Sau nhiều thất bại trên chiến trường trước quân lực Đồng minh, quân đội Xô Viết đứng bên bờ vực thất bại hoàn toàn. Những tướng lĩnh cao cấp nhất của họ quyết định sử dụng phát minh mới nhất là một cỗ máy thời gian, để trở lại quá khứ và loại trừ Albert Einstein, nhà khoa học lỗi lạc có vai trò lớn nhất trong quân đội Đồng minh với hàng loạt những phát minh làm Xô Viết bị Đồng minh vượt trội về công nghệ trên chiến trường. Họ đã tiêu diệt được Einstein trong quá khứ và chiếm lại thế chủ động ở hiện tại, nhưng điều không ngờ đến đã xảy ra. Khi nước Nhật không chịu bất kì thiệt hại nào sau Đệ nhị Thế chiến, họ trở thành một cường quốc mới và nhảy vào cuộc chiến tranh đang nóng bỏng giữa Xô Viết và Đồng minh. Lần trở lại này của Red Alert 3 là một sự lột xác hoàn toàn. Game sử dụng hệ thống menu tương tự như Tiberium War thay vì kiểu menu cũ kĩ đã quá quen thuộc trong Red Alert 2. Điều này cũng có đôi chút bất tiện cho những ai đã quen thuộc với Red Alert 2, nhưng sau một thời gian ngắn làm quen, bạn sẽ thấy nó rất hợp lí và dễ nắm bắt với nhiều phím tắt giúp thực hiện nhanh chóng các mệnh lệnh. Và một khi tất cả các đơn vị quân đều có một khả năng phụ (Secondary Ability), kiểu menu này sẽ giúp ích rất nhiều cho các thao tác micro (điều khiển vi mô) khi cần thiết. Gameplay có rất nhiều thay đổi. Không còn những bãi quặng mỏ nằm khắp nơi trên bản đồ, thay vào đó là những quặng mỏ tập trung giống như Command&Conquer: Generals, đây là một bước tiến, đồng thời cũng là một bước lùi khi nó giúp người chơi bớt bận tâm bảo vệ các đơn vị khai thác nhưng làm giảm tính chiến thuật khi việc quấy phá kinh tế từng được làm trong Red Alert 2 trở nên khó khăn hơn. Game cũng có các công trình dân sự trên bản đồ mà tất cả các loại bộ binh có thể dùng làm nơi trú ẩn kiên cố, tăng cường hỏa lực nhưng có thể bị dọn dẹp dễ dàng bằng những vũ khí đặc biệt của các bên tham chiến. Cách xây dựng trong game cũng thay đổi nhiều, khi mỗi bên đều có phương pháp riêng. Đồng minh phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng và không thể mở rộng quá nhiều mà không gặp rắc rối về khả năng phòng vệ, quân đội Xô Viết có Crusher Crane cho phép xây dựng đồng thời nhiều công trình, trong khi quân đội ERS (Empire of the Rising Sun - Nhật) sử dụng những chiếc Nanocore có khả năng di chuyển đến bất kì đâu trên bản đồ và “mở ra” thành công trình cần thiết. Trong số 3 siêu cường, mỗi bên lại thiên về một hướng khác nhau. Khi mà quân đội Xô Viết xem trọng tinh thần chiến đấu cùng số lượng quân trên chiến trường, quân Đồng minh tập trung vào việc huấn luyện kỹ lưỡng cho các chiến binh và chấp nhận sự ít ỏi và đắt đỏ, thì ERS lại hoàn toàn phụ thuộc vào khoa học kỹ thuật tiên tiến của họ. ERS là một faction (phe phái) mới, kéo theo những đơn vị quân của họ cũng phải được thiết kế từ con số không. Về điều này, những người làm game đã triệt để tận dụng ý tưởng từ những bộ manga, anime yêu thích. ERS có King Oni (Oni: quỷ) khổng lồ, robot bay, chuồn chuồn máy, những chiếc Sea wing – Sky wing có thể hoạt động như máy bay lẫn tàu ngầm,… và