SỰ KIỆN [PR] ASUS: Nâng tầm linh kiện PC Gaming cùng thể thao điện tử Esports

Thảo luận trong 'Tin tức Công Nghệ - IT News' bắt đầu bởi umbrella_corp, 8/8/19.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Chiều qua, ASUS ROGIntel Việt Nam đã có buổi Workshop - Esports: Transforming the Future of Gaming họp mặt các đơn vị truyền thông và diễn đàn công nghệ để chia sẻ chiều hướng phát triển của thể thao điện tử (Esports) cũng như sức ảnh hưởng to lớn của bộ môn này đến phần cứng PC trong tương lai.

    1.jpg

    Mở đầu Workshop, ASUS đưa ra bảng khảo sát khá thú vị về đối tượng theo dõi Esports trên nền tảng Internet. Theo đó, có đến 22% người dùng Internet là fan hâm mộ của các nội dung thể thao điện tử với 62% là nam và nữ là 38%. Xét về độ tuổi, không có quá nhiều bất ngờ khi nhóm người theo dõi có độ tuổi từ 16-24 và 25-34 chiếm đa số với lần lượt 33% và 37%, phần còn lại từ 35-64 tuổi. Điều đó đã cho thấy nền thể thao điện tử hiện đã được đại đa số công chúng ghi nhận với cái nhìn tích cực hơn trong thời điểm này. Ngoài ra, ASUS cũng cho biết trong tháng 7 vừa qua, tỷ lệ % số người theo dõi Esports có độ tuổi từ 16-24 tại Việt Nam đã chiếm đến 45% đúng thứ 5 thế giới sau Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Hong Kong.

    2.JPG

    Ngoài nền tảng Internet, ASUS và Intel đã kết hợp cùng kênh truyền hình thể thao danh tiếng ESPN để tổ chức nhiều giải đấu Esports tầm cỡ quốc tế như Intel Extreme Masters, ESL One, ESL CS:GO Pro League và Intel Grand Slam. Như chúng ta đã biết, ESPN trước đó từng được biết đến với những chương trình bình luận thể thao truyền thống và hầu như không liên quan đến Esports. Nhưng với sự phát triển như vũ bão của bộ môn này cũng như sự quan tâm của khán giả là rất lớn trong những năm qua, ESPN tất nhiên không thể bỏ qua miếng bánh béo bở này để thu hút thêm lượng lớn khán giả theo dõi kênh, đặc biệt là trong bối cảnh các đối thủ của ông lớn truyền thông thể thao này chưa hoặc ít quan tâm đến Esports.

    6.JPG

    Tiếp đến, ASUS đã đưa ra những yếu tố phần cứng máy tính trong tương lai có thể bị tác động do sự phát triển của Esports bao gồm:

    • Hiệu suất hệ thống
    • Phần mềm
    • Khả năng kết nối Internet
    • Âm thanh
    • Bàn phím
    • Tấm nền màn hình
    • Nhiệt độ hoạt động

    Trong số đó, đại diện ASUS đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhiệt độ hoạt động và tấm nền màn hình. Đặt vấn đề khi bạn sở hữu chiếc laptop chơi game với các thông số CPU và GPU khủng nhưng khả năng tản nhiệt kém sẽ dẫn đến hiệu suất hệ thống bị ảnh hưởng, trải nghiệm chơi game cũng vì thế mà giảm đi. Trong khi đó, màn hình là linh kiện mà bạn sẽ tương tác mọi lúc mọi nơi mỗi khi khởi động máy. Vì thế, chất lượng hiển thị cũng như tần số quét của màn hình có thể xem là yếu tố sống còn trong những trận chiến Esports đỉnh cao. Do đó, tại buổi Workshop của mình, ASUS đã đưa ra các giải pháp chơi game hợp lý để đáp ứng nhu cầu Esports của game thủ.

    7.JPG

    Chiếc laptop chơi game ROG Strix Scar III sẽ là đại diện đầu tiên trong tổng số ba giải pháp gaming mà ASUS mang đến buổi Workshop. Sở hữu cấu hình mạnh mẽ với CPU Core i7-9750H và card đồ họa rời RTX 2070, Strix Scar III không quá khó khăn trong việc cân những tựa game online cấu hình cao như PUBG, Apex Legends cũng như hai tựa game Esports truyền thống Dota 2 và CS:GO ở thiết lập cao nhất với mức FPS trung bình dao động từ 100 - 200FPS.


