HOT [Quick test] ASUS Maximus IX Apex - Thiết kế đặc dị dành cho ép xung, phà phà 5.1GHz với i7-7700K

Thảo luận trong 'CPUs/RAMs/Motherboards' bắt đầu bởi umbrella_corp, 15/2/17.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Cách đây vài ngày, Amtech đã nhận được bo mạch chủ mới thuộc nền tảng Z270 của ASUS là ROG Maximus IX Apex. Đây là bo mạch chủ được ASUS thiết kế dành riêng cho người dùng đam mê ép xung với khá nhiều tính năng kèm theo phục vụ cho nhu cầu này. Tất nhiên, tôi sẽ đi ngay vào phần unbox cũng như test nhanh vài game và ứng dụng để xem thử hiệu năng bo mạch chủ này ra sao với sự tham gia của CPU i7-7700K cũng như cặp RAM Vengeance LPX 2x8GB và bộ đôi SSD M.2 MP500 240GB chạy RAID0 của Corsair. Đặc tả chi tiết của bo mạch chủ này, bạn có thể xem tại đây.​

    I - Unbox và thiết kế

    IMG_1382.jpg
    IMG_1383.jpg
    IMG_1384.JPG
    IMG_1385.jpg
    IMG_1386.jpg
    Apex cung cấp cho người dùng khá nhiều phụ kiện đúng như truyền thống của dòng ROG như dây SATA, cầu SLI, sticker trang trí,... Đặc biệt là Apex có thêm 1 thanh RAM, không, chính xác hơn đó là 1 card adaptor có hình dáng khá giống thanh RAM dành cho người dùng có nhu cầu sử dụng SSD M.2. Cụ thể, bạn gắn SSD M.2 này lên card adaptor này rồi sau đó lắp card lên khe RAM thứ 3 trên bo mạch chủ. Dưới đây là hình minh họa, khi mà tôi sử dụng đến 2 M.2 SSD trên cùng 1 card adaptor để thử nghiệm bo mạch chủ Apex.


    Tất nhiên tôi gắn 2 chiếc SSD M.2 này lên không phải để chơi, mà tôi dùng nó để thử nghiệm tốc độ RAID0 xem tốc độ khủng cỡ nào. Dù sao thì việc sử dụng card adaptor để gắn 2 SSD M.2 có thể xem là 1 giải pháp khá dị của ASUS để làm mát cho SSD M.2. Cụ thể, nếu bạn đang sở hữu quạt làm mát dành cho RAM thì với vị trí đặt ở khe RAM số 3, SSD M.2 sẽ tận dụng được làn gió mát từ quạt này để giải nhiệt cho chính mình. Hơn nữa, với vị trí đặt gần khu vực khe RAM, M.2 SSD sẽ ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hơn nếu so với các vị trí thường thấy như phía trên khe PCIe đầu tiên hay nằm gần sát với chip cầu nam của bo mạch chủ. Vì những vị trí này rất dễ sinh nhiệt từ card đồ họa và chip cầu nam. SSD M.2 sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều về nhiệt độ khi được lắp ở những vị trí gần đấy.


    Dù có ngoại hình kích cỡ ATX nhưng thay vì bo mạch được thiết kế theo hình chữ nhật thường thấy thì Apex được ASUS khoét 3 phần rãnh lỏm vào ở phía cạnh trái, phải và phía trên. Với các khe rãnh này, khi lắp đặt vào trong thùng máy, bạn sẽ có rộng chỗ để đi dây hơn hoặc có thể sắp xếp dây nhợ gọn gàng khi lắp đặt trên bàn benchtable trước khi thực hiện các thao tác ép xung.


    Khu vực CPU, Apex có tổng cộng 10 pha nguồn với dàn MOSFET được làm mát bởi miếng heatsink sở hữu lối thiết kế rất quen thuộc của dòng ROG. Ngoài ra ở phần khu vực khe RAM, Apex chỉ hỗ trợ 2 khe trong khi khe số 3 đóng vai trò là nơi lắp card adaptor SSD M.2. Với 2 khe RAM, ASUS cũng ngầm khẳng định Apex là bo mạch chủ chuyên ép xung với khả năng hỗ trợ xung bộ nhớ lên đến 4200MHz, lưu ý rằng RAM càng ít thì khả năng lên xung nhịp cao trên bộ nhớ sẽ tốt và ổn định hơn rất nhiều.

