NVidia GeForce GTX470 - Trải nghiệm đầu tiên về sức mạnh Fermi

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi blueheart, 22/4/10.

  1. blueheart

    blueheart Member

    Bài viết:
    659
    Ngay từ trước khi được tung ra thị trường, Fermi – kiến trúc đồ họa thế hệ mới của nVIDIA đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Bản thân nhà sản xuất này cũng hứa hẹn rất nhiều về một dòng GPU mới mang tính cách mạng khiến người dùng thay đổi cách nhìn về đồ họa 3D cũng như tạo ra những xu hướng trải nghiệm mới. Nếu bạn đã đọc những bài giới thiệu so lược về Fermi, bạn sẽ thấy đây là một bước tiến gần hơn tới các loại GPU tính toán chung (GPGPU) của nVIDIA. Bên cạnh đó, hãng cũng mở rộng các kiến trúc chip sẵn có và thêm các tính năng đặc biệt để nâng cao hơn nữa hiệu năng và chất lượng hình ảnh thể hiện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét mẫu GTX 470 – phiên bản “thấp hơn” của Fermi.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Dưới đây là những thông số của GeForce GTX 470 do GPU-Z báo cáo:

    [​IMG]

    Cấu hình hệ thống sử dụng để thử nghiệm card mới này như sau:


    - Intel Core i5-750 (LGA1156) Quad core @ 2.6MHz CPU
    - Tản nhiệt Prolimatech Mega Shadow
    - Bo mạch chủ MSI P55-GD85 USB 3.0
    - Bộ nhớ kênh đôi G-Skill Ripjaws 4GB DDR3-1600MHz
    - Nguồn điện Corsair 1000HX PSU
    - Ổ cứng OCZ Vertex 60GB SSD
    - Card đồ họa MSI Radeon HD 5770 HAWK (để so sánh).
    - Màn hình Hanns.G's HG281D 28-inch Full HD
    - Hệ điều hành Microsoft Windows 7 (32-bit)


    Chúng tôi cũng sử dụng các phần mềm và ứng dụng thử nghiệm đo điểm dưới đây để thử khả năng của Fermi mới:
    + 3DMark 2005 v1.3
    + 3DMark 2006 v1.1
    + 3DMark Vantage v1.0.2
    + Direct X 11 SDK
    + Unigine Heaven v1.0
    + Stone Giant
    SuperSonic Sled (NVIDIA Tech Demo)
    DesignGarage (NVIDIA Tech Demo)
    RagingRapidsRide (NVIDIA Tech Demo)
    Company of Heroes (2.0)
    Batman: Arkham Asylum
    Battlefield: Bad Company 2

    Trình điều khiển:
    NVIDIA Forceware Windows Display Driver v197.17 (32-bit)
    ATI Display Driver v8.681 (32-bit)

    Trong phần thử nghiệm, hiệu năng của GTX470 sẽ được so sánh với Radeon HD 5770 (R5770 HAWK) – R5770 đứng khoảng 2 bậc dưới HD 5850 – mẫu trực tiếp cạnh tranh với GTX470 (Chỉ sau HD 5830). Dĩ nhiên nó không thể nhanh hơn GTX 470 nhưng thử nghiệm cũng sẽ giúp bạn hình dung được phần nào tốc độ của GTX 470 mới.

    3DMark 2005
    Với 3Dmark 2005, thử nghiệm được tiến hành với GPU ở 1280x720 (AA 4x và AF 8x), 1920x1200 (AF 8X và AA 16X). Phiên bản 2005 của phần mềm này không tận dụng hết các tính năng mới của GTX 470 và HD 5770 nên chỉ đem lại cái nhìn khái quát về hiệu năng của các card mới khi người dùng chơi các game ra mắt trong giai đoạn 2004-2005 mà thôi.