    IMG_7714.JPG
    Screenshot (17).png
    PLAYERUNKNOWN_S BATTLEGROUNDS  7_9_2019 1_45_44 PM.png
    Dota 2 Screenshot 2019.07.06 - 20.00.05.34.png
    Screenshot (33).png

    Để có được hiệu năng ấn tượng nói trên, ASUS đã trang bị cho máy bộ tản nhiệt 3D mang đến khả năng dẫn nhiệt được nâng cao với nhiều khe thoát khí, cải thiện đến 10% luồng gió tản nhiệt. Qua đó, duy trì hiệu suất hoạt động cao cho Strix Scar III trong thời gian dài.

    12.JPG

    Ngoài ra, như đã nói ở trên, màn hình cũng là yếu tố quan trọng mang đến khả năng thành công trên đấu trường mạng bên cạnh nhiệt độ hoạt động. Và Strix Scar III có thông số màn hình rất ấn tượng với tấm nền IPS cho chất lượng hiển thị vượt bậc cùng tần số quét siêu nhanh 240Hz và thời gian đáp ứng 3ms, do đó nó có thể đáp ứng tốt nhu cầu gaming từ các game thủ khó tính nhất.

    IMG_7747.JPG
    Một điểm tạo nên sự khác biệt của Strix Scar III so với những chiếc laptop chơi game khác trên thị trường là nằm ở ROG Keystone. Đây là thiết bị token cho phép bạn có thể tăng cường tính bảo mật cho dữ liệu bằng chức năng Shadow Drive. Qua đó, người dùng khác không thể truy cập được dữ liệu của bạn nếu không sở hữu ROG Keystone. Ngoài tính năng bảo mật, Keystone còn cho phép đồng bộ hiệu ứng RGB Aura Sync đến các thiết bị ngoại vi có hỗ trợ tính năng này. ASUS cho biết họ sẽ nâng cấp thêm nhiều tính năng mới cho Keystone trong các sản phẩm laptop gaming tiếp theo của hãng trong tương lai.

    IMG_7713.JPG
    IMG_7788.JPG

    Ngoài laptop gaming chủ lực Strix Scar III, hai giải pháp gaming còn lại của ASUS là Strix GROG GL10CS. Nếu như cái giá khởi điểm tầm 50 triệu đồng của Strix Scar III có thể là một rào cản lớn cho đại đa số game thủ thì với tầm giá thấp hơn là 23 triệu đồng, bạn sẽ sở hữu được Strix G với cấu hình không hề kém cạnh với CPU Core i7-9750H và card đồ họa rời RTX 2060. Và với 4 phép thử game tương tự như Strix Scar III, Strix G sẽ đảm bảo cho bạn số FPS trung bình dao động từ 60-120 FPS được xem là tốt đối với môi trường Esports. Về màn hình, Strix G chỉ thua kém Scar III về tần số quét khi hỗ trợ lên 120Hz so với 240Hz. Trong khi đó. hệ thống tản nhiệt của Strix G không phải là bộ tản nhiệt 3D và không có bảo mật ROG Keystone. Điều này phần nào đã giải thích vì sao giá thành của Strix G dễ chịu hơn hẳn so với người đàn anh của mình.


    IMG_7719.JPG
    IMG_0825.JPG
    IMG_7718.JPG

    Giải pháp gaming cuối cùng của ASUS trong buổi Workshop là máy bộ chơi game ROG GL10CS. Với giá khởi điểm chỉ tầm 21 triệu đồng, GL10CS được xem là sự lựa chọn rất hợp lý dành cho game thủ không có hầu bao rộng rãi nhưng vẫn muốn được thể hiện mình trong môi trường Esports đỉnh cao. Với CPU Core i5-9400 và card đồ họa GTX 1660 Ti, hiệu năng của GL10CS không thua kém quá nhiều so với hai đại diện bên mảng laptop chơi game nói trên khi mức FPS trung bình luôn nằm ở mức trên 60 FPS ở 4 tựa game PUBG, Dota 2, CS:GO và Apex Legends.

    Tuy nhiên, với đặc trưng là máy bộ PC, GL10CS sẽ có điểm lợi hơn so với hai chiếc laptop gaming của ASUS ở khoản nâng cấp cấu hình. Theo đại diện bên phía ASUS, người dùng khi mua GL10CS sẽ có tùy chọn nâng cấp card đồ họa lên RTX 2060 tại đại lý bán hàng và vẫn được bảo hành chính hãng theo chính sách của công ty Đài Loan. Ngoài ra, người dùng cũng có thể nâng cấp card đồ họa của hãng khác và vẫn được bảo hành tất cả các linh kiện trừ card đồ họa. Tuy nhiên, ASUS cũng khuyến cáo người dùng cần nâng cấp bộ nguồn cho GL10CS trước khi tiến hành thay thế card đồ họa cao cấp hơn.


    IMG_0821.JPG
    IMG_7744.JPG
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/8/19

Chia sẻ trang này