[attach]33240.vB[/attach] Có thể nói, khi nhìn vào thông số kỹ thuật của GeForce GTX 590 thì người dùng ắt hẳn sẽ phải nghĩ xem làm thế nào để tậu cho máy tính mình một chiếc, đặc biệt là những dân đam mê nghệ thuật ép xung. NVIDIA GeForce GTX 590 được trang bị đến 1024 lõi CUDA để xử lý hình ảnh, băng thông bộ nhớ là 2x384 bit cùng với 3 GB bộ nhớ RAM. Không những vậy, nó còn hoạt động yên tĩnh hơn Radeon HD 6990 gấp 2 lần vì các chip trên card được trang bị hệ thống làm mát riêng với độ ồn chỉ ở mức 48 dB, ngay cả khi đang hoạt động ở tốc độ cao. NVIDIA GeForce GTX 590 cũng hỗ trợ làm việc ở chế độ quad SLI bằng cách thêm một card đồ họa GeForce GTX 590 thứ hai. Thực tế thì các điểm chuẩn của NVIDIA GeForce GTX 590 vẫn chưa thể đủ để kết luận đây là card đồ họa nhanh nhất thế giới. Qua phép thử để đánh giá với Radeon HD 6990 thì GTX 590 tỏ ra vượt trội khi chơi game. Card đồ họa Radeon HD 6990 của AMD mặc dù chỉ được trang bị 1 GB bộ nhớ video nhưng nó lại sở hữu đến 3072 lõi xử lý hình ảnh. Tuy nhiên, các đánh giá cho thấy rằng card của AMD hoạt động thiếu hiệu quả so với NVIDIA bởi yếu tố thiết kế không ấn tượng. Hiện tại, giá của NVIDIA GeForce GTX 590 được thiết lập ở mức giá 699 USD, áp dụng cho các mô hình của các nhà sản xuất "có tiếng" trên thị trường là Asus, EVGA, MSI,...
Đôi nét về công nghệ CUDA:CUDA là từ viết tắt trong tiếng Anh của thuật ngữ Compute Unified Device Architecture, tạm dịch là kiến trúc thiết bị hợp nhất cho tính toán. CUDA bắt đầu cuộc sống của mình từ tháng Bảy năm 2007 với vai trò ban đầu là một bộ công cụ phát triển phần mềm dựa trên ngôn ngữ lập trình C, và giờ đây ở năm 2010, sau hơn hai năm rưỡi phát triển, CUDA đang tiến hóa thành kiến trúc điện toán GPU, hay còn gọi là GPGPU, của NVIDIA. CUDA có mặt trên hầu hết các GPU đời mới của NVIDIA, từ dòng GeForce giành cho giải trí, đến Quadro giành cho điện toán hình ảnh chuyên nghiệp, ví dụ như trong thiết kế và sáng tạo, và mới nhất là dòng Tesla cho tính toán hiệu năng cao. Hay nói cách khác-CUDA là một kiến trúc tính toán song song giúp các lập trình viên có thể khai thác sức mạnh của các nhân xử lý đồ họa cho công việc tính toán mà trước đây vốn chỉ là lĩnh vực mà các CPU nằm thế độc tôn. Các lập trình viên có thể giao tiếp với CUDA thông qua khá nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, trong đó có C, C++, Fortran và kể cả Java... Kết quả là ngày càng nhiều những ứng dụng có thể sử dụng CUDA để xử lý độc lập mà không cần “ngốn sạch” tài nguyên CPU như trước. Nhờ sức mạnh tính toán này, thị trường card đồ họa được mở rộng ra không chỉ dành riêng cho các game thủ hay những chuyên gia đồ họa mà nó còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác. Danh sách chi tiết các GPU chạy được CUDA như sau: Hoặc có thể tham khảo thêm tại đây