Để dựng một bộ máy tính chơi game tầm trung, chạy ổn định thì người tiêu dùng hiện nay thường chọn cho mình một PSU có công suất từ 550W đến 600W. Với mức công suất này, người dùng sẽ dễ dàng chọn cho mình một giải pháp đồ hoạ linh hoạt với giá thành hợp lý cho bộ máy, với khả năng “gánh” tối đa có thể lên tới cỡ GeForce GTX 470 hoặc SLI GeForce GTX 460 trên một cấu hình không OC. Giá bán hiện nay cho dòng PSU 600W của các hãng lại rất cạnh tranh, trong tầm tiền trên dưới 1 triệu đồng là bạn đã có thể chọn cho mình một PSU thật tốt. Vậy, nên chọn PSU nào? Hôm nay, Powerlab sẽ giới thiệu 7 anh tài đang có mặt trên kệ hàng tại Việt Nam, chúng cùng có mức công suất thật là 600W: AcBel iPower 85H 650, Acbel iPower 85 650 (phiên bản mới 2012), AcBel R8II 600, CoolerMaster Extreme 600, Corsair GS600, Gigabyte ODIN 720W, và FSP Epsilon 80Plus 600. Nội dung đầy đủ được đăng tại website PowerLAB HÌNH THỨC BÊN NGOÀI Tất cả đều có kích thước tiêu chuẩn của một PSU ATX với các chiều là 150x140x86 (WxLxH mm), trừ AcBel iPower 85H 650 dài 150mm và Corsair GS600 dài nhất với 160mm làm cho PSU hầm hố hơn. Lớp phủ bên ngoài bằng sơn tĩnh điện với màu đen sần không bám dấu tay, FSP Epsilon 80Plus 600 thì khác người với phong cách xanh dương làm nó nổi bật lên trong đám nguồn này. Quạt làm mát của 3 PSU AcBel đều giống nhau, với kích thước quạt 120mm, quạt đặt ở trung tâm bộ nguồn và không có đèn LED, riêng Acbel iPower 85 650 lưới bảo vệ được trang trí thêm một logo 80Plus màu vàng khá bắt mắt. Gigabyte ODIN 720W và FSP Epsilon 80Plus 600 đều dùng quạt có cánh trong suốt, kính thước tiêu chuẩn 120mm, quạt được đặt lệch tâm để có thể làm mát tốt cho phần công suất PFC. FSP Epsilon 80Plus 600 có lưới quạt màu vàng và được trang trí logo FSP che đi phần lỏi quạt một cách kín đáo chứ không phô ra như Gigabyte ODIN 720W. CoolerMaster Extreme 600 có nét tương đồng với các PSU của AcBel, quạt 120mm được đặt rất cân đối ở giữa trung tâm bộ nguồn. Corsair GS600 đầu tư khá tốt cho hệ thống làm mát của mình với quạt có kích thước 140mm, quạt được trang trí bằng đèn LED soi sáng, bạn có thể điều khiển tắt mở đèn này bằng một công tắt phía sau PSU. Tâm quạt cũng được trang trí bằng logo với 2 màu tương phản đen/trắng làm nổi rỏ biểu tượng Corsair. Corsair GS600 là chọn lựa tốt cho hình thức thiết kế bên ngoài, bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên, so sáng hệ thống bằng đèn LED màu dương dịu mắt. Thứ hai là FSP Epsilon 80Plus 600 với việc phối màu lạ mắt sẽ cho bộ máy tính một phong cách mới. KẾT NỐI AcBel R8II 600 đứng đầu bảng này với số lượng đầu cắm phân bố hài hoà, hỗ trợ mainboard đời mới, hỗ trợ đầy đủ đầu cắm cho cho một hệ thống đồ hoạ kép tầm trung mạnh mẽ. Thứ hai là FSP Epsilon 80Plus 600 với 4-rail 12V chia đều cho các thiết bị, rất phù hợp cho một hệ thống giải trí đa phương tiện với nhiều thiết bị bên trong. CÔNG SUẤT DANH ĐỊNH VÀ TÍNH NĂNG Đứng nhất về công suất danh định là AcBel iPower 85H 650 với 48A cho đường 12V