Altec Lansing MX6021 Nối tiếp huyền thoại Đầu tiên xin được tản mạn đôi chút về Altec Lansing: Thưở sơ khai, năm 1936 bản vẽ phác thảo hãng Altec được khơi dậy bởi một nhóm các ERPI điều hành, thưở ấy hãng được đặt cho cái tên: All Technical Sevice Company Chỉ năm năm sau, vào ngày 01 tháng 05 năm 1941, Altec Lansing mới chính thức khai sinh từ sự kết hợp tên lai giữa người sáng lập hãng, ngài James.B.Lansing. James.B.Lansing đồng thời cũng là người sáng lập thương hiệu loa nổi tiếng được viết tắt theo tên của ông (JBL) là đối thủ cạnh tranh trực tiếp thời bấy giờ với Altec Lansing. Sự kiện sát nhập của hai hãng loa là một mốc dấu ấn quan trọng tạo nên thương hiệu và tên tuổi hiện giờ của JBL và Altec Lasing. JBL và Altec có thể ví như hai người anh em cùng cha khác mẹ. Hiện tại, trụ sở chính của Altec đang đặt tại Hoa Kì, cùng với việc quyền sử dụng thương hiệu đã được chuyển giao cho Plantronics.Inc, một tên tuổi lớn chuyên sản xuất headphone & Headset. Logo hiện tại của Altec Lansing lấy tông màu chủ đạo là đen và trắng, cùng với ý tưởng về một họng loa còi ( Horn ) được thiết kế bởi Altec Lansing, một công ty thành viên của Plantronics.Inc. Altec Lansing và Plantronics hiện cùng là thành viên của tập đoàn Plantronics.Inc nhưng hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Kì này chúng tôi sẽ cố gắng truyền tải những gì chính xác nhất mà bản thân đã được trải nghiệm qua quá trình test thử, hi vọng điều đó sẽ giúp ích cho việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích và sở thích của người nghe. MX6021 được sản xuất vào giai đoạn giữa năm 2009, nhưng đến tháng 12 năm 2009 mới chính thức được phân phối và chào bán tại thị trường Việt Nam. Được thiết kế bởi Altec Lansing đặt trụ sở tại USA, sản xuất tại China, và thuộc phân khúc thị trường trung cấp. Lần này thời gian thử nghiệm của chúng tôi là khá rộng rãi và thoải mái, 15 ngày, trong đó 10 ngày chủ yếu cho việc sắp xếp và chạy rà loa, 5 ngày còn lại tập trung phân tích chi tiết, tỉ mỉ hiệu năng sử dụng của loa. Đầu tiên tôi rà soát qua một lượt kiểm định thông số của loa theo manual từ hãng cung cấp gồm có: - 03 hệ thống loa ( Gồm 02 loa vệ tinh và 01 Subwoofer ), hai đường tiếng loa vệ tinh và 01 đường tiếng cho phần trung trầm mà chúng ta quen gọi là âm bass - 01 điều khiển có dây, chuẩn cắm DC-5V Trên mỗi loa vệ tinh bao gồm 01 loa Mid-range, phụ trách chuyên dải âm trung được làm bằng chất liệu cao su bọc vải giấy có đường kính 3 inch( tương đương 75mm), cùng 01 loa thành phần tweeter chất liệu neodymium đường kính 1 inch ( tương đương 22mm) chuyên đảm nhận dải âm trung cao trở lên. Subwoofer có loa thành phần đường kính 6,5 inch ( 165mm ) Chuyên trị dải âm trung trầm, trầm, và siêu trầm. Subwoofer có loa thành phần đường kính 6,5 inch ( 165mm ) Chuyên trị dải âm trung trầm, trầm, và siêu trầm. - Dung sai: 106 dB - Tổng công suất: 200 Watts (RMS) - Công suất loa thành phần: - Màng loa trung: 33 Watts trên 1 kênh, trở kháng 4 Ohm, tỉ lệ méo tiếng 10%, đảm nhận dải tần âm từ 150Hz đến 2.5kHz - Màng loa trầm: 68 Watts, trở kháng 8 Ohm, tỉ lệ méo tiếng 10%, đảm nhận dải tần âm từ 40Hz – 180Hz - Màng loa âm cao: 33 Watts trên 1 kênh, trở kháng 4 Ohm, tỉ lệ méo tiếng 10% đảm nhận dải tần âm từ 2.5kHz đến 20kHz - Dải âm đáp ứng hệ thống từ 40Hz đến 20kHz - Tỉ số chống ồn: 1kHz input > 75dB Đây là một số hình ảnh về MX6021, thùng nguyên seal từ bển, thoạt nhìn rất đơn giản, không nhiều hoa văn màu mè, tông màu chủ đạo đen trắng được in phủ bong bẩy trên bìa carton chất lượng cao, với hình ảnh đơn giản, chỉ thể hiện hình dáng bộ loa cùng với một số thông số, serial và một mớ tiếng lủng củng gồm anh tàu hàn. Mặt bên và mặt đằng sau của vỏ hộp Loa Altec Lansing MX6021 Mặt đằng trước và mặt bên của Loa Altec Lansing MX6021 Mặt phía trên của vỏ hộp Loa Altec Lansing MX6021 Mặt sau của Loa Altec Lansing MX6021 ghi thông số kỹ thuật. Có một điểm lạ rất thích thú ngoài việc đổi logo của hãng, câu slogan của hãng cũng đã được thay đổi , đó là “ Hear what’s next” tạm dịch “ Nghe gì tiếp “ đây có thể là sự vui đùa dí dỏm với nhiều nghĩa, có thể hiểu ẩn dụ về sự ra đời tiếp theo của một số moldel mới hứa hẹn mang lại nhiều cảm xúc hơn, hoặc có thể hiểu rằng khi nghe và cảm nhận xong liệu sẽ còn hãng nào khác trong đầu bạn ngoài chúng tôi. Vâng, đó là một điều thích thú lạ lùng, để có câu giải đáp, chúng tôi sẽ nói ở phần sau. Nói chung là vỏ bao bì ngoài khá đẹp, hình thức bắt mắt, và khá chắc chắn. Hình ảnh khi bóc hộp, vẫn là thùng khui seal, và lại là bìa carton ép, nhiều bạn có lẽ khá thất vọng vì thích đồ gia cố làm bằng xốp hơn, nhưng xin thưa quí vị cứ yên tâm, cùng lời nhắn nhủ từ Altec, hãy yêu môi trường, sử dụng bao bì giấy là bạn đã góp phần đưa túi nilon về quê tôi thấy lớp gia cố chống va đập bằng bìa ép dập theo hình dáng chịu lực vật lý là khá vững chắc, chắc chắn, phải khó công lắm chúng tôi mới lôi được loa ra khỏi hộp. Thành phần trong thùng bao gồm: túi nilon cộng vỏ bìa một mớ, hai loa vệ tinh cùng điều khiển, dây audio cùng jack chia RCA chung một hộp thành phần, sách được đặt dưới đáy hộp chính và được đè lên gia cố bằng subwoofer riêng một hộp thành phần. Đây là thùng đựng Loa Subwoofer bên trong Đây là Loa vệ tinh còn nguyên trong ni lông và hộp Loa vệ tinh,Loa Sub,Điều khiển khi còn nguyên trong các lớp nilong và xốp bảo vệ Sau khi lột hết các lớp vỏ ni lông và xốp bảo vệ loa, thì như các bạn thấy đấy lại còn tiếp một lớp ni lông bóng dính chặt vào loa,nhìn rất long lanh, nhưng việc của tôi vẫn phải làm là lột nốt tấm ni lông cuối cùng này . Và rồi thì cái gì đến sẽ phải đến, lớp áo bóng bẩy sau cùng đã hiện ra, một cảm giác lạ lạ quen quen, quá đẹp, quá bóng bảy, rất kiêu sa quyến rũ mà không kém phần gai góc mạnh mẽ. Mô tả chút qua loa vệ tinh và subwoofer. Hai loa vệ tinh được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, đen bóng khá bắt mắt, mặt loa làm bằng nhựa tổng hợp trong suốt hơi đen mờ, dày khoảng 7mm, hình thang cao đứng, dưới có bồi thêm 02 miếng cao su khó kiếm chống trơn trượt, logo được in mạ vàng kim ở đáy nhỏ phía trên hình thang, khá vuông thành và chắc chắn, cố gắng bẻ nhưng vẫn chưa thấy nứt, màng loa trebe phía trên cùng làm khá đẹp xuyên thủng mặt loa, tròn và có hạt ở giữa, được bắt vào mặt bằng 2 vít kĩ thuật lục giác, gây khó