    [​IMG]

    3DMark 2006

    Trong 3Dmark 2006, thử nghiệm được tiến hành ở 1280x720 với AA 4x và AF 8x kèm theo mức 1920x1200 với AF 8x và AA 16X (tối đa). Phép thử của 3Dmark 2006 gần tương tự như 2005 nhưng có nhiều hiệu ứng hình ảnh hơn.

    [​IMG]

    3DMark Vantage
    Trong 3Dmark Vantage, thử nghiệm được tiến hành trên GeForce GTX 470 với cả hai cấp là Performance và Extreme. Đây có thể coi là thử nghiệm có độ chính xác tương đối cao vì nó sử dụng tối đa khả năng GPU cùng những tính năng tiên tiến như hiệu ứng vật lý và chất lỏng.

    [​IMG]

    Đây là kết quả khá tốt cho GTX 470. Với kiểu hình Extreme, có những lúc tốc độ dựng hình tụt xuống dưới 30 hoặc thậm chí là 20 ở những cảnh và tương tác cầu kì ví dụ như nước bắn lên trong phép thử Jane Nash hay cảnh vũ trụ chiến đấu phức tạp trong New Calico. Trung bình, GTX 470 thể hiện phép thử ở mức từ 40-60 khung hình / giây.

    [​IMG]
     
    :
  2. blueheart

    blueheart Member

    Bài viết:
    659
    Bộ SDK của DirectX 11
    SDK của DirectX 11 là gói phát triển cho các lập trình viên gồm 3 phần thể hiện công nghệ Tessellation cho phép thử nghiệm hiệu năng card riêng ở tính năng này. Kết quả thu được dưới đây là ở chế độ thiết lập mặc định và tối đa của Tesselation.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    Các phép thử này cho thấy khả năng dựng tam giác và chi tiết đỉnh. GTX 470 có thể dễ dàng vượt qua các thử nghiệm kể cả khi thiết lập của tesselation được để ở mức cao nhất. Với chế độ mặc định nhẹ, mức khung hình trên giây luôn ổn định ở 60+.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Unigine Heaven v2.0

    Cơ chế đo điểm Unigine sử dụng tính năng tesselation mới rất mạnh nhằm tạo ra thế giới và các hình mẫu nhân vật cực kì chi tiết và đẹp mắt. Nó cũng tận dụng các tính toán vật lý đối với các vật thể trong thế giới ảo như cầu treo. Thế giới động và ánh sáng nội vùng cùng bóng cũng rất tuyệt trong phép thử này. Kết quả thử nghiệm thu được trong các thiết lập Normal và Extreme đối với Tessellation.


    [​IMG]

    Với toàn bộ các thiết lập ở mức tối đa, GTX470 bắt đầu tỏ ra chậm chạp nhưng vẫn đảm bảo được mức trung bình “có thể chơi game được” – từ 30-50 khung hình / giây. Sự khác biệt hiệu năng giữa GTX 470 và HD 5770 trong phép thử này cực kì rõ rệt.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Stone Giant
    Stone Giant là một trò chơi được thiết kế bởi Bitsquid, đây là ứng dụng thể hiện rõ hiệu ứng hình ảnh cầu kì sử dụng nền tảng DirectX 11. Nó sử dụng nhiều chức năng Tessellation để tái hiện lại thế giới và các hình mẫu nhân vật. Tuy Stone Giant không đưa ra bất cứ số liệu nào cụ thể nhưng chất lượng hình ảnh và tốc độ dựng hình ứng dụng này từ GTX 470 đều “miễn chê”.

    [​IMG]

    SuperSonic Sled (NVIDIA Tech Demo)

    Ứng dụng thể hiện công nghệ với hiệu ứng như phim sử dụng DirectX 11 này của nVIDIA tạo ra một chuyến đi ảo với vô số các hiệu ứng vật lý và chất lỏng. Nó thể hiện tuyệt vời khả năng của card GTX 470 mới và tận dụng tối đa mọi tính năng mới có thể. Những chi tiết như sa mạc cát, các đường ray, hiệu ứng vật lý và các phép thể hiện nét mặt đều được tái hiện một cách chân thực với GTX 470 ở tốc độ cao.

