế của nó thể hiện bằng MB/s. Những thẻ SD được xếp hãng tốc độ theo Class từ 1-6. Ví dụ thẻ Class 6 bảo đảm tốc độ truyền dữ liệu tối thiểu của thẻ đó là 6MB/s. nguồn : Giz Explains: What Everyone Should Know About Cameras - Camera guide - Gizmodo" /> pro) Ngược lại với cái máy full frame, có một số dòng máy khác lại được trang bị cảm biến bé hơn với tên gọi APS-C. APS-C có kích cỡ 22x15mm và thường được trang bị trong các máy DSLR cho người mới bắt đầu hoặc trung cấp. Trong một số trường hợp đặc biệt, cảm biến loại này cũng được dùng trong các máy superzoom cao cấp như Sony R1. Vậy liệu có sự khác biệt gì giữa full frame và APS-C không? Về mặt lý thuyết, 1 cảm biến lớn hơn sẽ cho phép tạo ra các điểm ảnh lớn hơn và do đó sẽ dễ dàng bắt được ánh sáng hơn. Hơn thế nữa, các dòng máy full frame có hệ số crop là 1 trong khi máy APS-C là 1,5 đối với Nikon, Sony và 1 vài hãng khác trong khi Canon là 1,6. Điều này là bởi vì cảm biến của Canon có kích cỡ 23x15mm. Ngoài ra ta còn thấy có sự xuất hiện của cảm biến APS-H với kích cỡ 29x19mm và hệ số crop 1,3. Hệ số crop đặc biệt quan trong bởi vì cảm biến nhỏ hơn sẽ chỉ nhận được 1 phần hình ảnh đi qua ống kính so với cảm biến full frame. Do đó, khi gắn ống kính có tiêu cự 200mm lên máy full frame thì nó vẫn sẽ được giữ nguyên nhưng nếu chuyển qua máy APS-C thì nó chuyển thành 200 x 1,5 =300mm. Cũng tương tự như vậy, ống 50mm sẽ thành 75 hay 100 thành 150mm. Ống kính: Để có được chất lượng hình ảnh cao nhất thì hệ thống ống kính là rất quan trọng. Trong phần này, chúng ta sẽ nói về ống kinh cho các máy DSLR trước. Ống kinh có thể thay đổi được: Về mặt tổng quan, có 2 loại ống kinh có thể thay đổi. Một loại cho phép chúng ta phóng to và thu nhỏ một cách dễ dàng với tên gọi là ống zoom. Trong khi loại kia chỉ có 1 tiêu cự cố định nên được gọi là fix lens hay prime lens. Đối với các ống zoom, ta chỉ cần đứng yên 1 chỗ mà vẫn có thể phóng to hết mức hình ảnh ở xa trong khi ống fix lại buộc người dùng phải di chuyển tới nơi cần chụp. Đây là hành động mà người ta vẫn gọi là "zoom chân". Thông thường, các ống fix sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt hơn ống zoom bao giải tiêu cự đó. Chẳng hạn như ống fix 135mm sẽ chụp ở tiêu cự 135mm đẹp hơn là ống zoom 70-200mm cũng ở tiêu cự đó. Tiêu cự chuẩn của ống kính cũng như mắt người là 50mm. Do đó, những ống có tiêu cự bé hơn 50mm sẽ được gọi là ống rộng (wide) còn lớn hơn 50mm là ống tele. Ống tele thường dùng dể chụp chân dùng còn ống wide chụp phong cảnh. [IMG] Một số ống kính của Nikon Ống kinh trên các máy PnS và hệ số X: Bên cạnh độ phân giải, một trong những tính năng được quảng cáo nhiều nhất là máy zoom được bao nhiêu X, ví dụ như 3x, 5x hay 10x... Vậy X là gì? Để cho đơn giản, X chính là tỷ lệ giữa tiêu cự dài nhất mà ống kính có thể đạt được và tiêu cự ngắn nhất. Khi được gắn trên cùng 1 máy, ống có khả năng zoom từ 50-100mm sẽ là 2x, trong khi ống 18-105mm xấp xỉ 6x. Đây cũng chính là lý do mà dòng máy bridge có tên gọi khác là superzoom do nó có khả năng zoom rất xa. Tuy nhiên bạn cũng đừng để hệ số X này "đánh lừa". Một ống kính có tiêu cự 18-42mm cũng là 3x trong khi ống 50-100mm chỉ là 2x mà thôi. Nhưng trên thực tế, ống 18-42mm không thể nào chụp được ảnh ở xa bằng 50-100mm được. Màn trập, tốc độ màn trập và độ trễ màn trập (shutter lag): Màn trập chính là cánh cửa nhỏ nằm giữa cảm biến ảnh và ống kính và chỉ có máy ảnh DSLR mới có trong khi máy PnS thì không như vậy. Khi bạn nhấn nút chụp hình, màn trập sẽ được mở lên cho ánh sáng đi vào cảm biến để ghi hình lại nên tốc độ của màn trập là rất quan trọng. Các máy ảnh DSLR có tốc độ màn trập trải rất dài, từ 1/4000 giây cho đến 10 giây và còn hơn thế nữa ở các dòng máy cao cấp. Tuy nhiên chỉ một mình tốc độ màn hình