PNY, cái tên nghe qua ắt hẳn sẽ gợi cho bạn nhớ đến những chiếc thẻ nhớ, phụ kiện di động, USB hay SSD có hiệu năng trên giá thành (performance/price hay p/p) rất tốt tại Việt Nam. Tuy nhiên, không ít người biết rằng ngoài bộ nhớ flash, PNY còn tham gia sản xuất phần cứng máy tính như bộ nhớ RAM và card đồ họa cho người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp. Trong thời điểm này, người dùng Việt đã quá quen mặt với những thương hiệu card đồ họa lâu năm như ASUS, MSI và Gigabyte hay cái tên đến từ Trung Quốc đang làm mưa làm gió trên thị trường giá rẻ như Colorful. Sự xuất hiện của PNY, một thương hiệu nổi tiếng đến từ Mỹ, hứa hẹn sẽ mang đến làn gió tươi mới trên thị trường card đồ họa Việt nếu sản phẩm của họ về đây có giá thành hợp lý cũng như chế độ hậu mãi tốt. Và Amtech đã có trên tay mẫu card GTX 1060 XLR8 Gaming OC 6GB của PNY và sẽ mở hộp cũng như thử nghiệm vài bài test hiệu năng cho các bạn xem. Click for original size Trước khi mở hộp, chúng ta hãy xem qua đặc tả cấu hình của PNY GTX 1060 XLR8 Gaming OC 6GB so với các mẫu card khác nhé: Click for original size I - Unbox Click for original size Click for original size Click for original size Phần mặt trước hộp không có gì quá nổi bật nhưng phía sau thì khác, PNY có khoét một phần cho người dùng thấy được sơ bộ card đồ hoạ của mình. Một kiểu giới thiệu rất hay khiến tôi rất thích thú dù cách tiếp cận như thế này đã từng được các hãng sản xuất khác áp dụng từ lâu, nhưng không hiểu sao vào lúc này lại rất ít thấy trừ các sản phẩm cao cấp. Click for original size Cạnh dưới hộp có phần mã số sản phẩm (được tôi che lại) và dòng chữ Proof of Purchase. Nếu bạn mua sản phẩm trong thời gian NVIDIA đang khuyến mãi key game thì bạn có thể chụp lại hoặc ghi lại mã số này và làm theo hướng dẫn từ NVIDIA hoặc các đối tác của họ, tức là PNY để làm thủ tục nhận key game. Vào thời điểm viết bài này, NVIDIA đã tạm dừng các chương trình tặng key game dành cho các sản phẩm GTX 1060, thay vào đó là key game Shadow of War tặng kèm khi mua card đồ hoạ từ GTX 1080 trở lên. Click for original size Click for original size Phần phụ kiện của XLR8 rất hạn chế chỉ có sách hướng dẫn, dĩa driver và cáp chuyển đổi từ 2 đầu nguồn 6 pin sang 1 đầu 8 pin. Click for original size Click for original size Click for original size Là sản phẩm thiết kế dành cho game thủ nên XLR8 được PNY thiết kế tản nhiệt khá hầm hố nhưng vẫn giữ được sự gọn gàng cho phép card có thể dễ dàng gắn vào bất kỳ hệ thống nào, kể cả là thùng máy cỡ nhỏ như HTPC. Tuy nhiên có điều tôi hơi lăn tăn là tại sao PNY lại cho lồi một phần tản nhiệt ở phía trên? Lúc đầu tôi nghĩ rằng vị trí đó dành cho đèn LED khi ở đó có khắc chữ GEFORCE GTX 1060 OC và được phủ bằng lớp sơn thường được dùng để hiển thị đèn LED chữ ở những card đồ hoạ khác. Tuy nhiên, khi sử dụng thử XLR8 thì hàng chữ này không nổi đèn LED, mà đèn LED lại sáng ở khu vực 2 quạt làm mát 8cm của card. Khá đáng tiếc, nếu như hàng chữ này mà nổi đèn LED thì đó sẽ là tính năng rất hay của sản phẩm này. Click for original size Phía sau