    [​IMG]

    RagingRapidsRide (NVIDIA Tech Demo)
    Phép thử công nghệ này phụ thuộc nhiều vào Tessellation và đặc biệt là PhysX với mục tiêu thể hiện các phép giả lập chất lỏng phức tạp theo thời gian thực qua quang cảnh biển giàu chi tiết. Với thiết lập mặc định, GTX 470 không gặp bất cứ trở ngại nào cả về công nghệ lẫn tốc độ và thể hiện tốt toàn bộ các nội dung được thiết kế sẵn.


    [​IMG]

    DesignGarage (NVIDIA Tech Demo)
    [​IMG]

    Phép thử này sử dụng công nghệ Optix của nVIDIA để tái tạo các tương tác tức thời (RayTracing) của xe hơi và cho phép chúng ta thấy được khả năng tính toán lưới ánh sáng và thực hiện các tác vụ năng khác. Kết quả cho thấy tốc độ của card mới. Với FRAPS, hiệu năng GPU được đo khi thiết lập cho góc nhìn xoay quanh xe liên tục trong 60 giây. Bạn cũng cần lưu ý rằng thường phải vài giây một khung hình mới hoàn tất tác vụ tính toán Ray Tracing và với GTX 470, con số này là từ 5-8 giây.

    [​IMG]

    Company of Heroes (2.201)
    Trò chơi nổi tiếng này đã không còn mới nhưng nó vẫn có những hiệu ứng hình ảnh đáng nể. Thử nghiệm được tiến hành ở 1920x1200, thiết lập đồ họa DirectX 10 và bật tối đa các tùy chọn hình ảnh. Tính năng đo điểm tích hợp trong game cho mức khung hình / giây trung bình của GTX 470 là 58.9 - nhanh hơn chút ít so với 53.5 của MSI HD 5770 HAWK.


    [​IMG]

    [​IMG]


    Batman: Arkham Asylum

    [​IMG]

    Trong nhiều game mới sử dụng đủ tính năng của card đồ họa mới, Batman: Arkham Asylum là tên tuổi đáng chú ý. Nó sử dụng cơ chế Unreal của Epic và thể hiện nhiều hình ảnh đẹp mắt. Phép thử với Batman được thực hiện với FRAPS đo từ cảnh khi Batman đưa Joker tới Arkham Asylum. Điều lạ lùng là cả 2 card thử nghiệm đều cho kết quá giống nhau, tuy nhiên nhiều khả năng là do mức tốc độ khung hình/ giây bị khóa bởi chính game. Đáng chú ý, trò chơi cũng sử dụng được cả tính năng MSAA của nVIDIA. Cả hai card thử nghiệm đều dựng hình tốt trò chơi này và không có trục trặc gì về hiệu năng.

    [​IMG]

    Battlefield: Bad Company 2


    [​IMG]

    Trò chơi này đã tạo ra một chuẩn mực mới về hiệu năng cho máy tính cá nhân. Mặc dù không sử dụng nhiều chức năng Tessellation nhưng những cảnh giàu chi tiết và vật thể lại tạo ra yêu cầu rất lớn đối với khả năng xử lý của GPU. Người dùng cũng sẽ nhận thấy những nét mới trong đồ họa của trò chơi do sự góp mặt của DirectX 11 ví dụ như bóng của các nhân vật. Với 60 giây chạy FRAPS trong cảnh đầu game (nhiệm vụ 1), cả hai card thử nghiệm đều hoạt động trơn tru, thậm chí HD 5770 còn vượt hơn chút ít so với GTX 470. Sự khác biệt thực sự chỉ thấy rõ khi chỉnh các thông số đồ họa lên mức tối đa (cả AA và AF), khi đó, GTX 470 vẫn đảm bảo mức hiệu năng ở 8xAA và 16xAF và thậm chí là 32xAA và 16xAF và chỉ giảm chút ít trong khi HD 5770 gần như bỏ cuộc ở 8xAA.

