QPI là gì ? Những điều cần biết về QPI

Thảo luận trong 'intel' bắt đầu bởi BangCot, 26/8/10.

  1. BangCot

    BangCot New Member

    Bài viết:
    3
    QPI là gì ? Những điều cần biết về QPI

    Trước đây khi nhắc tới CPU Intel là người dùng máy tính thường quan tâm đến FSB ( Front Side Bus, bus bề mặt ) của hệ thống được CPU và chipset hỗ trợ. Bus này càng cao, băng thông hệ thống càng lớn, tốc độ truyền tải dữ liệu sẽ cao hơn.

    Nhưng với kiến trúc Nehalem mới được Intel ứng dụng kể từ thế hệ CPU Core i7, FSB đã "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" và được cho về hưu ^ ^. Thay vào đó là giao diện mới QuickPath Interconnect ( QPI ), tạm dịch là "tương kết đường dẫn nhanh". Đây là một liên kết ( link ) từ điểm tới điểm có độ trễ thấp và tốc độ cao. Nó là một bus 2 chiều rộng 20-bit được tích hợp ngay vào trong CPU.

    QPI hoạt động là nhờ giờ đây Intel đã tích hợp được luôn bộ điều khiển bộ nhớ vào trong CPU. Trước đây, nhiệm vụ này được tích hợp trong chip Cầu Bắc ( NorthBridge ) của bộ chipset, nên chip này được gọi là MCH ( Memory Control Hub, trạm điều khiển bộ nhớ ). Nay, bộ nhớ được điều khiển ngay từ trong CPU, gọi là IMC ( Integrated Memory Controller, bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp )

    Như vậy QPI làm việc như thế nào ?


    Mỗi Lane truyền 20 bit mỗi lần . Trong 20 bit này có 16 bit được dùng cho dữ liệu , 04 bit còn lại được dùng để làm mã hiệu chỉnh hay còn gọi là CRC (Cyclical Redundancy Check ) để cho phép bên nhận kiểm tra dữ liệu xem có thay đổi hay không .

    Phiên bản đầu tiên của QPI sẽ làm việc với tốc độ 3.2GHz truyền hai dữ liệu trong một chu kì xung nhịp đồng hồ ( công nghệ này được gọi là DDR , Double Data Rate ) điều đó cho phép Bus làm việc như với tốc độ 6.4GHz mà mỗi dữ liệu được truyền bằng một xung nhịp ( Intel sử dụng đơn vị GT/s – có nghĩa là truyền Giga / giây ) . Như vậy 16 bit dữ liệu được truyền tại một thời điểm chúng ta sẽ có tốc độ truyền dữ liệu cao nhất theo lí thuyết là 12.8 GB/s cho mỗi Lane ( 6.4 GHz x 16bit / 8 ) .

    QPI sử dụng cấu trúc lớp , tương tự cấu trúc đã được dùng trong mạng , với 04 lớp : Physical , Link , Routing và Protocol .

    Những phương thức năng lượng của QPI

    QPI đưa ra ba phương thức liên quan tới mức năng lượng đó là L0 , L0s và L1 .

    * L0 là phương thức khi mà QPI hoạt động ở mức đầy đủ .
    * L0s là trạng thái hầu hết những dây dữ liệu và những mạch điện đều tắt để tiết kiệm năng lượng nhưng nó sẽ bật lên nhanh chống để chuyển sang L0 .
    * L1 là tắt tất cả để tiết kiệm năng lượng nhiều nhất có thể . Tất nhiên thời gian hồi phục sẽ lâu hơn so với trạng thái L0s .

    Độ tin cậy

    Chúng ta đã đề cập bên trên , mỗi Lane của QPI có độ rộng 20-bit . Mỗi Lane lại xử lí theo 04 nhóm 5-bit . Sự phân chia này với mục đích để nâng cao độ tin cậy nhất là trong môi trường Máy chủ . Bạn sẽ không thấy đặc điểm này trong những hệ thống để bàn .

    Khi đặc điểm này được sử dụng , nếu Bên thu nhận thấy sự kết nối giữa nó và Bên phát xuất hiện sự hư hỏng do ảnh hưởng vật lí , nó có thể Shut Down một phân Bus bị hỏng và việc truyền dữ liệu được chuyển sang phần không bị hư hỏng nên dữ liệu không bị ngắt quãng . Tất nhiên khi ấy tốc độ truyền dữ liệu sẽ thấp đi nhưng hệ thống không bị hỏng .

    Nếu FSB được tính bằng tần số xung nhịp ( đơn vị là MHz ), thì QPI thì được đo bằng số lần truyền tải mỗi giây ( Gigatransfers per second, GT/s ).
     
    :

Chia sẻ trang này