PowerLAB dot vn Tác giả: SUSU Xem nội dung đầy đủ: http://powerlab.vn/2010/05/codegen-1200w/ Dưới đây là tóm tắt nội dung chính. _________________ CODEGEN 1200XA Thị phần nguồn công suất cao trên 1000W là một thị trường hẹp và đầy rủi ro, đây là sân chơi dành riêng cho các nhà sản xuất có thương hiệu và tiếng tăm, một sân chơi mang tính công nghệ nhiều hơn là kinh doanh bởi số người dùng các sản phẩm PSU có công suất trên 1000W không phải là nhiều. Codegen, với chất lượng trước đây đã được đánh giá là không phải là một trong các thương hiệu nguồn công suất thực…nay Codegen lại giới thiệu và bán dòng nguồn có công suất cao tới 1200W với model 1200XA thì thật làm cho tôi không kìm được sự tò mò của mình lắm lắm. Với kích thước của một PSU EPS với lớp kim loại bên ngoài được xi nâu xám bóng bẩy. Trang bị 2 quạt làm mát kích thước 80 mm, với chiều một hút một đẩy, bảo vệ cho quạt bằng chính lớp kim loại của chiếc vỏ máy được dập ra. Thiết kế để làm việc với điện áp lưới 220VAC nên PSU không có công tắc chọn điện áp vào mà chỉ có một công tắc nguồn chính. Thoạng nhìn thì thấy PSU này có rất nhiều đầu cấp nguồn cho thiết bị nhưng khi kiểm đếm thì thật thất vọng là với mức công suất như vậy mà nó lại không hề cung cấp cho người dùng một đầu PCI-E nào…Trong khi đó số đầu cấp nguồn cho thiết bị IDE lại quá nhiều, lên tới 10 kết nối và chỉ có 4 đầu cho thiết bị SATA. Loại đầu cấp nguồn cho CPU được trang bị đầy đủ với 2 đầu ATX12V 4 pin và EPS12V 8 pin cùng với đầu cấp nguồn cho mainboard loại 20+4 pin thuật tiện. Chiều dài cáp rất dài vì chỉ trên 1 cáp ra có tới 5 đầu cấp nguồn IDE và 1 FDD, làm cho tổng chiều dài cáp vươn tới con số 126 cm. Các cáp nguồn cho mainboard và CPU thì có chiều dài khá tốt lên tới 48 cm đủ sức kéo dài tới mainboard trong các thùng case lớn. Đập ngay vào mặt người dùng là con số 1200W to và nổi bật bởi tông màu đỏ trên nhãn ghi công suất của Codegen. PSU được thiết kế theo phiên bản ATX12V 1.2 nên nó còn duy trì đường -5V. Thông tin trên nhãn nếu không để ý kỹ rất dễ cho rằng nó có đầy đủ thông tin cho người dùng. Xem thì thấy thông số giữa dòng điện tối đa mà các đường có thể cung cấp được không thể giúp PSU đạt được con số công suất cuối cùng là 1200W, mà chỉ có thể là 331W = 120W (3.3V/5V) + 192W (12V) + 9.6W (-12V) + 10W (5VSB) hay tối đa là 357W = 46.2W (3.3V) + 100W (5V) + 192W (12V) + 9.6W (-12V) + 10W (5VSB). Do vậy, con số nào mới là con số công suất đúng của PSU này?! 1200W hay 350W…Câu trả lời chỉ có qua thử nghiệm thực tế. Công suất, Hiệu suất và Hệ số công suất PF Được đánh giá là một PSU có công suất không thực với nhãn ghi công suất mù mờ mang tính quảng cáo lừa tình nhiều hơn, do vậy việc kiểm tra công suất sẽ được thực hiện ở các mức mà tôi cảm nhận là PSU này có thể thực hiện được. Chọn mức công suất đầu tiên là 400W trong điều kiện nhiệt độ môi trường trung bình duy trì ở 32ºC. Mức công suất tổng cho 2 đường +3.3VDC và +5VDC được chọn theo nhãn ghi là 120W. Kết quả đầu tiên là đường +5VSB không thể hoạt động bình thường được ở mức tải danh định là 2A được, điện áp của nó bị sụt quá giới hạn cho phép còn có 4.6V (mức cho phép thấp nhất là 4.75V). Để tiếp tục thử tôi đành phải hạ công suất đường này xuống mức 1.5A. Công suất thực có thể sử dụng được là 450W. Trên mức này tuy PSU không có dấu hiệu “cháy nổ” nhưng các giá trị điện áp thì không thể chấp nhận được và nếu vẫn tiếp tục duy trì hoạt động ở mức công suất trên 450W thì sẽ nguy hiểm cho các thiết bị đươc PSU này cung cấp năng lượng. Cụ thể giá trị điện áp của đường +12VDC tại mức công suất 520W chỉ còn 11.29V (mức cho phép thấp nhất là 11.4V). Codegen 1200XA được trang bị tính năng hiệu chỉnh hệ số công suất thụ động P.PFC nên giá trị PF luôn được duy trì trên mức 