Trước tiên có lẽ cần phải nhắc qua về hãng sản xuất. Trước đây OCZ là một nhãn hiệu rất nổi tiếng trong giới Ocer vì những cặp ram cày kéo siêu hạng với mức giá trên trời, với hệ thống giúp đỡ khách hàng online tuyệt hảo. Không chỉ dừng lại trong thị trường nhỏ bé đó, OCZ tham gia vào thị trường Nguồn máy tính (PSU) với dòng sản phẩm chất lượng cực cao, các tính năng độc nhất vô nhị với thiết kế bên ngoài cực kỳ ‘trau truốt’. Hiện tại OCZ đã cho ra đời khá nhiều dòng PSU từ tầm trung đến cao cấp với các mức giá khác nhau , tuy nhiên dòng sản phẩm ấn tượng nhất, mang đến cho OCZ tiếng tăm nhiều nhất và cũng đắt nhất đó là ‘OCZ PowerStream series’. Dòng PowerStream gồm có 4 sản phẩm : 420W 470W 520W và cuối cùng là 600W. Ba sản phẩm đầu là ‘single rail’, sản phẩm cuối 600W là ‘double rail’ với 2 đường 12V để đảm bảo tính ‘sạch’ của dòng điện tuy nhiên phiên bản 600W này có một vài vấn để về tính ổn định khi chịu tải tối đa đột ngột. Tôi chỉ xin phép giới thiệu qua về dòng 520W mà tui có, đây cũng là dòng mà dân Ocer rất thích vì tính ổn định và tương thích cao của nó. Chúng ta hãy xem tại sao dòng sản phẩm này lại được đánh giá cao đến như vậy. Cái nhìn đầu tiên : quá ấn tượng !! Mổ xẻ bên trong : Tính năng : OCZ PowerWhisper™ Technology OCZ PowerFlex™ individually adjustable power rails with LED indicators. OCZ ConnectAll™ universal connector. (ATX, BTX, SATA, P4 and EPS12V) ATX12V 2.01* OCZ PowerShield™ power leads ActivePFC** 5 year warranty backed by OCZ’s exclusive PowerSwap™ replacement program.*** No more endless return-for-repair loops! Technical specifications 175x150x86 mm 23 dBA @ 60% load 100~120Vac / 200~240Vac 10/6a 200~240Vac only** 520W: +3.3V(28A), +5V(40A), +12V(33A) +5V(46A), +12V1(20A), +12V2(18A) Overvoltage/Short-Circuit protection Independent adjustable 3.3V/+5V/+12V rails. Với 40A cho đường 5V và 33A cho đường 12V, có thể nói dòng 520W không chỉ có thể 'thồ' tất cả mọi thứ trong máy tính mà còn đủ sức giúp Overclock ‘điên cuồng’ chiếc máy. Bộ nguồn này cũng cung cấp 1 lượng lớn các đầu cắm đủ để hài long các thượng đế khó tính nhất với: 1x 20/24pin, 1cable 8pin P4, 1cable 4Pin AMD, 1xPCIe, 8x 4pin (2 EMI cable HDD), 2xSata, 2x FDD cable, . Không chỉ dừng lại ở đó, OCZ còn tặng cho bạn 2 đường molex 4pin và 1 đường PCI E với công nghệ PowerShield™ Lead: thực chất các đường dây này được bọc vởi 1 lớp vỏ low-level EMI giúp chống nhiễu (làm sạch điện ) cho một số thiết bị tiêu thụ điện năng cao như card đồ họa và ổ cứng. Có lẽ chỉ nhiêu đó thôi chưa đủ để làm nên tên tuổi của dòng sản phầm này của OCZ, chức năng cho phép chỉnh điện áp mới chính là vũ khí bí mật để OCZ qua mặt các anh tài khác như Antec, Enermax ..…. Chúng ta có thể chỉnh điện áp độc lập cho từng đường 3.3v , 5v và 12V, một tính năng hết sức ý nghĩa đối với dân Ocer vì khi Overclock chuyện sụt giảm ở các đường này, đặc biệt là đường 5v và 12v là rất có thể xảy ra. OCZ cũng ko quên trang bị thêm 3 đèn thông báo mức độ cao thấp của từng đường để giúp chúng ta luôn biết mình đang làm gì. Ta có thể chỉnh các đường trong khoảng an toàn sau: 12v: 10.8 đến 13.2v 5v : 4.5 -5.5v 3.3v: 2.8-3.8v Màu xanh: mức an toàn : dòng điện vẫn trong khoảng +/-5% so với tiêu chuẩn ban đầu. Màu đỏ: dòng điện đã vượt quá mức 5% Màu vàng: thấp hơn 5% Trước đây OCZ có 2 version: EU version và US version, điểm khác nhau duy nhất là Active PFC (Power Factor Correction) cho EU và passive PFC cho US. Những cũng chính vì điều này, một số sản phẩm của OCZ tại EU có một số vấn để nhỏ khi hoạt động. Đó là tiếng ‘tick tick’ rất nhỏ mỗi khi máy ở chế độ không tải hoặt tải nhẹ. Tiếng kêu ko to nhưng quả thật cũng ko dễ chịu nếu đôi tai của bạn từ xưa đến này chỉ quen nghe những bản hòa tấu nhẹ nhàng. Đây