khăn có mấy ông thích tí toáy. Có một đường gân nhỏ để đi dây vào hộp cộng hưởng loa mid-range, loa mid được bắt bởi 04 vít kĩ thuật lục giác, âm mặt phủ ngoài bằng lớp vải mềm chống bụi cao cấp, mặt vải căng đều, không nhàu nát, gioăng nhựa bao phủ màu bạc tô điểm rất đẹp và tròn. Cũng như trebe , loa mid xuyên thủng bề mặt để kết nối với hộp kĩ thuật, cộng hưởng phía sau hình trụ tròn dài khoảng 14cm. Loa vệ tinh trái và phải nhìn từ 2 góc độ khác nhau 2 Loa vệ tinh nhìn giống nhau như đúc,chẳng nhận ra được sự khác biệt nếu không nhìn ký hiệu phiếu sau của mỗi loa vệ tinh Phần bụng dưới của Loa vệ tinh in rõ tên model, Hãng sản xuất, nơi thiết kế, và nơi lắp ráp chúng lại và xuất đi từ đâu Thân loa mid và mặt loa tạo thành thế chân vạc công thủ toàn diện, nhìn đến đây mọi yếu tố yếu mềm đào liễu đều bị bỏ qua. Mặt sau loa mid có logo Altec Lansing dập nổi hoa văn sắc cạnh, một yếu tố ngăn ngừa hang giả, hang nhái kém chất lượng. Dây loa xuyên thủng từ hộp loa mid đi ra nối với subwoofer bằng chuẩn jack giống đầu DC-5v, dây loa là cố định khoảng gần 2 mét, khỏi cắt dán , khỏi mót mủng. Đầu jack có phân màu trắng trái đỏ phải. Dây nhìn khá chắc, to và dai, kéo cùn khó cắt. Phần đằng sau của mỗi loa vệ tinh đều ghi ký hiệu và màu sắc rõ ràng để phân biệt , đâu là loa vệ tinh bên trái. Như hình trên với ký hiệu RIGHT và đầu cắm màu đỏ, cho biết đây là Loa vệ tinh bên phải Còn ký hiệu LEFT và đầu cắm màu trắng cho biết đây là Loa vệ tinh bên trái Loa Subwoofer cũng là dạng khối hộp hình thang thon thả, nhìn đến đây mới chợt nhớ nó có nét gì đó của Wilson Audio, Subwoofer nhìn rất đơn giản, không hoa văn, không họa tiết, chỉ một màu đen chống bóng, đằng sau chỉ có 4 lỗ cắm bao gồm 2 loa vệ tinh và điều khiển chuẩn giống jack DC-5v và 1 ngõ vào input. Loa Subwoofer nhing từ đăng trước khi còn nguyên 1 lớp nilong che bụi cho loa subwoofer Loa Subwoofer nhìn từ nhiều góc độ khác nhau Mặt trước bao gồm một lỗ thông hơi nho nhỏ, khá sâu, và màng loa sub được bắt vào thùng bởi 4 vít kĩ thuật lục giác âm mặt khá chắc chắn, phủ bên ngoài một lớp vải cao cấp không nhăn nhúm mà phẳng lì, bao quanh driver là gioăng nhựa màu bạc, khá đẹp và tinh tế, mọi chi tiết không có gì phải bàn cãi ngoài điểm nhấn là một miếng decan màu cam loằng ngoằng vài chữ mà người ta gọi đó là tiếng Anh. Cận cẳn lỗ thông hơi nhỏ nhắn phí trước của Loa Subwoofer,Máy ảnh xịn phết nên nhìn rõ cả những hạt ly ty của bụi,của nước sơn và cả ít bông ở trong Loa subwoofer, nhưng vẫn chưa ưng ý lắm, vì đợt tới em sẽ mua thêm con ống kính chụp macro, để nổi rõ hơn nữa. Amply được tích hợp phía trong theo chủ ý từ hãng, dây nguồn được kéo thẳng từ subwoofer, đã tích hợp adapter trong, gọn gàng sạch sẽ, dễ lau chùi, không cồng kềnh chiếm diện tích, dịu dàng mà không quá chói. Mặt sau của Loa Subwoofer với cổng cắm Cận cảnh công tắc bật tắt nguồn của Loa. Các cổng cắm cho Loa vệ tinh trái,phải,điều khiển âm lượng,tín hiệu audio khi chụp cận cảnh Mặt sau của Loa Subwoofer cũng in khá nhiều thông tin về sản phẩm 4 chân cao su phía dưới của Loa Subwoofer Điều đáng để bàn nhất ở bộ loa này chính là bộ phận điều khiển, remote controller, hình đĩa bay cổ xưa, hệ thống đèn nhấp nháy chạy chạy trông khá bắt mắt, phía trên đỉnh là 3 núm chỉnh bass, trebe, turn on/off được sắp xếp gọn gàng, tuy nhiên hơi bé quá so với tay bọn tây. Phần chiết áp tăng giảm dùng chung cho chỉnh bass trebe và volume được thiết kế khá kì cục với vòng xoay ½ (180 độ), mỗi lần xoay phát tiếng tách tách khá vui tai, xem chừng hơi hướm của dân rụng. Tuy nhiên để kiểm soát vòng xoay là khá khó khăn, vòng xoay có chế độ trả về giữa, khi xoay trái hoặc phải nếu bước xoay lớn thì bước nhảy đèn cũng lớn và chỉ cần giữ nguyên tại vị trí đó, đèn sẽ tiếp tục nhảy, điều tương tự với trường hợp xoay bước nhỏ, mới đầu khi chưa sử dụng quen, tôi gặp một chút khó khăn trong việc kiểm soát âm lượng khi tăng giảm volume vì nó khá là nhạy. Dưới thân xoay là dãy 7 đèn led sáng được 3 cấp độ thể hiện sự tăng dần. Khi thả tay ra khỏi vòng xoay khoảng 2 giây, dù bạn đang đặt ở chế độ trebe hay bass đèn sẽ tự nhảy về chế độ chỉnh volume, khi về chế độ volume mà không có sự tác động, sau 3 đến 5s hệ thống đèn sẽ chạy chạy và nhấp nháy. Volume controller to tới mức người ta có thể dùng ngón chân cái để điều chỉnh. Ngoài ra trên điều khiển còn có 2 ngõ headphone và aux. Điều khiển được kết nối với subwoofer bằng dây cáp khá to bọc đầu chống gẫy chuẩn cắm DC-5V Bộ điều khiển trung tâm của Loa Altec Lansing MX6021 với một dãy đèn nháy nháy, và các nút điều chỉnh bass,treble. Nút Nguồn (power) ở giữa đang báo đèn màu cam cho ta biết Loa đang ở chế độ hoạt động - bật nguồn Nút điều chỉnh bass màu vàng , báo cho chúng ta biết, đang ở chế độ tặng giảm bass, 1 chấm đèn vàng ở giữa nút + và - báo cho ta biết âm lượng của bass đang ở mức 50% Nút điều chỉnh âm treble có màu vàng, báo cho chúng ta biết, đang ở trong chế độ tăng giảm treble.1 chấm đèn vàng ở giữa nút + và - báo cho ta biết âm lượng của treble đang ở mức 50% Lỗ cắm AUX cho phép ta có thể kết nốt dây audio 3,5" tới máy tính hoặc một thiết bị nghe nhạc nào đó khác dùng chuẩn cắm 3,5". Đây là lỗ cắm bổ xung thêm cho 1 lỗ căm ở sau Loa subwoofer, giúp cùng 1 lúc có thể kết nối bộ loa đến 2 thiết bị nghe nhạc khác nhau Tóm lại, đánh bật tư tưởng về hình dáng mỏng manh yếu đuối lúc đầu, MX6021 mang lại cảm giác chắc chắn, an toàn, mạnh mẽ cùng sự quí phái lịch sự và rất trang trong, theo quan điểm cá nhân tôi là như vậy. Tuy nhiên vẫn còn lại những hạt sạn nhỏ không đáng kể, khả năng mở rộng diện tích loa là khá khó khăn, gói gọn trong phạm vi không gian 2m2 để đặt kê vị trí loa, sắp xếp các loa thành phần sao cho hợp lí vì dây loa vệ tinh là không đổi. Điều khiển âm lượng cần sự thuần thục chính xác, lớ ngớ là điếc tai liền. Và khá bất tiện khi không có điều khiển từ xa. Còn lại đẹp từng xen ti mét. Như tôi đã nói ở trên, thời gian 15 ngày để mục thị, mục thính là khá dư dật để tôi có một cái nhìn tổng thể đồng bộ về loa. Tôi dành riêng 10 ngày nhân với 24 giờ bật loa ở công suất to vừa phải, dùng những âm thanh công lực thượng thừa nhất trong Onkyo CD test 02 và Opus 3 CD test 04 để chạy rớt đa, thời gian này tôi chưa tập trung vào vấn đề tinh chỉnh các giải âm tần mà chỉ dành thời gian ôm vác loa ngày