0.72, tuy nhiên giá trị này vẫn chưa giúp nhiều cho việc giảm tổn hao của hệ thống cung cấp điện cho PSU, giá trị công suất biểu kiến VA vẫn còn khá cao so với công suất tiêu thụ thực, việc này gây khó khăn cho người đầu tư các bộ lưu điện UPS khi cần sử dụng chung với PSU này. Hiệu suất đạt tiêu chuẩn ATX12V với giá trị tối thiểu không dưới 70% trừ mức công suất 520W là 67%. Sự ổn định điện áp Đánh giá các số đo điện áp được lấy ở mức công suất khả dụng là 450W. Thấy rằng đường +5VSB là có số đo kém nhất với sai số gần chạm mức giới hạn 5%, các đường còn lại khá tốt. Mức điện áp dao động từ mức công suất 400W đến 520W, chỉ có 2 đường +5VDC và +12VDC là có mức dao động cao nhất, trong đó đường +12VDC có mức dao động cao nhất gần tới 0.8V. Nhiệt độ hoạt động Tuy được trang bị chế độ smart fan nhưng nó chỉ hoạt động điều tiết tốc độ quạt được dưới mức công suất 350W. Trên mức công suất này việc thay đổi tốc độ quạt không đáng kể, quạt hầu như đã chạy hết tốc độ thiết kế. Nhiệt độ chênh lệch khá cao, lên tới 17.7ºC khi ở mức công suất 520W và 12.8ºC khi ở mức 450W. Nhiệt độ không hạ xuống thấp được có lẽ một phần do sử dụng hay thiết kế quạt chạy với tốc độ quá thấp, theo thông lệ thì các quạt 80mm được xử dụng cho các PSU có tốc độ trên 3000 RPM thì mới giúp thoát nhiệt nhanh chóng cho PSU khi hoạt động liên tục với mức công suất cao. Khám phá bên trong Phiếm tản nhiệt khá lớn và được thiết kế rất tối ưu cho việc tản nhiệt, tất cả các lá xương cá đều có chiều suôi theo luồng không khí lưu thông, được tạo ra bằng 2 quạt hút đẩy trước sau PSU. Sử dụng 2 quạt làm mát cùng chủng loại do NING JIE (China) sản xuất, quạt model NJ8025BH khá tốt với trục xoay được đỡ bằng bạc đạn, tốc độ tối đa đạt 3000 RPM với độ ồn chấp nhận được ở mức 35dBA. Ứng dụng vào Codegen 1200AX quạt chỉ đạt mức 2800 RPM nên chưa phát huy được tác dụng làm mát cho PSU. Mạch điều khiển quạt được thiết kế trên một module riêng với sensor được gắn trên board, vậy PSU sẽ điều chỉnh tốc độ quạt theo nhiệt độ không khí bên trong PSU mà không lấy giá trị nhiệt độ gia tăng trên các diode làm tiêu chuẩn. Điều này có thể làm cho các diode bị quá nhiệt đột ngột khi mà không khí bên trong vẫn chưa được làm nóng lên tới một giá trị định trước để kích hoạt tốc độ quạt tăng lên. Đánh giá chung Vẫn có thể sử dụng PSU này cho các hệ thống máy tính tầm trung tuy còn thiếu đầu cấp nguồn cho VGA qua các kết nối PCI-E nhưng với mức công suất 25A của đường +12VDC thì nó vẫn có thể gánh được các VGA có công suất dưới 120W. Nhưng nếu bạn tin vào nhãn ghi và khai thát PSU này với mức công suất trên 520W thì coi chừng cả dàn máy của bạn có thể đi bảo hành trong thời gian ngắn. Đã có rất nhiều cố gắn và đầu tư cho PSU này, nhưng Codegen vẫn chưa đưa nó vào được danh sách các PSU có công suất thật và chất lượng cao. Trong thời gian tới hy vọng tôi sẽ có những mẫu PSU Codegen tốt hơn về chất cũng như về lượng. Với giá bán 780 ngàn đồng thì Codegen chưa thể gọi là PSU có giá cạnh tranh so với các PSU có thương hiệu nhưng AcBel, CoolerMaster,…có cùng mức công suất. Ưu điểm - Đạt hiệu suất 73%. - Có tính năng bảo vệ quá áp OVP và chạm tải SCP. - Thiết kế tốt nhưng chưa phát huy được hiệu quả, Chất lượng linh kiện trung bình. Khuyết điểm - Giá không cạnh tranh ở mức công suất có thể sử dụng được là 450W. - Mạch ổn áp làm việc kém. - Không có tính năng bảo vệ thấp áp UVP, PSU vẫn chạy ở mức điện áp thấp khi quá tải rất nguy hiểm cho thiết bị. - Không có tính năng bảo vệ quá tải OCP. - Nhiệt độ hoạt động cao, hệ thống điều khiển tốc độ quạt không hiệu quả. Giá bán tham khảo - 780,000 đồng/bảo hành 1 năm Giá trị đầu tư - 1,733 đồng/1 Watt (được tính trên mức công suất hữu dụng là 450W) http://powerlab.vn/2010/05/codegen-1200w/