cộng với tính năng VRM 3.3V sẽ giúp tăng thêm nhiều công suất cho đường 12V nữa nếu được trang bị trên hệ thống máy tính mới. Kế đến đương nhiêu là Corsair GS600 cũng với khả năng cung cấp 48A nhưng không linh hoạt bằng. Trừ CoolerMaster là không trang bị tính năng PFC, còn lại đều là loại Active PFC. Trong đó ta thấy, tuy có A.PFC nhưng AcBel iPower 85H 650 chỉ hoạt động với mức điện áp 200VAC trong dải 180V~264VAC, các bộ nguồn còn lại tương thích tốt với mức điện áp thay đổi rộng từ 100V~220V. THIẾT KẾ BÊN TRONG Các thành phần linh kiện chính của 7 bộ nguồn này khá tương đồng, trừ CoolerMaster do không có tính năng PFC nên dùng loại IC đơn PWM UC3843C khá thông dụng của STMicroelectronics , còn lại sử dụng IC có tính năng điều khiển chung cho là CM6800 của Champion. Riêng ACBel R8II 600 dùng IC PFC/PFW FAN4800 của Fairchild Semiconductor, thực chất hai IC của 2 hãng làm chip đàn anh này cạnh tranh nhau nên về tính năng là tương đồng không những vậy chân IC cũng tương thích với nhau – “pin-to-pin compatible with ML4800 and FAN4800 and CM6800” nhưng trong catalog của hai hãng đều thể hiện. FSP Epsilon 80Plus 600 và Gigabyte ODIN 720W có thể đứng chung với nhau ở top đầu trong bảng này, với thiết kế làm mát tách biệt, 2 diode nắn điện chính, linh kiện PFC/PWM có công suất lớn, bọc chống chống nhiễu EMI tốt, mạch bảo vệ thiết kế kỹ lưỡng. Đứng thứ hai không thể không là Corsair GS600 với thành phần linh kiện được tuyển chọn, mạch lọc DC được bọc nhiễu tốt. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM Chúng tôi thử nghiệm 7 bộ nguồn trong điều kiện nhiệt độ 45 độ C. Công suất tổng 2 đường 3.3V và 5V không vượt quá 110W. Điều đáng mừng là tất cả đều hoạt động tốt ở nhiệt độ 45 ºC với mức công suất đạt danh định là 600W. Trong đó các bộ nguồn AcBel cung cấp năng lượng cho đường 12V nhỉnh hơn so với các bộ nguồn còn lại là nhờ việc phân chia công suất hợp lý ở đường 3.3V/5V và tiết giảm một chút năng lượng ở đường -12V/5VSB. Kế tới là các bộ nguồn Corsair GS600, Gigabyte ODIN720W và FSP Epsilon 80Plus 600 có phần công suất được phân chia cân đối hơn, đường nguồn cấp trước 5VSB mạnh mẽ với dòng cung cấp lên tới 3A. Vui lòng xem thêm tại website PowerLAB KẾT LUẬN CHUNG Bây giờ việc sở hữu một bộ nguồn hiệu với giá rẻ thật là đơn giản, trên các báo giá chúng đã chiếm phần đa số – thật là một tính hiệu mừng cho người dùng máy tính. 7 bộ nguồn trên đây chỉ là đại diện số nhỏ cho các bộ nguồn thương hiệu đang có tại Việt Nam, tuy nhiên qua chúng ta cũng đã thấy được chất lượng thật sự mà một thương hiệu đem lại cho người dùng. Yếu tố cuối cùng là giá, Gigabyte chất lượng có thể tương đương với FSP Epsilone 80Plus 600 nhưng giá bán không hợp lý lắm cho một thương hiệu tuy không xa lạ nhưng lại khá mới với thị trường nguồn máy tính. CoolerMaster Extreme 600 là một bộ nguồn tốt nhưng giá bán không hợp lý với sự đầu tư công nghệ, tính năng không tương xứng, người dùng phải bỏ ra quá nhiều cho những gì mình có được từ bộ nguồn này.