ngày đi bộ trong nhà để kiếm một vị trí được coi là phù hợp nhất đặt loa. Vì dây loa là có hạn mà lòng tham vô đáy, sau bao lần ôm lên đặt xuống chạy xuôi chạy ngược cuối cùng tôi đã tìm ra vị trí thích hợp, tôi đặt hệ thống loa trên bàn làm việc với hai loa vệ tinh, cách nhau khoảng 1,8 m, độ cao ngang tầm tai khi ngồi ghế, loa quay mặt về giữa một khóc khoảng 15 độ. Subwoofer đặt tiếp đất , chính giữa đường thẳng trung tâm cách đều 2 loa vệ tinh. Trong thời gian này, tôi chỉ dành thời gian chủ yếu để sắp đặt cùng với nghe thử qua loa, tuy vậy có một vấn đề riêng ngoài khá đáng nói, đó là nguồn công suất của loa. Khi bật loa không có tiếng ù ù khó chịu, tôi khá hài lòng và đấu trực tiếp vào ổ cắm, tuy vậy mỗi khi hệ thống điện trong nhà tắt bật một thiết bị, loa lại phát ra một tiếng tách tách nhỏ, điều này khiến tôi khá bất ngờ, một bộ loa PC có bộ nguồn khá nhạy cảm, điều đó gần như chỉ xảy ra ở dân dụng. Nó khiến tôi phải băn khoăn trăn trở, cuối cùng tôi quyết định sắm riêng cho mình một bộ nắn nguồn hay còn gọi là lọc điện chuẩn của Lioa, và cuối cùng tôi không còn phải nghe tiếng khó chịu ấy nữa. Cuối cùng thời gian 10 ngày rà loa cũng đã trôi qua, thời điểm này tôi đã dần cảm nhận được sự liên kết, hòa hợp mềm mại giữa các dải âm, có thể thấy ngay được sự khác biệt rõ ràng về sự biến đổi so với khi vừa mang về và tôi tiến hành đến phần phân tích nghe để thấu hiểu. Điều kiện thử loa của tôi như sau: Diện tích phòng 20m2, trần cao 3,2m, phòng có một cửa chính và 2 cửa sổ nhỏ, được phủ rèm vải, đồ đạc trong nhà sắp xếp theo đường biên tường, không có khe hở giữa tường và đồ đạc, không có vật dụng nào ngăn cản âm thanh từ giữa nhà. Trình điều khiển tôi có Foobar2000 cùng Winnap và MPC Nguồn phát từ card sound rời SQ210 Dây tín hiệu đi kèm đồng bộ ( tuy nhiên tôi nghĩ nên hoặc có thể thay thế dây input jack 3,5mm đi kèm loa ) Nhạc rất nhiều, tối thiểu bite rate trong phạm vi 1000kbps chuẩn flac hoặc ape hoặc dts bao gồm các thể loại lung tung như pop, vocal, voice, jazz, intru, newage, một ít dân ca và nhạc cổ truyền hơi hướng tàu khựa, cùng một vài album nhạc trịnh, cùng một vài track dance, rock ở mức độ vừa vừa. Ở phần thử loa tôi sẽ tập trung mô tả về cảm xúc, những gì tôi nghe được, cảm thấy được chứ không đi quá sâu vào phân tích chi tiết âm này thế nọ âm này thế kia, và bỏ qua phần game vì phần phim của tôi là quá đủ để đánh giá sự chính xác. Đối với phần thử loa, không thể bỏ qua một bước thử truyền thống, tuy rất cũ nhưng luôn luôn có hiệu quả, đó là thử qua một số bản nhạc giao hưởng thính phòng cổ điển. Có một bác nghệ nhân già từng nói: “Một bộ loa hay, là một bộ loa thể hiện được cái bao la, sâu sắc trong những bản nhạc của Mozart hay Bethoven”. Qua sự lựa chọn và tìm hiểu khá kĩ, cuối cùng tôi chọn ra một số bản giao hưởng của Mozart khá quen thuộc trong list nhạc, điều đó giúp tôi đánh giá khá chính xác về những gì MX6021 thể hiện, so sánh được trực tiếp với những gì các bộ loa khác, hoặc các người tiền nhiệm trước của nó như MX5021 hay FX6021 có hoặc chưa có được. Ở thế kỉ 18, nếu nói về những serenade nổi tiếng nhất, không thể phủ nhận vị trí đầu tiên thuộc về Mozart, trong đó có bản “Eine kleine Nachtmusik” khá quen thuộc, bản này có một điều khá đặc biệt, người ta có nói rằng, đây là một trong số ít các bản serenade của ông mà chứa nhiều cảm xúc nội tâm nhưng có vẻ bề ngoài hoa mĩ, tao nhã hình thức và hoàn hảo đến như vậy. Chính vì thế, những bộ loa khi thể hiện các tác phẩm này, ngoài yếu tố các cung đàn nốt nhạc chính xác làm chuẩn mô tả hình thức, âm trường, còn có một nhiệm vụ khá quan trọng là phải thể hiện được cái hồn cái nội tâm ẩn chứa trong những góc khuất của bản nhạc, không chỉ thuần túy mang đến cảm nhận nổi mà phải truyền tải được những cái chìm. Khi tôi test MX6021, có một điều khá thú vị xảy ra, tôi cảm nhận được khá rõ, mức âm lượng của loa phát ra là không to như chỉ số hiệu dụng 200W mà nhà cung cấp khai báo, với chỉ số đó chắc chắn không một đồ đạc nào trong nhà có thể tồn tại. Tuy vậy không thể mang chỉ số làm thước đo đánh giá độ hay của bộ loa, mặc dù âm lượng là không to, nhưng khi nghe lại rất đầy, luôn có cảm giác sở hữu rất nhiều và đầy đủ âm thanh. Âm thanh dường như không phát ra trực tiếp đến tai nghe một cách thẳng thắn, chúng phối hợp với nhau tạo ra một khung vòm, một vùng sân khấu lý tưởng, bao quanh lấy người nghe trong phạm vi âm trường của chúng, trong phạm vi này, người nghe sẽ không thấy nhiều sự điều chỉnh âm thanh to nhỏ, mà dường như chỉ là mức độ dầy đặc của âm trường là nhiều hay ít. Âm thanh đến rất từ từ, không cảm nhận được đường đi, và dường như không phải từ loa phát ra mà tôi có cảm giác phát ra từ chính đôi tai mình, âm thanh đi ra từ chính vị trí tôi đang ngồi, khá là thú vị. Trong “Eine kleine Nachtmusik” nếu tưởng tượng vị trí của người nghe ở vị trí đứng của nhạc trưởng trong dàn nhạc giao hưởng, có thể thấy bộ loa cho một âm trường khá sâu và đầy đủ. Trong đó thành phần chủ yếu, cốt lõi xương sống của dàn nhạc giao hưởng là bộ đàn dây được sắp xếp thành một đường bán nguyệt lấy tâm làm vị trí ngồi của chúng ta. Với vị trí như hiện tại, tôi có thể cảm nhận thấy, chiều sâu của âm thanh được đẩy lùi về phía sau hai loa chứ không nổi từ mặt loa, không còn cảm nhận được tiếng phát ra cố định từ loa thành phần nào nữa mà tất cả hòa với nhau thành một dải âm thanh sắc màu, hòa quyện và quyến rũ. Từ vị trí người ngồi, ta có thể cảm nhận được chính xác vị trí của từng yếu tố thành phần trong dàn dây. Cụ thể như với Allegro, các nhạc công sử dụng violon ngồi chếch bên tay trái đến chính giữa, kế tiếp chếch tay phải là các nhạc công sử dụng viola, tuy nhiên có một điều kì lạ khá thú vị, đó là nếu theo sự sắp xếp chuẩn của dàn nhạc, các nhạc công sử dụng violoncelle sẽ ngồi bên ngoài cùng vòng bên tay phải, tuy nhiên trong bản nhạc tôi nghe, các nhạc công lại ngồi ngoài cùng bên tay trái. Các yếu tố về sự sắp đặt các loa thành phần hoàn toàn biến mất, thay vào đó, chúng ta được ngồi tận hưởng sự trình diễn ở chính giữa trung tâm của dàn nhạc. Các bản nhạc thính phòng mà tôi thử nằm trong tác phẩm Eine kleine Nachtmusik bao gồm 4 chương: Allegro, Romanze: Adante; Menuetto: Allegretto và Rondo: Allegro được viết cho đàn dây ở giọng son trưởng, vì thế yếu tố đàn dây trong các tác phẩm