    IMG_1395.jpg
    Apex hỗ trợ đến 2 đầu cấp nguồn CPU 8 pin qua đó sẽ giúp bo mạch chủ có nguồn cấp điện dồi dào dành cho CPU góp phần vào khả năng ép xung cao trên hệ thống tản nhiệt LN2.

    IMG_1394.jpg
    Tất nhiên ngoài đèn LED báo lỗi ra, chúng ta không thể bỏ qua các nút bấm trên bo mạch chủ bao gồm khởi động, reset, Retry và Safe Boot theo chiều từ trên xuống. Nút Retry (màu trắng) sẽ khiến bo mạch chủ thực hiện các thuật toán cố gắng để tối ưu các thành phần như CPU và RAM để chạy được mức xung cũng như điện thế đã được thiết lập trong BIOS nếu như các thông số này bình thường sẽ khiến bo mạch chủ không khởi động được. Tuy nhiên, nếu Retry nhiều lần mà vẫn không được, lúc đó bạn buộc phải thay đổi các giá trị này cho phù hợp hơn với khả năng của chúng. Còn nút Safe Boot sẽ giúp bo mạch chủ khởi động lại với các thông số trên BIOS được trả về mặc định. Nó khá tương tự về chức năng với nút Reset BIOS trước đây được ASUS đặt ở khu vực các cổng I/O trên các bo mạch chủ cao cấp. Ngoài ra, dân chơi ép xung sẽ còn phải làm quen thêm với 3 cần gạc Slow Mode, Pause và RSVD, tuy nhiên trong bài viết này tôi chỉ sử dụng tản nhiệt khí để thử nghiệm Apex nên tạm thời lúc này tôi sẽ không tìm hiểu sâu về chức năng của 3 gạc này.

    IMG_1396.jpg
    Tiếp tục Apex có thêm 1 nút chức năng nữa gần jack cắm nguồn 12V, đó là MemOK! Đây là nút bấm được sử dụng thường xuyên nếu như hệ thống của bạn có dấu hiệu kén RAM, vì nút này sẽ khiến Apex thực hiện nhiều thuật toán phức tạp để cưỡng ép chính nó chấp nhận bộ RAM bị kén. Hay nói cách khác, RAM bị kén, MemOK! sẽ xử lý vấn đề đó cho bạn nhanh chóng và dễ dàng.


    Ở khu vực khe PCIe, Apex có tổng cộng 6 khe PCIe bao gồm 4 khe PCIe x16 và 2 khe PCIe x2. Trong đó, chỉ có 3 khe PCIe x16 của Apex là được ASUS trang bị lớp giáp bảo vệ chống cong gãy. Băng thông lần lượt của 4 khe PCIe x16 từ trên xuống là x16/x4/x8/x4, qua đó bạn chỉ có thể lắp hệ thống đa card 2-way SLI hoặc 4-way Crossfire là tối đa.

    IMG_1402.jpg
    Bên cạnh dàn khe PCIe là chip cầu nam Z270 của Apex được tản nhiệt bởi miếng heatsink khá to nạc.

    IMG_1390.jpg
    Bên trái của dàn khe này chip điều khiển băng thông Nuvoton NCT6793D và phía trên một chút là chip âm thanh SupremeFX 8-channel HD CODEC S1220A khá đỉnh trong thế giới chip âm thanh tích hợp. Đây là điều khá lạ khi mà các bo mạch chủ chuyên ép xung thường không trang bị chip âm thanh quá ngon để tiết kiệm chi phí. Có lẽ do thuộc dòng ROG nên Apex cũng được trang bị chip âm thanh này, nên nhớ người anh em gần nhất của nó là Formula cũng đã được ASUS tích hợp chip này.


    Bên dưới khe PCIe x16 cuối cùng là dàn header khá quen thuộc như RGB Header (màu trắng không có ngàm phân biệt với header quạt làm mát), TPM, USB 2.0, Front Panel... Ngoài ra với nút BIOS Switch (màu đỏ) chúng ta có thể chuyển đổi 2 BIOS của bo mạch chủ qua lại với nhau để đảm bảo tính chịu lỗi của Apex.