thậm chí những đơn vị shinobi (ninja) hoặc tankbuster trông như những chiến binh thời Minh trị. Việc điều khiển ERS mang lại rất nhiều điều thú vị nhưng đòi hỏi khả năng micro cao khi các công trình rải khắp nơi trên bản đồ, đồng thời các đơn vị lính có các khả năng phụ đòi hỏi sự nhanh nhạy của người chơi. Với mục tiêu đưa thủy chiến lên một tầm cao mới, việc kiểm soát mặt nước càng trở nên quan trọng khi các công trình xây dựng của cả 3 phe cũng sẽ có thể đặt cả trên biển, vốn là một môi trường bị “lãng quên” trong đa số các game RTS hiện tại. Sẽ có vô số những trận chiến giữa những “quái vật biển” của các phe nhằm kiểm soát bề mặt mênh mông này. Không chỉ là trên mặt nước và trên không, mà trong lòng biển cũng sẽ là nơi người chơi bận tâm kiểm soát. Các bản đồ Skirmish của game đều có phần mặt nước rất lớn với nhiều bờ biển rộng có thể đổ bộ dễ dàng, và với vô số những đơn vị có khả năng di chuyển cả trên bộ và trên mặt nước chia đều cho các bên càng làm cho chiến trường này càng dậy sóng dữ dội hơn. Mỗi trận chiến trong game sẽ có đủ sự tham gia của các đơn vị không-thủy-bộ, cùng tất cả những gì mà những nhà cầm quân có thể ném vào lửa đạn chiến trường. Kể từ sau phiên bản Red Alert 2, đồ họa trong game đã có một bước tiến dài khi các đơn vị hoàn toàn được dựng hình 3D với khung cảnh tươi tắn cùng những hiệu ứng đồ họa tiên tiến. Các hiệu ứng cháy nổ đều rất đẹp và đầy màu sắc, các mô hình quân đội rất chi tiết và đẹp. Tuy nhiên, bóng của các đơn vị quân có thể in lên đáy biển sâu tít phía dưới hàng trăm mét nước. Còn lại, Red Alert 3 không hề có điểm gì đáng phàn nàn. Âm thanh chiến trường rất sống động với tiếng đạn pháo, những câu thông báo gấp gáp của các đơn vị quân bị đè bẹp bởi hỏa lực hòa cũng những bản nhạc rộn ràng. Mặc dù ác liệt nhưng chiến trường trong game không quá bạo lực, bởi game được dựng hình theo phong cách cartoon ( hoạt hình của phương Tây ) và mọi thứ trông rất vui nhộn. Game gần như hoàn hảo khi các đơn vị quân của các phe khá cân bằng, nhà phát triển cho biết họ thiết kế các đơn vị trong game sao cho chúng chỉ chuyên biệt vào một hoặc hai trong số 4 môi trường chiến đấu: trên không, trên bộ, trên biển, dưới mặt nước nhằm tránh việc chỉ có một vài loại quân duy nhất xuất hiện trong suốt cuộc chiến như đã từng xảy ra trong Red Alert 2. Tuy nhiên, “gần như hoàn hảo” quả là một điều đáng tiếc, vì game vẫn tồn tại những lỗi tìm đường khó chịu của các đơn vị, nhất là khi di chuyển từ mặt nước lên đất liền, cùng những lỗi nhỏ về AI (trí thông minh nhân tạo) của máy và gameplay mà người chơi có thể khai thác làm lợi cho mình.[/SIZE] Cấu hình OS: Windows XP/Vista (32-Bit) Processor: Pentium 4 @ 2 GHz/AMD Athlon 2000+ (2.2 GHz/AMD Athlon 2200+ on Vista) Memory: 1 GB Hard Drive: 6 GB Free (12 GB Free for EA Link Version) Video Memory: nVidia GeForce 6800/ATI Radeon X1800 or later (tương đối) Sound Card: DirectX Compatible DirectX: 9.0c Free Cloud Storage - MediaFire PASS: kevinthanh92 bản update version v1.12 + ***** Free Cloud Storage - MediaFire [YOUTUBE]OmCp8SRtdmI[/YOUTUBE]