là rất quan trọng, tuy vậy không thể phủ nhận những sự đóng góp của các nhạc cụ khác tạo nên hơi thở, tô điểm cho vẻ đẹp âm thanh hoa mĩ của bộ dây. Trong chương một Allegro, bộ dây đóng vai trò chủ đạo xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, với xu hướng nhanh, mạnh dứt khoát dồn dập xen kẽ những nốt nhạc du dương nhẹ nhàng phô diễn âm thanh, tiếng violon toát lên vẻ quí phái sang trọng, tao nhã, nhẹ nhàng mà uyển chuyển, violoncelle mang vai trò kết nối làm bè trầm tôi có thể cảm nhận được từng tiếng đưa tay, lúc kéo nhẹ nhàng du dương, lúc kéo đưa nhanh tạo nên sức mạnh, tiếng violon mang thư thái thanh nhẹ, rất trong rất thanh, tiếng violloncelle trầm mà thanh tạo nên hơi ấm, mang nhịp đập chứ không u ám đe dọa, Allegro mang một vẻ đẹp hết sức hoa mĩ, đưa con người vào cảm giác phấn khích , thăng hoa bằng chính những giai điệu mềm mại yển chuyển phối hợp với những điểm nhấn chấm phá cách, tuy vậy trong cái hùng tráng hoa lệ ấy cũng ẩn chứa thách thức, kiêu kì của phút ban đầu gặp gỡ. Romanze: Adante là sự phô diễn của piano, từng nốt nhạc, thư thái, chậm rãi, chấm phá, có những nốt nhạc thanh thoát, trong suốt mảnh mai như giọt nước, có những nốt lại mang tiếng đục trầm, mang vẻ đẹp buồn buồn nhẹ nhàng như âm hưởng nội tâm từ những khúc nhạc chiều, cô đơn trống trải. Trong bản nhạc này, bộ dây được đẩy lùi về sau làm nền tảng, tạo âm hưởng, không gian cho piano phô diễn kĩ thuât, có những đoạn chỉ là những đường cứa, đường ấn, tạo tiếng cót két, Công tơ bass tạo yếu tố dẫn dắt, không nổi bật nhưng làm tôn xuyên suốt tác phẩm, ẩn hiện đâu đó một vài tiếng đưa hơi run rẩy khò khè như hơi thở, tiếng thút thít của crallinet giọng la trầm đục mà ngọt ngào như kéo dài lắng đọng thêm tiếng thời gian. Tiếng piano thanh thoát quyến rũ, lúc tinh khiết trong suốt ở những nốt cao, nhảy múa cùng những ngón tay, khàn đục mà vang vọng ở những nốt trầm, âm thanh luẩn quẩn trong thùng cộng hưởng, lúc chậm rãi nhẹ nhàng, lúc nhấn mạnh tạo chiều sâu, sự cô đơn trống trải, bộ dây điểm xuyết bằng kĩ thuật kéo đưa nhẹ nhàng, đôi khi chấm phá chặt tiếng. Giai điệu của bản nhạc nhẹ nhàng, trầm buồn được đưa dẫn bằng tiếng trầm, từng tiếng từng tiếng công tơ bass gẩy bằng tay hòa quyện Timbales như đánh bật nhịp đập cộng hưởng âm thanh từ trái tim, nhẹ nhàng dịu dàng quyến rũ mà hơi buồn buồn, cô đơn mà trống trải. Tôi có thể cảm nhận được dải âm thanh từ Violloncelle, trầm thanh thoát phát ra nhẹ nhàng mà bay bổng, chứ không hề vất vả cục mịch, đây có lẽ là bản nhạc tôi khá thích bởi nó được kết hợp bởi các yếu tố khá hoàn hảo, mang chiều sâu nội tâm điều rất hiếm gặp ở Mozart, các nhạc cụ hòa quyện với nhau, cùng thăng hoa nhảy múa trong những trường đoạn, cũng như tạo tác động mạnh mẽ, tạo bi kịch, sự bế tắc, túng quẫn trong nội tâm, nhưng cũng không hề làm mất đi sự thanh thoát. Adagio: Một chương độc tấu clarinet mà tôi yêu thích, trong bản nhạc, clarinet đóng vai trò quan trọng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, mang tính hài hòa, hơi thở, sự nhẹ nhàng ấm áp, mang yếu tố trút bỏ sự ưu tư suy nghĩ ở Romanze, mở ra một không gian mới tươi đẹp rực rỡ mà yên ả thanh bình. Ở chương này, dàn violon được đẩy lùi tạo không gian âm trường mang tính tôn lên vẻ đẹp dịu dàng cùng hơi thở ấm áp. Hãy tưởng tượng khi thưởng thức Adagio, tâm hồn con người bỗng thoát xác phiêu lạc vào chốn vườn địa đàng hay những cánh đồng trải dài đến cuối chân trời, nơi đây có hồ thiên nga thơ mộng, từng cành cây ngọn cỏ đều sống hết mình như chính gì cuộc sống ban tặng, êm ái và lãng mạn vô cùng, không gian được rộng mở với phần mở màn bằng khúc độc tấu Clarinet giọng la, ngọt ngào, đục đục mà có vẻ thanh cao, rồi thì từng cơn gió nhẹ nhàng lay động, luồn qua vòm cây kẽ lá như tiếng thở run run rì rào, từng cơn gió như lời ca tiếng hát, cứ trêu đùa đôi tai, chúng mời gọi lắng nghe, một thứ gì đó đang cần được khám phá. Mặt hồ yên lặng điểm vài chú thiên nga bơi lội nhẹ nhàng, không gian thơ mộng yên tĩnh thi thoảng bị phá vỡ bởi một vài chú chim ríu rít với sự biến tấu bằng vài nốt nhạc đưa nhanh ở phím đồ, bộ loa không đơn thuần thể hiện tốt âm sắc mà mang lại cho bản nhạc một thứ khí, ở đó, con người lạc giữa chốn thiên nhiên nhưng không lạc lõng cô đơn mà được thiên nhiên vô cùng ưu ái, được chiêm nghiệm những gì thiên nhiên có, được đón chào giữa vòng tay rộng mở của thiên nhiên. Qua vài bản nhạc giao hưởng mở đầu, bộ loa đã đem đến cho tôi một sự trải nghiệm bất ngờ, khiến tôi nhận ra giá trị đích thực phần nào ở những thứ từ lâu nay chúng ta vẫn cho nó là xưa cũ, khó nghe. Bị thuyết phục bởi dải âm thanh liền mạch, hòa quyện, chúng ta có thể cảm nhận mọi màng loa thành phần chỉ là một, chúng biết liên lạc với nhau, chúng cùng tấu với nhau một thứ âm nhạc hết sức bình dị, không thêm thắt mĩ miều, âm thanh đến không phải từ những chiếc loa, mà chúng đi thẳng vào sâu trong tim luẩn quẩn trong đó một lúc rồi mới đến tai chúng ta, tôi hầu như không cảm nhận được âm thanh nào phát ra từ chiếc loa nào. Những giải âm chi tiết mộc mạc, không mang tính khoa trương phô diễn, đánh giá thực một cách chính xác thứ âm thanh nó thể hiện, Altec Lansing mang hơi thở của những người làm ra chúng, những người mỹ xa xôi với tâm hồn mộc mạc, họ đến với chúng ta bằng sự thô ráp rắn rỏi nhưng chứa đầy cảm xúc. Phân tích qua một chút về từng giải âm mà MX6021 đã thể hiện, xét về tổng thể cả bộ loa đặt chúng ta vào vị trí trung tâm của sự thưởng thức, tôi nhận thấy bộ loa mang hơi thở hết sức bình dị, đáng lí ra với màng loa được kết cấu bằng neotitanium thì dải âm cao phải là thứ nổi bật nhất ở bộ loa này, tuy nhiên tôi cảm thấy một sự cân bằng, một sự cân bằng đáng kinh ngạc, cả ba dải âm thanh quyện lấy nhau, không điểm mặt chỉ tên thành phần nào nổi trội, nó hết sức bình dị, cứ thế cứ thế đi vào tai lúc nào không hay, không có một yếu tố chất và lượng nào nổi bật trội hẳn lên, nhưng nó cứ thế đan xen, hòa lấy, từng lớp từng lớp nối với nhau bằng hơi thở, bằng âm hưởng của không gian, quyện lấy nhau nhưng không bết, không dính chặt, chỉ là một mớ logic được kết nối mà khi cần ta vẫn có thể để ý lắng nghe, từng chi tiết, từng nốt nhạc, từng sự trống trải tột cùng hoặc sự bùng nổ, thăng hoa của cảm xúc, tôi bị thuyết phục bởi một cách đơn giản, không ai có thể nghĩ đến, tôi