của XLR8 được PNY tích hợp miếng backplate giúp bảo vệ bo mạch không bị trầy xước do va chạm vật lý gây ra vì lý do khách quan hoặc chủ quan. Ngoài ra, miếng backplate này còn có tác dụng tản nhiệt phần sau của bo mạch, thiết kế này thực ra không mới nhưng nó đã được nhiều hãng sản xuất khác ngoài PNY áp dụng. Do đó, có thể nói tính hiệu quả của miếng backplate này là khá tốt. Click for original size Cạnh trên của card phía phải là cổng nguồn 8 pin, ở đây PNY sử dụng cổng nguồn này thay vì 6 pin như phiên bản tham khảo của GTX 1060 từ NVIDIA. Qua đó, XLR8 có thể có điện năng tiêu thụ tối đa trên lý thuyết lên đến 150W thay vì 75W như bản gốc, vì thế PNY có thể giúp cho XLR8 có khả năng ép xung tốt hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là giả định của tôi còn có thực sự cao hơn không thì chưa biết, điều này cần phải được kiểm chứng qua nhiều bài thực nghiệm mới khẳng định được. Click for original size Click for original size Về độ dày của XLR8 thì chiếc card này chỉ chiếm có 2 slot trên bo mạch chủ của bạn, do đó nó có thể tương thích rất nhiều hệ thống với nhiều kích cỡ khác nhau. Điều này là cực kỳ cần thiết nếu như bạn muốn lắp một hệ thống chơi game mang tính di động có hiệu năng tốt. Click for original size Về hệ thống cổng kết nối, XLR8 có tổng cộng 5 cổng bao gồm: 1xHDMI 2.0, 3xDisplay Port 1.4 và 1xDVI. Dàn cổng này cho phép bạn có thể thiết lập hệ thống chơi game 3 màn hình với chế độ NVIDIA Surround cùng hai màn hình phụ để làm việc khác như lướt web, xem phim v.v... II - Thử nghiệm vài bài Dưới đây là cấu hình mà tôi dùng để thử nghiệm vài phép thử đồ họa trên XLR8: Click for original size Màn hình tôi sử dụng là ASUS PB279Q có độ phân giải tối đa là 4K UHD (3840x2160), tuy nhiên khả năng xử lý của những chiếc card GTX 1060 6GB nói chung và XLR8 nói riêng thì tại thời điểm này, chúng ta đã đều biết rõ qua các bài đánh giá trong nước lẫn nước ngoài. Và đa số cho rằng độ phân giải QHD 1440p (2560x1440) là phù hợp nhất dành GTX 1060 6GB, vì độ phân giải này cho phép người dùng có thể trải nghiệm chơi game mượt mà với độ chi tiết hình ảnh tốt nhất. Do đó, với những game dưới đây, tôi cũng để độ phân giải QHD và các thiết lập hình ảnh khác cũng tương tự như trong bài đánh giá card đồ họa GTX 1080 Ti EXOC White của Galax mà bạn có thể tham khảo ở đó. Sau đây là kết quả mà tôi nhận được từ XLR8 khi thực nghiệm cùng những tựa game trên: Click for original size Ngoại trừ phép thử Deus Ex Mankind Divided vốn được tối ưu hiệu năng cho card đồ họa AMD, đa phần các phép thử khác đều đạt yêu cầu FPS trung bình >= 60 giúp người dùng có trải nghiệm chơi game tốt trên nền tảng PC. Tuy nhiên liệu chiếc card GTX 1060 XLR8 Gaming OC 6GB của PNY có thực sự thuyết phục được người dùng hay không? Có lẽ bài đánh giá đầy đủ sắp tới của Amtech sẽ làm rõ vấn đề này. Từ giờ cho đến chừng đó, XLR8 có vẻ đã thuyết phục được tôi trong bài thực nghiệm hiệu năng mặc định rồi. Hy vọng rằng nó sẽ chứng tỏ được giá trị của mình khi được thử nghiệm kỹ càng hơn ở những bài test phức tạp hơn trong thời gian tới.