Công nghiệp sản xuất ván dán đang ngày một phát triển vì sự thiếu hụt ngày một tăng của nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng tự nhiên. Việc tạo ra ván ép giá rẻ mỏng là một phương thức kinh tế nhất trong việc sản xuất gỗ chất lượng cao và thể hiện được hình ảnh gỗ trong sản phẩm. Công nghệ mới đã có thể cho phép công nghiệp gỗ sử dụng gỗ rừng trồng, nguồn nguyên liệu gỗ mà trước kia bị xem là gỗ có đường kính quá nhỏ để sản xuất ván ép. Công nghệ sản xuất ván dán nhiều lớp về cơ bản dựa trên công nghệ sản xuất ván dán thông thường. Ván dán được tạo nên từ các lớp gỗ (ván mỏng) liên kết với nhau bởi chất dán dính (keo). Đây là loại vật liệu được đặc trưng bằng khả năng của nó được thiết kế và cấu tạo cho các ứng dụng trong xây dựng hay trang trí, định hình thẳng hay cong. Ván dán được tạo ra từ gỗ lá rộng thông thường được sử dụng cho mục đích trang trí. Ván dán được tạo ra từ gỗ lá kim (họ tùng bách) thường đựợc sử dụng cho xây dựng và kết cấu. Qui trình công nghệ sản xuất ván ép nhiều lớp bao gồm 5 công đoạn chính sau: 1. Gỗ tròn được bóc vỏ và cắt theo chiều dài cần thiết 2. Gỗ tròn được bóc để tạo ván mỏng 3. Ván mỏng được sấy khô và phân loại 4. Ván mỏng được tráng keo và được xếp đặt để đạt yêu cầu chiều dày ván và được ép nhiệt 5. Ván ép nhiều lớp được cắt theo kích thước yêu cầu của khách hàng Từ khóa: ván dán, ván mỏng, máy bóc, máy lạng, sấy ván ép chất lượng cao mỏng, keo dán, ép nhiệt, Sản xuất ván mỏng 1 Chuẩn bị phôi gỗ Ván mỏng và các sản phẩm sử dụng ván mỏng được tạo ra từ cả gỗ lá rộng và gỗ lá kim. Chất lượng nguyên liệu gỗ để sản xuất ván mỏng đựợc đánh giá dựa trên các yêu cầu nhất định về kích thước gỗ, cấp chất lượng, các phương thức vận chuyển, bảo quản và cách ly gỗ. Để đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn ngày nay, bề mặt ván mỏng cần xuất hiện ít lỗi, màu sắc đồng đều và cấu trúc đồng đều. Việc đánh giá kỹ lưỡng và chính xác chất lượng gỗ khúc là cơ sở rất quan trọng để đạt được ván mỏng chất lượng tốt trong các công đoạn chế biến sau. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gỗ cho phép xác định những loại gỗ nào phù hợp để sản xuất ván mỏng. Các đặc tính gỗ chính được xem xét đến như sau: Thông số hình học Đường kính gỗ nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ lợi dụng gỗ và năng suất lao động. Đường kính nhỏ nhất của gỗ dùng để sản xuất ván dán có tu thường là 18cm. Đối với ván không tu đường kính gỗ được phép nhỏ hơn + Độ thót ngọn càng nhỏ càng tốt + Độ cong càng nhỏ càng tốt + Độ tròn càng lớn và đồng đều càng tốt Các đặc tính bóc và lạng (khối lượng thể tích, sự chéo thớ, mắt gỗ) + Chiều thớ gỗ: Gỗ càng thẳng thớ càng tốt. khi đó sẽ tạo được bề mặt ván có hình dáng đẹp + Mắt gỗ không những ảnh hưởng đến chất lượng ván mỏng, tỷ suất ván mỏng, chất lượng ván dán mà còn ảnh hưởng đến dao bóc. Nếu mắt có đường