cứ bật loa, cố gắng ngồi lắng nghe từng giải âm một nhưng rốt cục, lạc vào không gian âm thanh lúc nào không biết, để rồi chợt giật mình mới biết ta đang phiêu. Về tổng thể âm trường, các yếu tố thành phần của MX6021 là một mảng khối giao động gắn liền gần gũi, tạo một thứ âm thanh cân bằng về sắc tố, không thiên vị mà không lấn át dải âm nào, loa trebe thể hiện khá tốt những tiếng cót két , những nốt thăng cực đỉnh trong bộ dây , mang lại những gì chi tiết nhất. Điều bất ngờ thứ nhất ở MX6021 là dải âm trung, có một thứ gì đó, phải gọi là ma lực quấn hút, tôi không nghe thấy màng loa trung quá nổi bật nhưng âm thanh cứ ở đâu đó, cứ lấp ló, cứ lúc ẩn lúc hiện, hoặc nó đã quyện với nhau làm tôi cứ nghe cứ bị lôi quấn rồi cứ quên đi mất là mình đang tìm thứ gì đó. Tưởng rằng âm trung bị đè lấp, bị khuất ẩn, nhưng không, trong hơi thở của tác phẩm, tôi nhìn thấy sự ảnh hưởng rõ rang từ thứ âm thanh ma lực ấy, nó ghóp phần tạo nên một âm trường, một sức sống, hơi thở, và chịu trách nhiệm làm tôn lên những vẻ đẹp thành phần, không chua ngoa, không nổi bật, không hiện hình mà cứ ẩn khuất cứ đùa vờn đâu đó nó góp phần đưa tiếng nói của bộ loa nổi lên bằng cách thở từ trong lòng người hắt ra. Về giải âm trầm, đây có thể nói là bước tiến đáng nể phục của Altec trong mùa giải vừa qua, với một subwoofer truyền thống, những dải âm trầm lẩn khuất nhất dần hiện ra, có những dải âm thật sâu nhưng nhẹ nhàng, có những giải cực sâu nhưng nặng nề, có những dải trầm mang tính thanh cao tất cả hòa với nhau nhưng vẫn tách bạch thanh cao, ở mức độ nào thì âm trầm vẫn mang tính tròn đều, đầy mềm mà yển chuyển tuy vậy không kém phần vững chắc khỏe mạnh. Qua phần test cùng nhạc giao hưởng, một thể loại tích tụ, mang đầy đủ tất cả những giải âm thượng thừa đến chi tiết, sự thể hiện của MX6021 là vượt ngoài sự mong đợi, bộ loa thể hiện gần như khá tốt các yếu tố về âm trường, màu sắc, từng chi tiết đến phong thái một cách lí tưởng, âm thanh liên kết với nhau khá tốt ở các quãng, chúng hài hòa đến thuần túy không cần sự khoa trương màu mè, mà vẫn mang đậm tính triết lí logic. Các dải âm đồng đều tạo nên cảm giác hài hòa, chúng không triệt tiêu lấn át lẫn nhau mà giúp nhau tôn lên sức sống, tôn lên vẻ đẹp, sự dồi dào tinh tế. MX6021 thể hiện tốt, tái tạo chính xác từng âm thanh của từng loại nhạc cụ, đến cả cái cách người ta dùng để thể hiện nhạc cụ đó. Nếu như vừa rồi tôi dùng nhạc giao hưởng để đánh giá các dải âm thanh cho kết quả khá tốt thì ở phần tiếp theo, tôi sẽ đi sâu vào đánh giá tính chi tiết, chân thực mà bộ loa thể hiện. Nhạc dùng để test là một số track trong “Bowers & Wilkins: Very audiophile new recordings” Đầu tiên tôi trở về mái nhà xưa cùng “Colour to the moon” của Alan Taylor. Không phải tự nhiên mà Alan Taylor cùng những nhạc phẩm của ông luôn có vị trí đứng trang trọng trên kệ đĩa của những người nghe sành sỏi, chất nhạc của ông luôn khiến người ta phải đam mê, phải suy nghĩ. “ Colour to the moon” cũng vậy một nhạc phẩm mang đầy chất nội tâm ẩn chứa của một gã giang hồ phiêu bạt trở về ngồi dưới mái hiên nhà trong một ngày vắng lặng. Điều đặc biệt ở giọng ca này là ông sử dụng chất nhạc rất thoải mái, rất nam tính với giọng hát trong sáng thanh cao mà cũng trầm khàn lạ thường, ông luôn biết dẫn dắt người nghe trở lại những cung bậc cảm xúc bình dị đời thường đơn giản nhưng hết sức sâu sắc. Trong “Colour to the moon” là một công trình của hòa âm và phối khí giữa các nhạc cụ và lời hát mà trong đó chứa đựng sự trình diễn khoáng đạt, mang đậm tính nội tâm, giọng ca thủ thỉ cùng những biến tấu phức tạp chi tiết của các nhạc cụ, phong cách đưa đẩy lời chậm rãi khoan thai khiến người nghe có cảm giác an ủi, như đang thực trò chuyện tâm sự cùng một gã phiêu bạt nay có giây phút suy ngẫm tĩnh lặng nhìn lại , thực sự đây không phải là hát, đây là cái cách mà ông đã khiến bao người ngất ngây, ông đang thả lời, đây là những lời tâm sự đầy riêng tư, bằng chất giọng trầm ấm, không hề khàn đục , hết sức trong và sạch ở âm vực thấp, những chi tiết âm lời như vần th và s ở cuối chữ được bung ra, thả ra hết sức bền chặt , quyện lấy câu từ mà không sắc bén hay nặng nề, một cảm xúc thoải mái khoáng đạt, cảm nhận xuyên suốt bài hát là phần phối âm thanh phức tạp giữa các nhạc cụ cùng lời ca, trung âm bao bọc xoay chuyển xung quanh lời ca ngọt ngào, tế nhị tình cảm êm ái, tiếng guitar chứa đựng không nhiều nốt nhạc nhưng mang đậm chất kĩ thuật, tí tách, không lấn át mà làm tôn thêm vẻ đẹp của giọng ca đã chín của allan, âm thanh bên trái mạnh hơn, nốt nhạc tự do hơn, phóng khoáng và mang đậm chất ngọt ngào, tinh túy, thủ thỉ, sắc cạnh nhưng vẫn đầy đặn ấm áp, tạo âm hưởng nội lực tốt. cây guitar bên phải với ít nốt nhạc hơn làm nhiệm vụ tấu nền, chỉ cót két tí tách, nhẹ nhàng mà khoan thai tạo cảm giác yên ả thanh bình, trong sáng mà rất hiền hòa. Tiếng guitar bên phải, rất chi tiết rất nhẹ như chỉ lướt hoặc nhảy múa ngón tay qua từng đường dây, không hề có sự tạo ấn miết ghì thả hớp hồn như bên trái. Trong giọng ca và tiếng guitar ấy thi thoảng vang lên âm trường của một giọng cor anglais, ngọt ngào da diết, lay động uyển chuyển, tiếng đanh nhưng hết sức mượt mà, không hề chói gắt ở nốt cao, khoan thai chậm nhịp giữ nền âm trung cho cả hành trình với không gian mở rộng lớn. Tiếng flute thỉnh thoảng ngân lên cạnh tiếng kẻng, lấp ló, như sợi chỉ mỏng manh kéo dài cả chặng đường, sợi chỉ mong manh thi thoảng vẫn run rẩy ở từng nhịp cuối. Bass tấu âm trầm tinh tế xuyên suốt cả tác phẩm, không hề nặng nề, hốt hoảng mà trầm ấm, tạo sự lắng đọng, đi nhịp cùng guitar, bass ở đây không phải do trống tạo nên mà từ một nhạc cụ bằng điện tử thả hồn, không khó để phân biệt với tiếng trầm của guitar gỗ trong sáng nhẹ nhàng, bass khá đục và sâu, nhiều sắc thái, luôn xuất hiện ở những nút cuối lời ca sĩ, như việc tạo nên khoảng không, khoảng tối khiến người nghe phải vận dụng suy nghĩ. Nếu như chúng ta đã có một chút thư thái tâm sự với Allan thì với Sara.K “ Would you break my heart” chúng ta trở về với một chút phiền muộn thú vị của tình yêu. Một chất giọng thô mộc khàn trầm, mang đầy hơi thở thủ thỉ hổn hển vây bọc bằng tiếng tâm sự của cây guitar, không nhiều nhạc cụ không có nhiều nốt nhạc được tấu lên, chỉ một đàn và một ca sĩ, khiến những con tim sắt đá nhất cũng phải đưa cùng