    IMG_1403.jpg
    Khu vực cổng SATA của Apex chỉ có đúng 4 cổng SATA III, 1 cổng USB 3.0 Front Panel và 1 cổng nguồn molex 4 pin. Hiện tại tôi chưa rõ vai trò của cổng molex này là gì? Có thể là cấp nguồn thêm cho dải đèn LED RGB chăng?


    Dàn cổng I/O của Apex bao gồm:

    Mã:
    Reset BIOS
    BIOS Flashback
    2 cổng PS/2 chuột phím
    1 cổng Display Port
    1 cổng HDMI
    6 cổng USB 3.0
    2 cổng USB 3.1 Type-A và C
    1 cổng LAN 1Gbps kèm theo chip bảo vệ LANGuard chống sốc điện
    5 jack âm thanh 3.5mm hỗ trợ loa 7.1 cùng 1 cổng quang âm thanh S/PDIF
    

    II - Cấu hình thử nghiệm

    Cấu hình giản lược

    Specs.png
    Cấu hình chi tiết

    specs_details.png
    Chân thành cám ơn các đối tác Intel, ASUS, Corsair, Zowie và FSP đã hỗ trợ thiết bị để chúng tôi hoàn thành bài viết này.

    III - Kết quả benchmark mặc định và ép xung

    Vì đây là bài test nhanh nên tôi sẽ không lan man quá nhiều, mà sẽ vào thẳng vấn đề luôn: trình bày các kết quả từ nhiều trình benchmark và game ở mức xung mặc định khi tăng tốc theo chuẩn của Intel trên CPU i7-7700K là 4.5GHz, và mức 5.1GHz do tôi thực hiện trên bo mạch chủ Apex. Đây là mức xung được xem là ổn định nhất vì với mẫu CPU ES này của Intel tôi có thể kéo lên tới cột mốc 5.3GHz, tuy nhiên mức xung này rất thiếu ổn định với khá nhiều trình benchmark và game, do đó tôi đã loại bỏ và trở về mức 5.1GHz đã được thực nghiệm rất nhiều bài test mà tôi đã để danh sách ở dưới. Ngoài ra, tôi còn ép xung thêm cặp RAM của Corsair lên mức 3700MHz nữa, do đó hiệu năng tổng thể trong các bài test CPU sẽ càng được gia tăng đáng kể ít nhất là về mặt lý thuyết.

    Specs.png
    Xung nhịp CPU và RAM đã tăng lên lần lượt 5.1GHz và 3700MHz.
    Trình benchmark CPU:

    Mã:
    AIDA64 CPU Queen/Cache & Memory Benchmark
    Cinebench R15
    Frybench
    SuperPi 32M
    3DSMax 2016 + Vray
    3D/Game:

    Mã:
    Ashes of Singularity DX12 (CPU/GPU) Crazy Profile 1440p
    Unigine Valley Extreme HD 1440p
    3DMark 2013 FireStrike/Time Spy DX12
    PCMark 8 Creative
    Các kết quả sẽ được đặt trong code so sánh của diễn đàn với mặc định bên trái còn ép xung là bên còn lại. Như thế bạn đọc sẽ có cái nhìn trực quan hơn thay vì thao tác vẽ biểu đồ như truyền thống.

    Trình benchmark CPU





    AIDA64 CPU Queen và Cache & Memory Benchmark.


    Frybench.


    SuperPi 32M.


    3DSMax 2016+Vray.
    3D/Game





    Ashes of Singularity DX12 (CPU/GPU) Crazy Profile 1440p.


    Unigine Valley Extreme HD 1440p.




    3DMark 2013 FireStrike/Time Spy DX12.


    PCMark 8 Creative.
    Tiếp theo sẽ là phần thử nghiệm tốc độ RAID0 2 SSD M.2 MP500 của Corsair và kết quả thu được là rất khả quan:

    mp500r0.PNG
    Tới đây tôi xin kết thúc bài test nhanh bo mạch chủ Apex. Nhìn chung, theo tôi, đây là bo mạch chủ thiết kế được xem là tối ưu nhất dành cho khả năng ép xung khi nó sở hữu lối thiết kế khá đặc dị, chừa các rãnh ở viền cạnh phục vụ nhu cầu đi dây gọn gàng qua đó các thao tác setup trước khi bắt đầu ép xung sẽ nhanh hơn, chỉ sở hữu 2 khe RAM qua đó sẽ giúp tăng cường khả năng ép xung RAM hơn (càng ít RAM sẽ càng dễ lên xung cao), có card adaptor M.2 SSD gắn lên khe RAM thứ 3 nhằm bảo vệ cho SSD M.2 không bị ảnh hưởng do nhiệt độ nếu đặt ở vị trí truyền thống là gần khu vực khe PCIe x16 hay chip cầu nam. Hơn nữa, các nút bấm trên bo mạch như Retry, Safe Boot hay các cần gạc Slow Mode, Pause Mode hay RSVD Mode rất hữu dụng trong những pha ép xung LN2 đỉnh cao.

    Tuy nhiên, Apex thiếu một thứ mà tôi thấy ASUS không nên bỏ qua, đó là trang bị cho nó dụng cụ OC Panel. Đây là thứ được xem là rất cần thiết để người dùng có thể giám sát điện đóm/nhiệt độ cũng như tốc độ quạt làm mát hiện hành của hệ thống, qua đó cho phép người dùng có những chiến thuật khác nhau khi chơi ép xung LN2. Dụng cụ này thường được đi kèm với những bo mạch chủ chuyên ép xung đời trước của ASUS như Maximus VI Extreme, Maximus VIII Extreme... Hiện tại, ASUS đã bán rời thiết bị này tuy nhiên khả năng tương thích với Apex vẫn còn bỏ ngỏ, hiện tôi cũng đang sở hữu 1 chiếc OC Panel có từ bo mạch chủ Maximus VI Extreme nhưng Apex hiện đã nằm trong tay ASUS Việt Nam nên tôi chưa có dịp thử nghiệm bộ đôi này với nhau. Dù vậy, nếu ASUS tích hợp OC Panel vào bộ sản phẩm Maximus IX Apex thì có lẽ giá của sản phẩm sẽ bị dội lên rất cao. Do đó, tôi chỉ xem OC Panel như một tính năng phụ trợ của Apex, nếu có thì tốt mà không có thì cũng không sao. Có thể trong tương lai gần, tôi sẽ có dịp mượn lại Apex để thử nghiệm với OC Panel.

    P/s: Một điểm nữa mà tôi chưa đề cập đến là về khả năng ép xung RAM lên hơn 4000MHz của Maximus IX Apex. Đây là điều khiến Apex trở nên khác biệt so với phần còn lại trong gia đình ROG của nó cũng như giúp Apex trở thành một trong số rất ít các bo mạch chủ Z270 hiện tại làm được điều này. Với mức xung RAM khoảng 4300MHz, tôi đã cho Apex thử nghiệm rất nhiều bài test để tra tấn trong nhiều giờ liền để tìm độ ổn định và thật may là cặp RAM Vengeance LPX của Corsair vẫn an toàn. Hơn nữa, mức xung RAM dưới đây còn có thể vượt qua những bài test thực tế như chơi game và render vray.

    Corsair 4k Mhz.jpg
     

    Các file đính kèm:

    :
    Chỉnh sửa cuối: 17/2/17
    namcavn, kenblat and cohay like this.
  2. cohay

    cohay Well-Known Member

    Bài viết:
    2,243
    Quá khủng, mà con này có bán ở VN k thớt?!? chắc dưới 10 chai chứ nhỉ?
     
    Dũng Quách thích bài này.
  3. kenblat

    kenblat Administrator Thành viên BQT Administrator

    Bài viết:
    8,073
    Ax, cặp 4000 của Corsair giờ coi như là rẻ nhất TG rồi (giá về VN hơi cao hơn tý, nhưng vẫn OK). Mà cái main này ngon thật đã bus cao mà còn ăn timing thấp nữa. Thật là vi diệu mà!!!

    BR,
     
  4. cohay

    cohay Well-Known Member

    Bài viết:
    2,243
    mình 1000/100 chọn APEX nếu đủ tiền hiu hiu!!!! sorry SuperO, ASUS fans boy!!!
     

Chia sẻ trang này