thì không thể làm được gì mà còn phải có sự kết hợp hài hòa giữa ISO và độ mở ống kính nữa. Tốc độ màn trập càng cao, ánh sáng đi vào càng ít nên hình sẽ tối hơn tốc độ màn trập thấp. Thuật ngữ độ trễ màn trập lại hoàn toàn khác với màn trập trên máy DSLR. Đây chính là nhược điểm của các máy PnS. Sau khi bạn nhấn xong nút chụp sẽ có một khoảng lặng trước khi hình ảnh đó thật sự được ghi lại. Chính vì vậy nên một máy có độ trễ màn trập thấp sẽ tốt hơn máy có độ trễ cao. Dù vậy, thông số này khá chuyên sâu nên các nhà sản xuất không nói nhiều về nó. Độ mở ống kính: Độ mở ống kính chính là cái lỗ để ánh sáng đi vào sau khi đã đi qua ống kính. Lỗ này càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều. Chính vì lý do này mà các ống có độ mở lớn có thể dễ dàng chụp được những bức hình trong điều kiện thiếu sáng. Cho dù vậy, nó cũng có nhược điểm. Ở độ mở lớn nhất, ống kính chỉ có thể lấy nét tại một khu vực rất nhỏ nên các khu vực trước và sau sẽ bị out nét và trở nên nhòe đi. Ngược lại, độ mở ống kính nhỏ sẽ cho ít ánh sáng đi vào làm cho hình ảnh tối hơn hoặc yêu cầu ISO cao hay tốc độ màn trập chậm hơn để thu được cùng một lượng ánh sáng như độ mở ống kinh lớn. Để bù lại, hình ảnh từ độ mở nhỏ sẽ giữ cho toàn khung cảnh nét hơn. Độ mở được đánh dấu bằng trị số f, trị số này càng cao thì độ mở càng nhỏ và ngược lại. Zoom quang và zoom số: Một trong những điểm nữa để nhà sản xuất "đánh lừa" người tiêu dùng chính là zoom số. Zoom quang mới là zoom "thật" do nó sử dụng ống kính để phóng to hay thu nhỏ. Còn zoom số lại dùng các phần mềm nội suy để phóng to lên, do đó chất lượng sẽ kém hơn zoom quang rất nhiều. Zoom số đôi khi giúp cho bức ảnh được lấy nét tốt hơn nhưng trong đại đa số các trường hợp, nó là vô dụng. Do đó, bạn hãy bỏ qua nó và dùng zoom quang. Nếu muốn, bạn hãy dùng máy tính để crop nó lại sau này. Ổn định hình ảnh: Các nhà sản xuất dùng đủ loại từ ngữ hoa mỹ để nói về công nghệ này. Với Sony, nó là Super Steady Shot (SSS), Vibration Reduction (VR) của Nikon và Image Stabilization (IS) dành cho Canon... Tựu chung lại, thuật ngữ này có thể gọi đơn giản là chống rung vì nó giúp khắc phục những rung động máy ảnh khi chụp, làm cho hình ảnh không bị nhòe nữa . Ổn định hình ảnh đang trở thành một trong những tiêu chuẩn của máy ảnh, từ PnS cho đến DSLR. Có 2 loại chống rung là chống rung số và chống rung quang học. Chống rung số thường được thấy trên các máy PnS khi nó sửa chữa những bức hình đã chụp bằng phần mềm chứ không phải phần cứng như chống rung quang học. Phương pháp này thường cho kết quả chỉ ở mức trung bình. Trong khi đó chống rung quang học lại tốt hơn nhiều. Nó lại chia ra làm 2 loại nhỏ là chống rung trong thân máy bằng cách dịch chuyển cảm biến ảnh mà Sony là đại diện tiêu biểu hay chống rung ống kính do Canon và Nikon dẫn đầu. Chống rung ống kính có lợi thế là cho chất lượng tốt hơn 1 chút ở những dòng ống cực kỳ cao cấp có tiêu cự dài trong khi chống rung thân máy lại có thể dùng với đủ mọi loại ống kính chứ không yêu cầu phải dùng ống đặc chế. Dù vậy, chống rung quang học không phải là phép màu. Nó chỉ giúp bạn phần nào chứ không thể hoàn toàn khác phục được việc rung của máy. Do đó đừng hy vọng có thể chụp được những bức hình với tốc độ màn trập 4 giây mà không dùng chân máy! Phần mềm: Các chế độ chụp, nhận diện khuôn mặt, nhận diện nụ cười: Hầu chế các máy chụp hình đều được trang bị các chế độ chụp được thiết lập sẵn nhằm giúp người mới dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng. Các chế độ này hoàn toàn có thể thay đổi hoặc thêm vào được, cũng giống như bạn chỉnh equalizer trên máy nghe nhạc vậy. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tự thiết lập bằng tay vì các chế độ tự động chưa chắc đã chính xác trong mọi trường hợp. Nhận diện khuôn mặt và nhận diện nụ cười cũng là chức năng bổ sung thêm cho máy ảnh. Khi kích hoạt nhận diện khuôn mặt, máy sẽ cố gắng nhận biết người trong khung ảnh để thay đổi mức độ phơi sáng, cân bằng trắng và tiêu cự nhằm bảo đảm người đó luôn sắc nét và không bị nhòe hình. Nhận diện nụ cười cũng giống như nhận diện khuôn mặt. Bằng các thuật toán, máy sẽ thử nhận biết xem miệng của người được chụp có đang ở hình dạng lưỡi liềm hay không. Điều này nhằm đảm bảo đối tượng cần chụp không bị nhăn nhó khi ta bấm máy. Tất nhiên, 2 chức năng này chỉ là phụ và đôi khi chúng hoạt động không chính xác lắm. [IMG] Nikon D300s hỗ trợ cả thẻ SD và CF Định dạng ảnh: Bởi vì máy ảnh số không có phim nên nó buộc phải lưu tất cả dữ liệu lên thẻ nhớ. Và do vậy, sẽ có những định dạng ảnh khác nhau được ghi lại để thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người. Có 2 định dạng được sử dụng nhiều nhất là JPEG và RAW. File JPEG thường nhỏ hơn RAW do nó đã bị nén lại. Việc này đồng nghĩ với chất lượng file JPEG cũng bị giảm đi đáng kể so với định dạng thô là RAW. Tuy nhiên, file JPEG có thể dùng ngay lập tức vì máy tính nào cũng đọc được trong khi RAW phải trải qua một quá trình chuyển đổi do mỗi nhà sản xuất lại có 1 định dạng RAW khác nhau. File RAW ghi lại chính xác những gì cảm biến ảnh nhận thấy, do đó bạn có thể chỉnh sửa những thông số của nó như mức độ phơi sáng, cân bằng trắng, màu sắc.... sau khi chụp tốt hơn nhiều so với file JPEG vốn chỉ có thể thay đổi một ít. Chính vì lý do này mà hầu hết các máy DSLR đều cho phép chụp RAW hoặc RAW kết hợp với JPEG cùng 1 lúc. Việc chụp này tuy tiêu tốn dung lượng ổ cứng nhưng nó sẽ rất thuận tiện cho việc sửa chữa những lỗi mà bạn đã gặp khi bấm máy. Thêm vào đó, dung lượng lưu trữ ngày càng rẻ nên bạn cũng không cần phải lo lắng quá về việc này. JPEG để in hoặc đưa lên mạng ngay lập tức còn RAW dùng để chính sửa về sau. Một vài máy ảnh PnS cũng có thể chụp RAW nhưng số này là rất hiếm. Quay phim: Hầu hết thế hệ camera mới đều có khả năng quay phim, thậm chí là đối với các máy DSLR. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rõ về độ phân giải. Không phải vì chiếc máy của bạn có 10mp mà nó có thể quay phim ở độ phân giải đó. Độ phân giải tiêu chuẩn cho các máy PnS thường chỉ là VGA 640x480 mà thôi. Độ phân giải này thường chỉ đủ dùng cho YouTube. Trong khi đó, các máy DSLR hoặc PnS cao cấp có thể đạt độ phân giải 720p hay thậm chí Full HD 1080p, lần lượt tương ứng với 1280x720 và 1920x1080. Lưu trữ: Các máy ảnh PnS thường có một bộ nhớ nhỏ bên trong nhưng thường nó không đủ để lưu trữ ảnh, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cá biệt như chiếc Sony Cyber-Shot T2 có bộ nhớ dung lượng lên tới 4GB. Dù vậy, khi đã dùng máy ảnh số thì bạn nên xác định mình sẽ phải mua thêm thẻ nhớ ngoài. Có khá nhiều định dạng thẻ nhớ khác nhau nhưng có 2 định dạng chính là SD và CF. Ngoài ra ta còn thấy sự xuất hiện của các thẻ Memory Stick trên các máy Sony hay xD của Olympus và Fujifilm. Thẻ SD rẻ hơn và tốc độ cũng chậm hơn CF khá nhiều. Bù lại nó nhỏ gọn chứ không to như CF. Tuy nhiên thẻ CF lại bền hơn và có khả năng hoạt động trong các điều kiện thời tiết và nhiệt độ phức tạp hơn các loại khác. Do đó, nó được dùng trong các máy ảnh DSLR cao cấp còn SD là cho dòng DSLR trung cấp trở xuống và PnS. Khi mua một chiếc thẻ nhớ, bạn không nên nhìn vào những con số như 66x hay 133x... mà hãy nhìn vào tốc độ thực tế của nó thể hiện bằng MB/s. Những thẻ SD được xếp hãng tốc độ theo Class từ 1-6. Ví dụ thẻ Class 6 bảo đảm tốc độ truyền dữ liệu tối thiểu của thẻ đó là 6MB/s. nguồn : Giz Explains: What Everyone Should Know About Cameras - Camera guide - Gizmodo" />
Thảo luận trong 'AMTECH Paparazzi' bắt đầu bởi authienvu8, 28/12/09.