nhip, lời ca khá nhanh nhưng cũng chứa đựng sự suy tư phiền muộn, cô đơn tâm trạng mang ẩn trong mình sự mềm mại nức nở với bề ngoài rắn rỏi thô ráp. Thật tuyệt, cả ca khúc là sự làm chủ không gian trình diễn với tiếng lướt tí tách, tiếng thả uyển chuyển thể hiện cả một sự đáng yêu hấp dẫn, giọng ca hơi đục trầm mà ấm, không khàn, khê cháy mà ngọt ngào, da diết, không có gì nhiều để nói về nhạc cụ trong ca khúc này ngoài kĩ thuật sử dụng guitar mới nghe thì có vẻ rất bình thường nhưng làm thế nào để ngân miết, búng và lướt dây để tiếng hát và tiếng nhạc chạm nhau ở đỉnh cảm xúc thăng hoa mới là điều cần bàn. Tôi thích giọng SaraK một giọng hát đầy tính nội tâm, luôn trăn trở, da diết và quấn hút người nghe ở những doạn ngân hay những đoạn cao độ là sự phối hợp điêu luyện giữa thanh quản và sự uốn lưỡi, đôi khi bà còn nhấn thêm vào đó một chút hơi thở của mũi, cả ca khúc được chia ra nhiều đoạn trường hơi, với sự ngắt nhịp là những khoảng không âm thanh trống, giọng ca và tiếng đàn hòa quyện với nhau, tiếng đàn tí tách ở âm vực trung cao không mang cảm giác chói, mang đầy tính thanh khiến, sắc bén mà vẫn đầy đặn mượt mà, trong cái tinh tế diệu kì của tiếng guitar là tiếng trầm ấm áp, như tiếng thở , tiếng nức nở của con tin tan vỡ, giọng SaraK ở những trường đoạn chậm nhịp đầy tình cảm tiếc nuối trăn trở đầy sức hút quyến rũ, “you fly always baby” cái thả trong chữ babe……… làm người ta chơi vơi, hẫng hụt, nhưng cũng có những toạn tỏ ra cứng rắn thô mộc gắt gỏng đầy trách móc yêu đương ở âm trung cao. Ở tác phẩm này mx6021 mang lại một cảm xúc rất khó tả, bộ loa diễn tả đầy cảm xúc, đầy trìu mến dặt dìu sự mong manh của những tiếng tí tách, nhưng chứa đầy nội lực mạnh mẽ của lời ca, sự rung ngân của dây đàn, nhạy bén với từng tiếng run rẩy, hổn hển nức nở, tiếng thả như những sợi dây mảnh mai cắt xé tâm trạng tác phẩm. Thể hiện khá tốt âm trường khi chính ca sĩ đồng thời là nhạc công, làm chủ không gian và thời gian, thể hiện cực tốt từng tiếng ngân thanh quản lấy hơi lẫn âm thanh từ uốn lưỡi đến thả lời da diết. Phần tiếp theo tôi sẽ tận hưởng cung bậc tình cảm trầm buồn cùng tiếng đàn guitar ma thuật và phần lời da diết sâu lắng đầy nội tâm hơi thở tình cảm của Steve Strausse qua “Flesh and Blood” Mở đầu ca khúc bằng những tiếng guitar tinh diệu thong thả ở đoạn trung âm, không quá nhiều nốt nhạc khiến người nghe có cảm giác thư thái nhẹ nhàng hết sức relax, giọng ca cất lên nhẹ nhàng, mang hơi ngàn ngạt ở giữa khoảng âm trung trầm, có thể nói Steve có một giọng ca rất lạ, ở MX6021 tôi cảm nhận giọng của âm toát lên một vẻ trong sáng ở cung trầm hiếm có, rất nhẹ nhàng, bình dị, thong thả dẫn dắt người nghe cùng sự vây quanh đầy đặn của những tiếng búng, tiếng cọ guitar đầy mê hoặc, giọng hát của ông trở nên quyến rũ đầy đặn, trong sáng ở cung trầm mà không làm người nghe sởn gai ốc, trái lại mang một hơi thở ưu tư sầu muộn nhưng vẫn tràn đầy tình cảm ấm áp. Cách hát của ông đơn giản, nhẹ nhàng đến mức khó tin, nó đi vào ta thật chậm chậm, thẩm thấu một cách từ từ rồi cuối cùng đánh thức len lỏi vào từng góc tối ngõ khuất của tư tưởng, những mảng sâu lắng của tâm hồn. Cách hát của ông gần giống với cách hát thơ, những đoạn ngân nga , tôi có thể nghe thấy rõ dây thanh quản ông đang nhẹ nhàng rung lời, đánh bật âm hưởng, tiềm thức tình cảm của con tim, nhẹ nhàng mà sâu lắng, tiếng guitar tí tách xoay nhẹ nhàng làm tôn lên giọng hát trời phú chất thanh cao tình cảm, hơi thở đi ta từ đường thanh quản, kế hợp với cái nghèn nghẹt ngọt ngào đáng yêu từ hơi của mũi, hòa hợp với nhau qua cách uốn lưỡi phát âm chúng quyện lại với nhau tạo nên sự tự do thong thả rề rà không niêm luật. Trong ca khúc không có những đoạn âm thanh nổi trội, thăng hoa, ông hát một cách bình lặng, tĩnh tâm mà đầy ưu tư về một cuộc sống đầy song gió cách trở, điều đáng nói ở MX6021 trong ca khúc này đó là sự thể hiện về âm trường, MX6021 tạo cho người nghe một cảm giác ấn tượng đến kì lạ, nó đẩy âm trường lùi khá sâu về phía sau, không gian khá rộng, rồi từng nốt nhạc tí tách cất lên trong trẻo chậm rãi khiến người nghe có cảm giác đầy thư thái, âm trung được phát ra một cách kì lạ, rất trong trẻo, rất nhẹ nhàng, nó đi một đường vòng vào nhận thức người nghe, nó lắng đọng trong ý nghĩ, người nghe không có cảm giác bị nhồi nhét vào tai, những mớ âm thanh, mà nó bật ra từ chính nội tâm cảm xúc, một cách đi vào lòng người khá thuyết phục. Âm trung đến trung cao dầy đặn ngọt ngào, không có cảm giác thái quá mà cân bằng đến một mức tuyệt đối, yên bình lạ thường, âm trung không còn cảm thấy chua ngoa đáng ghét mà rất mượt mà ngọt ngào. Ở những trường độ ngân hơi ở âm trung đến cao, có cảm giác bộ loa giống như người chơi nhạc, đang thả hồn thả chữ thả âm thanh, một cách dịu dàng nhẹ nhàng sâu lắng chứ không phải cố gắng đến mức gào thét cố gắng, xé nát âm trường, âm thanh cảm xúc của toàn bộ tác phẩm. Xuyên suốt cả bài chỉ có một vài đoạn được tấu bằng nhạc cụ cùng sự phối khí đơn thuần, lúc này âm trầm như một dải lụa đầy đặn, uốn lượn mượt mà sâu lắng trữ tình chứa đầy tình cảm, không hề có cảm giác trĩu nặng đau đầu. MX6021 thể hiện khá thành công những tác phẩm trữ tình, giàu cảm xúc mà nhân vật chính gửi gắm đến người nghe, với một âm trường thoáng mát rộng rãi mà vẫn tràn đầy âm thanh, không hề có sự loãng đục ngoa ngoắt. Trong quá trình test thử, tôi có thời gian khá nhiều để lắng nghe gần như trọn vẹn các tác phẩm, các thể loại nhạc khác nhau, MX6021 có lẽ đã để lại khá nhiều ấn tượng với tôi về những gì nó thể hiện, có thể kể ra một số thể loại như Sự bao la huyền thoại, không gian hoang tưởng trong sự phá cách điên rồ đầy cá tính, huyễn hoặc của Kitaro với Tunghoang ( Đôn Hoàng ) và Silkroad . v.v Sự lãn mạn tình cảm, đầy cảm xúc với thiên nhiên và con người, tính chân thực tái hiện không gian đầy sức sống huyễn hoặc mà cũng không kém phần lắng đọng suy tư với một số tác phẩm Newage của Giovanni Marradi trong W.O.N.A Đối với nhạc Việt, tôi dùng một số ca khúc rất quen thuộc, một ca sĩ rất quen thuộc của một nhạc sĩ quen thuộc, nhưng nghe đi nghe lại, tôi không bao giờ đếm được sự ngạc nhiên, cái quen thuộc đến mức lạ kì khôi ngô hết sức đời thường của người đàn bà hát nhạc Trịnh ở cõi âm mê hoặc Khánh Ly, một chút ưu tư phiền muộn trải lòng cùng người đàn ông tài hoa đa cảm họ Trịnh để rồi cuối cùng ta cảm thấy rất lạ, ấm áp với những sự cảm thông chia sẻ vỗ về giữa không gian rất riêng tư, đầy nội tâm sâu lắng, để thấy đời lại vui thêm một chút, ấm hơn một chút nắng. Một cách đến với cõi ở tạm rất lạ, một góc nhìn rất khác biệt toát ra từ chất giọng bè nồng nàn đượm buồn, day dứt, phiền muộn cô quạnh trống trải trong “Ướt mi” hay “Dấu chân địa đàng” khiến người ta nghe rồi nghe mãi mà vẫn cảm thấy đời thiếu vắng hay khó mà cảm nhận hết, thấu hết được ý lòng người nhạc sĩ tài hoa gửi gắm trong tác phẩm của ông. Hay một chút thô ráp mộc mạc qua tiếng kèn Trần Mạnh Tuấn, ta thấy có thêm nhiều hơi ấm, giàu cảm xúc và tình cảm. Tiếng kèn trầm khàn nồng nàn như đi vào lòng một cách êm dịu ngọt ngào, có những lúc thanh thoát ấm áp với “Hạ Trắng” Về phần nhạc, tôi test khá nhiều và khá kĩ các thể loại, không chỉ có một vài bài đáng chú ý như trên, nhưng tôi thấy rằng chỉ bằng một số bản nhạc vừa rồi là khá đủ để nói một cách khái quát nhất, chân thực nhất về MX6021. Về phần phim ảnh, tôi không test nhiều, chỉ một cuốn phim duy nhất mà theo tôi, nó mang đầy đủ những yếu tố xuất sắc về mặt ý tưởng, nội dung, diễn viên, đến âm thanh hình ảnh. Đó là một câu chuyện có thật về quân đội Mỹ ở Somali mà trong đó kết tụ sâu sắc yếu tố hoang tàn khốc liệt nguy hiểm nhất của chiến tranh. Tôi sử dụng cuốn phim Black Hawk Down sản xuất năm 2001. Mặc dù cuốn này tôi đã xem đi xem lại nhiều lần, xem đến thuộc làu gần hết chi tiết trong phim nhưng lần nào cũng vậy, khi xem xong mỗi lần đều có một cảm giác thật khó tả. Về phần tái hiện của bộ loa, nếu so sánh với 5.1 thật là khập khiễng tuy vậy về âm hình mà MX6021 diễn đạt là tương đối tốt, những bối cảnh lớn như dàn quân chiếm vị trí, chiếm ưu thế trên không của dàn trực thăng black hown được tái hiện rất chi tiết từ tiếng rít réo khi camera ở xa phần cánh quạt máy bay, khi lại gần có cảm giác ngột ngạt đáng sợ, sự căng thẳng gia tăng khi nghe từng tiếng phần phật lướt qua khi cánh quạt máy bay chém vào không khí, tưởng tượng giống như đang kề dao vào cổ, thấy lạnh mà ướt mồ hôi. Về âm thanh vòm thì có thể khẳng định gần như không có phần biến đổi không gian sau lưng, tuy vậy âm gian trước mặt có thể nói khá toàn diện. Về mặt ý tưởng, các dải âm phía trước được phân phối khá đều, cũng có sự trao đổi lướt qua lướt lại hai bên từ những viên đạn bắn ì xèo trước mặt, sự phân bố giọng nói khá tốt, cũng có những cảnh lệch giọng nói bên trái hoặc phải theo vị trí người nói đối với người ngồi, nhân vật chính và giọng nói chính vẫn luôn ở vị trí trung tâm mặc dù không có loa center, về phía sau chỉ có thể gọi là một chút âm hưởng chứ không chính xác, không rõ ràng về bố cục, vị trí phát tiếng động. Loa thể hiện khá toàn diện về một viễn cảnh khói lửa hiểm nguy, subwoofer hoạt động khá linh hoạt, tiếng đanh thép gầm rền của những cảnh quay nổ cháy, đạn từ súng phóng lựu phóng ra khá định hướng, lúc nổ bao gồm một dải âm phần va chạm và phát hỏa, sau đó là phần cộng hưởng âm thanh dư chấn khá trầm hùng , những giải âm được phân nhiệm vụ khá chính xác, tiếng gầm rú động cơ ồm ồm, những chiếc xe tải lao đi, bánh xích xe tăng lọc cọc, tiếng súng máy điên cuồng, lửa khói lép bép hay tiếng đạn kêu lóc cóc leng keng được tái hiện một cách khá chính xác. Điều đáng nói là MX6021 đã cải thiện một mức đáng kể về âm trầm, một âm trầm đầy nội lực, sức mạnh, không còn hiện tượng ù đặc khi xuống ở giải âm quá thấp, những âm trầm góp phần tạo nên hiệu ứng âm thanh khá tốt diễn tả chân thực về một mặt trận khói lửa bi tráng. Phần cuối, qua quá trình test thử loa khá kĩ lưỡng tôi có một vài nhận xét về MX6021 như sau: Ưu điểm: Đây là một sự đầu tư, nghiên cứu khá kĩ lưỡng, nghiêm túc và là hướng đi đúng đắn của Altec sau sự thành công của các bộ loa như MX5021 hay FX6021 v.v Các dải âm được cân bằng tối ưu hóa một cách khá tuyệt, tạo ra sự đồng đều giữa các dải tần, điều này khiến người nghe cảm thấy dễ chịu, nghe lâu không bị nhức đầu. Về âm trebe có thể nói dải âm này vẫn giữ được nét tinh tế đáng thuyết phục, ở cường độ cao, âm cực trong và chi tiết, nhưng không có cảm giác bị chói xé, tuy trong nhưng vẫn giữ được âm trường dày dặn, ở những biên độ cao và dày, âm thanh không bị rạn vỡ. Âm trebe được đưa nâng lên một đẳng cấp cao cách thể hiện tinh tế, mượt mà, trong sáng thể hiện tốt ở những dải âm khuất, có sức đánh bật những tiếng lẩn chi tiết nhất. Không hề có sự khô khan cứng rắn góc cạnh hay làm ảnh hưởng tới âm hưởng chung của toàn bộ bản phối. Âm trebe khiến tôi bị thuyết phục bởi những bản nhạc có tiếng đàn guitar điêu luyện, mang tính tinh diệu nhiều kỹ thuật tinh xảo, từng tiếng cọ mướt, lướt vẩy hay tiếng kẻng hoặc tiếng kéo dây của violon, nếu cao hơn nữa nó thể hiện sự mềm mại yển chuyển của nhạc cụ flute trong sáng thánh thót mà không hề bị chói. Ngoài cách thể hiện chính xác nhạc cụ âm trebe còn thuyết phục người nghe ở phần tiếng hát, những ca sĩ hoặc nhạc phẩm Trung Hoa, điển hình như tác phẩm “Mo li hua” tạm dịch “ Hoa thơm “, nữ ca sĩ hát ở giọng cực cao, mang tiếng sáng nhưng không mỏng mà ngược lại âm trường hơi cực nhiều, nội lực, bộ loa thể hiện một cách trung thực, không pha lẫn tạp âm chi tiết đến từng điệu lấy hơi, tiếng nhóp nhép khi ca sĩ nhấc môi chuyển giọng. Nếu nói về âm trebe là sự tinh tế đến mức ngạc nhiên mà bỏ qua phần phối hợp của âm mid thì thật là thiếu sót. Ở MX6021, âm mid mang một cảm hứng mới, một phong cách mới, nếu mới nghe qua, sẽ thấy âm mid không thực sự hiện hữu, vai trò của âm mid là ẩn hơn so với âm trebe và bass, nhưng không, nếu để ý một chút thôi, ta sẽ thấy vai trò của âm mid còn quan trọng hơn nhiều. Phân tích cho thấy, cường độ của âm mid là khá dày, khá uyển chuyển. Tuy nhiên âm này không thực sự phô diễn thẳng đến tai người nghe, cách di chuyển của âm thanh khá lạ, mid bị dịch lùi về sau tạo không gian âm trường cực lớn, sâu và rộng bao phủ người nghe, mid rất nhẹ nhàng, uyển chuyển duyên dáng, nó đến tai người nghe một cách lạ kì đầy ẩn ý, như thủ thỉ. Âm mid dày nhưng không “chua ngoa”, thể hiện tiếng khá tách bạch, nhất là tiếng nhạc cụ, cách thể hiện cái tôi trong từng giọng hát người ca sĩ cũng khá thuyết phục, ở những bản country, folk hay voice tôi cảm nhận rất rõ sự đồng điệu giữa loa và người hát. Âm mid tuy không thật sự nổi theo nghĩa đen tuy