kính lớn, tập trurng thì tỷ suất ván mỏng rất thấp. Mắt chết sau khi sấy khô cũng có thể trở thành mắt rõ. Dù là mắt chết hay mắt rõ thì sau này khi xử lý ván mỏng cũng rất khó khăn. Đây không chỉ là công việc gây tốn kém mà còn làm cho cường độ ván mỏng giảm và cường độ ván dán cũng giảm theo Các đặc tính sử dụng hay hiển thị (màu sắc, hình ảnh, cấu trúc, vòng năm, mùi gỗ) + Gỗ có giác lõi không hoặc ít phân biệt + Gỗ sớm gỗ muộn không hoặc ít phân biệt + Tia gỗ có kích thước nhỏ, số lượng ít + Mạch phân tán, kích thước bé Các đặc tính dán dính keo và hoàn thiện (khối lượng thể tích, thớ gỗ, khả năng dính keo, nhuộm màu) + Gỗ nguyên liệu được yêu cầu phải có hàm luwngj chất dầu nhựa thấp để hạn chế ảnh hưởng đến khả năng dán dính của ván dán Các đặc tính cấu trúc (cường độ, chịu mục nát, độ cứng gỗ) + Độ bền cơ học: Các kết quả thực nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, gỗ tròn nguyên liệu dùng để sản xuất ván dán nên có khối lượng thể tích từ 0,55 ÷ 0,75 g/cm3. Với khối lượng thể tích như vậy, cường độ bán ván ép mỏng và ván dán cao, tỷ suất nén nhỏ và đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm ván dán. Nếu gỗ tròn nguyên liệu có khối lượng thể tích nhỏ ( < 0,49 g/cm3) thì giới hạn bền kéo dọc thớ, kéo ngang thớ của ván mỏng thấp, không đảm bảo được yêu cầu của nhiều loại sản phẩm (nói trung ván dán chất lượng cao đòi hỏi cường độ cao) + Cần hạn chế khuyết tật gỗ nhiều nhất có thể, không được mục, không có vật liệu lạ (kim loại) + Gỗ dùng cho bóc lạng cần được đảm bảo yêu cầu về độ ẩm (nên dùng gỗ còn tươi, một tháng sau khi chặt hạ) 2 Hóa mềm gỗ Trong công nghệ bóc và lạng gỗ, các khúc phôi gỗ thường được làm nóng trong bể nước hoặc được hấp nóng để làm mềm gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bóc, lạng gỗ và cải thiện chất lượng ván mỏng sản xuất ra. Qui trình nấu và gia nhiệt rất đa dạng, phụ thuộc vào khối lượng thể tích gỗ, kích thước phôi gỗ và kế hoạch cấp nhiệt của nhà máy. Nhiệt độ thường được sử dụng là 50 – 90oC, thời gian gia nhiệt 25 – 36giờ. Tuy nhiên, một số loài gỗ có khối lượng thể tích cao cần được gia nhiệt nhiều ngày. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất ván bóc hiện nay nhiều nơi đã bỏ qua khâu làm mềm vì lợi dụng bóc ván khi gỗ con tươi, có độ ẩm cao và tương đối dễ bóc ván. Việc bóc ván gỗ tươi sẽ tiết kiệm được năng lượng và thời gian tạo ván mỏng. Tuy nhiên nếu không có thiết kế công đoạn hóa mềm gỗ trong qui trình sản xuất ván dán có thể dẫn đến một số bất lợi sau: - Không chủ động được nguồn gỗ tươi có độ ẩm lớn cần thiết để bóc ván. - Gỗ có độ ẩm thấp dễ bi dòn, khi đươc bóc sẽ làm tăng tần số vết nứt, làm giảm cường độ ván mỏng cũng như làm tăng tỷ lệ ván mỏng vỡ vụn - Các ứng suất cục bộ tự nhiên trong thân gỗ chưa được triệt tiêu bởi quá trình nhiệt mềm hóa gỗ, sẽ gây rách ván mỏng khi bóc và lạng ván