Hiện nay phân khúc tầm thấp dưới $200 đã có quá nhiều sản phẩm giá tốt hiệu năng tương xứng đáng được nêu tên. Bên NVIDIA thì có đội ngũ GTX 650, GTX 650 Ti, GTX 650 Ti Boost GTX 660 khá hùng hậu và AMD cũng có những cái tên đáng gờm như HD 7790, HD 7850, HD 7870, R9 270X hay mới đây là R7 260X. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, AMD quyết định phải làm gì đó để hốt trọn luôn phân khúc quan trọng này. Và họ cho ra đời R7 260 là phiên bản cắt giảm của R7 260X để người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn so với đối thủ NVIDIA. Tất nhiên họ cắt giảm những gì và có ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng không thì mời các bạn theo dõi bảng thống kê đặc tả chi tiết mà tôi thu thập từ trang web đánh giá card đồ họa nổi tiếng TechPowerUp: Đối với R7 260, AMD đã cắt giảm bớt số lượng Shader Units xuống còn 768, xung nhịp core/mem còn 1000/1500 MHz thay vì 896 và 1100/1625 MHz của R7 260X, dung lượng bộ nhớ còn 1024 MB thay vì 2048 MB như người đàn anh. Còn về thành phần chính là GPU, số ROPs và băng thông bộ nhớ vẫn được giữ nguyên. Cơ bản sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng kha khá tới hiệu năng, tuy nhiên điều đáng mừng là AMD vẫn không thay đổi thành phần chính của R7 260, do đó hiệu năng của nó sẽ không quá cách biệt với người đàn anh R7 260X của mình. Và đối thủ của R7 260 trong phân khúc tầm thấp này sẽ là GTX 650 non Ti non Boost, là một card đồ họa cũng khá cũ kỹ của đối thủ NVIDIA. Và tôi sẽ không có ý định so sánh R7 260 với con này vì tôi chưa có sample của GTX 650 để test nên phần so sánh hiệu năng giữa 2 con này các bạn nên tham khảo thêm trên các trang web nước ngoài. Do sử dụng bo mạch cũng như thông số y hệt bản ref của AMD nên ASUS Radeon R7 260 sẽ không có sự khác biệt nào về hiệu năng so với bản ref và giá cả cũng vì thế mà được ASUS định giá bằng với bản ref.
I - Vài hình ảnh Phụ kiện bao gồm: Phía mặt trước là bộ tản DirectCU II với 2 quạt làm mát 8cm, phía trên có lộ 2 ống đồng 8mm được mạ nikel bảo vệ y hệt như người đàn anh R7 260X DC2 OC. Phía sau bo mạch card khá ngắn gọn khiến cho nó không tương xứng lắm với bộ tản này và tôi nghĩ ASUS nên làm bộ tản DirectCU Mini cho con này hơn là DirectCU II vì sẽ hợp hơn nhiều. Với độ dày thế này thì R7 260 DC2 sẽ nuốt của mobo các bạn 2 slot PCI, điều thường thấy ở các VGA bây giờ. Để hoạt động, R7 260 DC2 cần một đầu nguồn 6 pin cấp cho bo mạch. Cũng như người đàn anh R7 260X của mình thì R7 260 DC2 có 1 đầu cắm CF cho phép người dùng có thể chạy tối đa 2-way CF với 1 card R7 260 nữa để tăng hiệu năng đồ họa. Không giống như R7 260X, khu vực cổng kết nối của R7 260 DC2 chỉ có 1 cổng DVI và 2 cổng HDMI, Display Port full size.
III - Test Setup & Benchmark Test Setup Giản lược Chi tiết Chân thành cảm ơn ASUS, Kingston và Corsair đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài viết này. Benchmark
IV - Overclocking Sau khoảng vài giờ sau khi benchmark, chúng tôi đã tìm ra được mức xung ép ổn định như sau: Xung core lên được 15%, 7% cho memory so với mặc định. R7 260 DC2 đã được tôi kéo max xung nhịp bằng GPUTweak và tôi hy vọng là kết quả của nó sẽ tốt lên đáng kể: Tất nhiên việc ép xung sẽ đẩy kết quả của các benchmark cao hơn nhưng cái tôi cần là hiệu năng từ các game có PhysX thì có lẽ là không khả quan lắm khi mà hiệu năng không hơn là bao ở Metro Last Light, Batman AC chỉ cải thiện được 2 khung còn Borderlands 2 thì sử dụng tập lệnh đồ họa DirectX 9 nên hiệu năng tăng lên khá đáng kể tới 7 khung hình. Nhìn chung R7 260 ép xung rất tốt tuy nhiên hiệu năng trên các game PhysX cần phải được cải thiện thêm nữa.
IV - Nhiệt độ Điều kiện test Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu. Mặc định Mã: http://www.mediafire.com/view/1jhwxd345bvfl4b/df(7).txt Min: 35*C, Max: 65*C - Fan Speed: Auto Ép xung Mã: http://www.mediafire.com/view/rc7n5l59j538p75/oc(7).txt Min: 39*C, Max: 62*C - Fan Speed: 100% Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Bộ tản DCII trong cả 2 trường hợp đều hoàn thành rất tốt bài test này.