nhiên, qua ca khúc chúng ta thấy rất rõ, dư vị của âm mid, đặc biệt đối với những ca khúc chứa ẩn nội tâm, tình cảm. Có thể nói âm mid kéo âm trebe dài ra một chút, kéo âm bass rộng thêm một phần, quan trọng và gắn bó các dải âm, ẩn mà hiện, không lấp mà tôn hai giải âm còn lại. Sự chuyển biến giữa giải âm với nhau cũng đáng nể vô cùng, chúng ta không nghe thấy sự phân cách giữa âm trung và cao, mà chỉ cảm nhận được độ “ngọt”, độ “mượt” và sự mềm mại khi âm thay vận chuyển. Điều này đã từng xảy ra trong một trường hợp đó là S2000, tuy vậy, không giống với Edifier S2000, thể hiện cái mượt tinh tế theo trường quyến rũ, mềm mại. Ở MX6021 tôi cảm nhận rất rõ cái biến chuyển mềm mại tinh tế ấy, tuy nhiên không dừng ở mức đó, lắng nghe một cách thật kĩ, tôi nhận thấy âm trung của MX6021 mang đầy nội lực, mềm mại quyến rũ nhưng vẫn có một chút góc cạnh, thô ráp theo đúng bản chất loa người Mỹ. Sự thể hiện của hai giải âm trung và cao là khá tuyệt vời, nhưng cũng không thể bỏ qua sự bất ngờ hơn nữa đến từ giải âm trầm. Altec đã có sự cải thiện đáng kể, vượt bậc trong khả năng kiểm soát âm trầm. Định mức âm trầm theo cảm quan cá nhân tôi chưa thể xuống sâu được mức 40Hz như trong mục giới thiệu, ở mức 40Hz chỉ có thể dùng máy đo để tính toán, tuy nhiên không giống những đàn anh đi trước MX6021 thể hiện một trạng thái âm trầm hoàn toàn có kiểm soát, âm thanh của những guitar bass không còn ù đặc ở giải âm tối siêu trầm, ở khoảng âm này khi vượt quá ngưỡng, âm thanh sẽ tự động gộp trả về giải tần cao hơn mà loa có thể thể hiện được, tiếng midbass dày và ấm, sự tách biệt biên độ giữa các giải âm trầm là khá nhuyễn nhưng vẫn có thể phân biệt được. Trong cách thể hiện âm trầm, MX6021 đưa ra một kết quả khá khả quan, âm trầm mềm mại, sâu lắng mà ấm áp, phần trầm cao có xu hướng với hòa nhập với dải trung trầm một cách uyển chuyển. Âm trầm tái hiện tốt và có hồn những tiếng trống tay vang trong thùng cộng hưởng, những tiếng dồn thình thịch nặng chất nhịp điệu, đường dẫn khi dùng dùi gõ hoặc những tiếng gằn dính quyện của những cây guitar điện tử. Có một điều đặc biệt khi MX6021 thể hiện tiếng contrabass hoặc cello của nhạc cụ dây, âm trầm trở nên ngọt ngào, tối mà thanh thoát, biên độ giữa các dây thể hiện rất rõ qua cái cách làm run rẩy dao động của dây đàn, hoặc khi thể hiện nốt trầm của piano lại toát lên vẻ sang trọng, âm thanh cộng hưởng trong thùng phát ra đục tối nhưng vẫn gọn gàng sạch sẽ, một vẻ đẹp ngà ngà đầy chất gỗ. Nếu như nói về các dải âm của MX6021 khiến người ta hiện thực hóa phần nào giấc mơ tái hiện sống động chân thực nhất từng lời ca tiếng hát tiếng đàn mà không nói đến yếu tố âm trường thì thật quả rất đáng tiếc. Một bộ loa hay không chỉ thể hiện chính xác nốt nhạc mà bộ loa ấy còn phải mang đến một không gian nhạc tốt. MX6021 rất biến hóa trong việc này, khi chơi nhạc giao hưởng, nếu bạn đang lắng nghe, loa sẽ đặt bạn vào thính phòng, với đầy đủ nhất dàn nhạc công, phân biệt vị trí từng nhạc cụ, nếu bạn thả hồn ra một chút để thưởng thức, loa sẽ kéo bạn ra khỏi không gian hạn hẹp, đưa đến cái triết lý, cái rộng mở bao la của nhạc thính phòng. Còn nếu bạn đang nghe Silkroad của Kitaro, chất huyền thoại hoang tưởng đầy triết lý sâu sa của ông sẽ xóa không gian của nhạc cụ, bạn chỉ thấy mình đang ở giữa con đường huyền thoại, cát nắng và gió, không gian đêm với sao băng vật thể bay trên bầu trời bất tận, những cơn gió lạnh lẽo về đêm khô da nứt mặt, cái thô ráp của cát nhưng mềm mại như cả một dải sa mạc… Âm trường của MX6021 quả thật là điều đáng bàn tới, nó bao hàm ẩn dấu một sức mạnh, một nội lực đáng kinh ngạc, âm thanh bao vây phòng nghe, hòa nhập với người nghe tạo nên mỗi bản nhạc đều là một bản phối ngây ngất. Điều làm tôi chưa hài lòng duy nhất ở bộ loa này là khả năng mở rộng và volume controller, với dây ngắn và đầu jack hoa sen khó có thể gia tăng khoảng cách giữa hai loa vệ tinh và subwoofer, vì vậy không gian sắp xếp vị trí là khá hạn hẹp. Điểm ngọt lý thuyết tương đối gần loa khi hai loa đặt trên bàn chỉ cách xa nhau được hơn 2 mét. Điểm đặt loa sub là khá cố định bởi khó có thể di chuyển sub đến một vị trí toàn diện để cho kết quả âm trầm tốt nhất. Điều này khiến người nghe phải thực sự tính toán đến vị trí để. Điều khiển có núm xoay khá to và lớn, có nhiều phần gồ chống trơn trượt nhưng hệ thống đèn báo lại khá nhiều đèn, mỗi đèn lại có vài nấc, tôi đếm tổng cộng được 7 8 đèn cả thảy, đèn lại khá bé và nằm dưới núm điều khiển. Hãy thử tưởng tượng khi ta đứng dùng tay vặn điều chỉnh âm lượng hoặc âm thanh thành phần, liệu ta có nhìn thấy đèn đang di chuyển hay không. Nút chỉnh bass và trebe là khá to tuy nhiên nút turn on / off lại khá nhỏ. Loa thiết kế khá đẹp, khá duyên dáng hiện đại nhưng lại không có điều khiển từ xa, khá bất tiện. Về phần công suất hãng giới thiệu dự định với khả năng 200W, tôi mở to hết cỡ cũng không tin mình đang nghe ở mức 200W, tuy nhiên, có thể hãng có một ẩn dụ bóng gió, với công suất to hết cỡ, tôi không thấy bị sốc hay váng đầu, mà khả năng ở chỗ, đứng ở vị trí nào, âm thanh cũng đầy đặn và tràn ngập. Về khả năng phát âm, ở cùng mức giá chất lượng MX6021 là khá vượt trội so với những bộ loa khác có thể kể đến như S530 Edifier hoặc cao hơn hẳn MX5021,FX6021, Z2300 về nhạc tính, tuy nhiên thành thực mà nói, MX6021 có cái tinh túy, có cái vượt trội, nhưng vẫn chưa thể hiện xuất sắc nhất cái thoát mà những bộ loa cần có, tuy vậy cũng phải thông cảm, để có được cái thoát thần ấy, đôi khi người ta phải trả mức giá gấp hàng chục hàng trăm lần. Có thể nói với mức giá tầm trung, MX6021 đã tiến lại rất gần đẳng cấp của dòng loa lai dân dụng và máy tính, điều đó là khó có thể phủ nhận. Và cuối cùng với mức giá đang đề nghị là 235$ MX6021 xứng đáng có một tiếng nói vững chắc trong bộ sưu tập loa của mọi người, cung ứng một cách khá đầy đủ và toàn diện nhu cầu người nghe, giá trị và khả năng là một món khá hời. Nội dung: Mr.Chimz Hình ảnh: Mr. Lâm Biên tập : Mr.Râu
Khá thất vọng với vẻ bề ngoài của em nó có vẻ hào nhoáng và điệu đà, có lẽ vì mình đã trót kết cái sự giản dị của MX5021 - "Hận đời nghe nhạc không đối thủ". bài review khá hay ạ.
Hix review chi tiết quá, thực tế mà bộ loa này thể hiện được như bài viết thì có thể mấy ong JBL hay B&W còn phải học nhiều, Avalon Time có khi cũng ngã ngựa khi so sánh:P