    [​IMG]

    Tổng kết:
    Với giá khởi điểm ban đầu khoảng 349 USD cho dòng GTX 470 và 499 USD cho GTX 480, Fermi rõ ràng là yếu tố cứu cánh cho nVIDIA vào thời điểm hiện tại – đặc biệt là giai đoạn khó khăn gần đây. Mặc dù ra mắt trễ vài tháng nhưng khả năng của card mới rõ ràng là rất tuyệt, ngay cả mức giá cũng tốt – dù chưa rẻ được như HD 5850 của ATI. Giá trị của các card Fermi mới còn cao hơn nếu bạn không chỉ chơi game mà còn làm việc cần tới các tác vụ tính toán GPGPU trên không chỉ phương diện khoa học mà cả giáo dục, tiêu dùng và chuyên môn.


    [​IMG]

    Hiện tại, chỉ có một số game như Alien vs Predator (phiên bản mới) hay Metro 2033 là sử dụng nhiều các tính năng hấp dẫn mới của DirectX 11. Dĩ nhiên, sẽ có thêm nhiều tựa game mới xuất hiện trong thời gian tới và điều này sẽ rất phù hợp với thời điểm mà Fermi được tung ra.

    [​IMG]

    Để tận dụng tối đa khả năng của GTX 470 trong các ứng dụng điển hình như game, bạn sẽ cần tới các linh kiện hoặc ít nhất là ép xung những thứ sẵn có nhằm loại bỏ yếu tố thắt cổ chai. Nếu bạn sở hữu chiếc máy với Core 2 Duo, bạn vẫn có thể thưởng thức được khả năng của GTX 470 mà không bị “thiệt” nhiều nhưng với Core i7 hay Phenom II X4/X6, mọi việc sẽ khá hơn nhiều.

    Rõ ràng, GTX470 đã đem lại nhiều cơ hội mới cho các lập trình viên thử sức – đặc biệt là các tính toán dựa vào GPU. nVIDIA đã thiết kế thế hệ chip này hoàn toàn mới và nhắm trực tiếp vào các tính toán GPU tổng hợp (GPGPU) cùng Raytracing. Một số tác vụ thử nghiệm chuyển đổi phim Badaboom hay phần mềm như LoiloScope của Loilo khi nVIDIA trình diễn trong nắm ngoái đã thể hiện rõ khả năng của GPU mới. Bên cạnhd dó, nhiều ứng dụng CUDA của các hãng thứ ba như Octane Renderer của Refractive Software cho phép các nhà thiết kế đồ họa 3D tận hưởng sức mạnh GPU GeForce với CUDA mới. Nhiều tác vụ trước đây tốn nhiều giờ hay thậm chí là nhiều ngày để hoàn tất sẽ chỉ có vài giây tới vài phút với Fermi mới.


    (Trích nguồn XtremeVN)
     
  3. lightthunder

    lightthunder New Member

    Bài viết:
    14
    Mấy hôm nay đi đâu cũng thấy nói về thằng Fermi này, "nhà nhà Fermi, người người Fermi":beerdi:Hôm nay mới có dịp vào xem, nhưng nhìn tổng quát thì vẫn chưa ưng ý mấy về hiệu năng của Fermi, vì phần so sánh giữa R5770 với GTX470 chưa làm nổi bật được sức mạnh của công nghệ này, vì 1 bên là high-end, 1 bên là mid-end, so sánh vậy có hơi khập khiễng quá không?
     
  4. redplantern

    redplantern New Member

    Bài viết:
    37
    Riêng tớ, tớ thì thấy rằng công nghệ Fermi vốn sẵn đã mạnh rồi, chỉ có điều là người thực hiện bài Review này chưa đủ khả năng để làm nổi bật công nghệ của nó, khi cho mang R5770 so sánh với GTX470. Chắc là dân Amateur nên mới thế :D
     

Chia sẻ trang này