cũng là khuyết điểm duy nhất của dòng sản phẩm này mặc dù chỉ có 1 số lượng rất nhỏ sản phẩm đời đầu bị, các sản phẩm sau này đã được OCZ chỉnh sửa nên các bạn ai có ý định mua thì đừng ngần ngại. Lý do của căn bệnh này đựoc OCZ giải thích như sau: Ở thời điểm hiện tại nếu psu của bạn bị vấn để này, OCZ sẵn sang đổi psu mới cho bạn hoặc đổi lên sản phẩm mới 600W GameXStream !!!! <= Tuyệt. Sau đây là 1 vài hình ảnh về 2 chiếc xe tăng này: Ta có thể thấy, điểm khác nhau duy nhất là trên US version có thêm 1nút chỉnh điển đầu vào 110v hoặc 230v còn EU thì chỉ có 230v. (màu và thiết kế vỏ hộp cũng khác nhau) Khi lắp lên case, màu xanh của nó tỏa ra khá ấn tượng: Bây giờ đi vào phần chính: test độ ổn định của nguồn. Tôi cho chạy 2 Prime Large test, burn DVD, nghe nhạc Mp3, chạy S&M 2 core, và 3Dmark06, tất cả được chạy cùng 1 lúc. Với các chương trình đó hy vọng đã đủ max tress em PSU này vì Prime và S&M đã max CPU, 3D06 max Vga, Burn DVD max HDD và DVD, + nhạc mp3 max soundcard ^^. Hệ thống test: X3800@ [email protected], 2 Gb Ram, 1x36G Raptor 10.000rpm, 2x Hitachi Sata2, 1x Seagate ATA133, Xfi Platinum, Aero Gatewatch, Laing DDC pump 12v. *Quạt (fan): 2x 80 cm regular FAN. 6x 12cm high performance FAN 6x Laser LED Kết quả: Trong suốt quá trình test ko hề có một lỗi nào xảy ra, tất cả các chương trình đều chạy trôi chảy và kết thúc bình thường. Kết quả thu được từ đồng hồ đo điện, ko phải đo trên main. Trên biểu đồ phía trên ko có giá trị của đường 3.3v do giá trị của dòng này ko hề giao động, một điều cũng dễ hiểu do hiện nay gần như chỉ có Ram la dùng điện đường này, các linh kiện khác như CPU, VGA.. đều sử dụng đường 12V và 5V. Biểu đồ phía dưới của Speedfan có mục đích thể hiện giao động điện khi máy chạy tải tối đa, giá trị của dòng điện thông báo ko chính xác do speedfan đọc sai giá trị này. Nhìn biểu đồ ta có thể thấy giao động rất ít và và biên độ cũng rất nhỏ , điều này quyết định sự ổn định cũng như tuổi thọ cho toàn bộ hệ thống máy tính. Kết luận: Có thể nói cho dù ở thời điềm này nguồn này ko còn là loại mới, công suất cũng ko phải la thật cao tuy nhiên nó vẫn là sự lựa chọn đáng giá với những tính năng độc đáo và chất lượng thiết kế tuyệt hảo. Được dán mác 520W nhưng thật ra sức mạnh của nó đủ sức đánh bại gần như tất cả các loại 600W của các hãng khác như Enermax, Coolermaster… Trừ khi bạn có ý định lấy mấy loại nguồn khủng long 1Kw của PC&P Cooling với tiếng ồn chat chúa, ở tầm 600 trở xuống, có thể nói ko có chiếc nguồn nào có thể qua mặt dòng Powerstream của OCZ. Ưu điểm: +Sức mạnh và tính ổn định của dòng điện tuyệt vời. +Thiết kế design cực kỳ bắt mắt. +Khả năng chỉnh dòng điện độc lập cho từng đường điện. +Bảo hành 5 năm + với sự giúp đỡ online tuyệt vời và nhanh chóng của OCZ Nhược điềm: -Giá cao. -Efficency chưa cao, chỉ tầm 65%. -Hơi dài hơn các nguồn khác. PS: các sản phẩm sau này của OCZ đều là active PFC và hỗ trợ SLI và Crossfire.
hay quá , tui cũng bầu 5 sao :sun:, nhìn cái nguồn mà phát thèm. @ all: các bạn muốn bỏ phiếu đánh giá chất lượng cho thread nào, các bạn hãy chú ý góc phải trên cùng của bài viết đầu tiên, nơi đó có mục rate thread .
@isa: Cái hình mổ bụng bé là tui lấy từ chỗ khác qua chư ko fải là tự mổ ruột mình đâu :) @t_hoanganh + thuandigital: Cám ơn các bro đã động viên. Cái nguồn này tui mua cũng 1,5 năm rồi khi đó giá nó là 89.99$ bây giờ chả hiểu sao giá tăng vọt, tầm 130$ gì đó , chắc tại hỗ trợ SLI rồi đèn màu xanh nên nó vây :(.
Dòng GAMEXTREAM ko chỉnh được điện các dòng, các dây nối cũng ko được cao như Powerstream. Hình dáng cũng ngắn hơn, tuy nhiên nghe nói điện đóm cũng rất ổn định.
uhm,y đúc,ko khác gì hết, nếu ko phải là pumpaa thì:ak:http://www.xtremevn.com/forum/showthread.php?p=18108#post18108