[Review] AMD Radeon R9 290X

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 19/2/14.

By umbrella_corp on 19/2/14 lúc 20:51
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Ngay khi NVIDIA cho ra đời card đơn nhân mạnh nhất của mình lúc bấy giờ và hiện tại cũng đang là hàng top thế giới là GTX TITAN hồi tháng 3 năm ngoái, và cũng trong thời điểm mà GTX 690 vẫn còn là một con quái vật trên mặt trận ghiệu năng đồ họa, AMD quyết định phản đòn bằng card đồ họa R9 290X cao cấp nhất của mình sau khi "ngâm giấm" đã 21 tháng tính từ lúc TITAN ra mắt. Tất nhiên, nó là card đơn nhân với giá rẻ hơn gần một nửa so với GTX TITAN giá trị $1000 của NVIDIA.

    Có thể nói R9 290X là card đồ họa quan trọng nhất đối với AMD bây giờ vì nó sử dụng kiến trúc nhân mới hoàn toàn được các kỹ sư AMD nghiên cứu rất lâu rồi. Gần đây thì AMD cũng có ra mắt các card đồ họa tầm trung mà dẫn đầu là R9 280X, nhưng thực ra nó chỉ là sản phẩm được rebrand lại lấy kiến trúc của dòng HD 7000 làm nền tảng và giá cả được điều chỉnh cho hợp lý mà thôi. Đối thủ của AMD, NVIDIA cũng vậy. Họ cũng sử dụng lại kiến trúc cũ từng xuất hiện ở dòng GTX 600 áp lên cho GTX 700 mà điển hình là các card đồ họa từ cấp GTX 770 trở xuống, chỉ riêng GTX 780 trở lên mới dùng kiến trúc mới GK110 thôi, mục tiêu là để định vị lại dòng sản phẩm của mình và cho ra giá thành hợp lý hơn nữa. Trở lại R9 290X, nằm dưới bộ tản nhiệt nặng nề của nó là nhân GPU mới được AMD đặt tên mã là "Hawaii" được cấu tạo bởi 6.2 tỉ transistor và được xử lý dưới tiến trình 28nm. Nếu chỉ xét riêng trên giấy tờ thôi thì "Hawaii" của AMD và "GK110" của NVIDIA gần như tương đương về cấu hình.

    [​IMG]

    Cũng nhân tiện cho việc trình làng nền tảng mới "Hawaii", AMD cũng bổ sung thêm cho nó 2 thông số kỹ thuật mà TITAN của NVIDIA cũng phải bó tay: hỗ trợ tập lệnh đồ họa mới nhất của Microsoft là DirectX 11.2 và công nghệ âm thanh tích hợp mang tên TrueAudio. Nhưng có vẻ như đối với các nhà lập trình đồ họa thì có lẽ DirectX 11.2 vẫn chưa đủ hấp dẫn để họ nâng cấp thay thế cho nền tảng cũ vì tỷ lệ hiệu năng-các tính năng nâng cao là khá thấp, và DirectX 11.2 hiện tại đang là chuẩn đồ họa 3D cho máy chơi game Xbox One. Chúng tôi không quan tâm lắm đến TrueAudio vì đã từng trải nghiệm các tiêu chuẩn âm thanh tương tự như vậy ở các nhà sản xuất khác nhưng kết quả là vẫn chưa đủ tính thuyết phục.

    Được định giá chỉ $550, R9 290X được AMD đẩy vào phân khúc card đồ họa đơn nhân tầm cao trong khi đó bên phía NVIDIA, card đồ họa có đẳng cấp tương đương và giá gần với R9 290X nhất là GTX 780 thì theo một số bài so sánh rải rác trên Internet thì nó đã thua R9 290X về hiệu năng. Có thể nói, AMD quyết định chơi lại chiêu bài hiệu năng/giá thành đã trở thành thương hiệu của mình để tấn công NVIDIA, không biết họ có thành công hay không thì hãy chờ khoảng thời gian sau này sẽ rõ.

    [​IMG]
     
    :

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 19/2/14.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      I - Vài hình ảnh về sản phẩm

      Do sản phẩm là hàng sample do AMD gửi qua nên R9 290X không có hộp cũng như phụ kiện và dĩa driver.

      IMG_4724.jpg
      IMG_4725.jpg
      Phía trước của phiên bản R9 290X gốc của AMD như thường lệ vẫn là bộ tản lồng sóc đặc trưng với tông đỏ đen truyền thống của AMD cùng thiết kế vân đỏ rất tinh tế và đẹp mắt.

      IMG_4726.jpg
      Phía sau R9 290X không được trang bị bộ backplate bảo vệ như đa số các bản custom từ partner của AMD.
      IMG_4727.jpg
      R9 290X sử dụng 2 đầu 6 và 8 pin để hoạt động ngoài ra người dùng có cơ hội được trải nghiệm chế độ đa card CrossFire mà không cần cầu CF. Theo AMD, R9 290X sử dụng bus PCIe cho việc CF do đó người dùng chỉ cần mua thêm 1-3 con R9 290X và gắn vào mobo thì tự động hệ thống sẽ nhận CrossFire ngay. Hơn nữa, để hạn chế tiếng ồn phát ra từ quạt lồng sóc của R9 290X, AMD có đính kèm 2 BIOS kèm theo 2 chế độ yên lặng (quite mode) và ưu tiên hiệu năng (uber mode). Qua đó khi cảm thấy quá ồn, người dùng có thể chuyển từ BIOS uber sang quite một cách dễ dàng thông qua nút gạc ngay gần khu vực cổng CF. Theo mặc định, R9 290X sử dụng BIOS quite để chạy, tuy nhiên trong quá trình test, chúng tôi nhận thấy uber mode và quite mode chỉ thực sự khác nhau về độ ồn khi hoạt động còn thực chất hiệu năng giữa chúng không có mức chênh lệch rõ ràng. Do đó, trong phần test hiệu năng, chúng tôi vẫn để BIOS mặc định của R9 290X (quite mode).
      IMG_4735.jpg
      Khu vực công kết nối vẫn như các card đồ họa cao cấp, R9 290X có 2 cổng Display Port, HDMI full size và 2 cổng DVI. Nhưng hãy để ý kỹ là R9 290X không còn hỗ trợ cổng DVI ananlog nữa đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ không thể dùng dây VGA+adaper DVI để xuất hình được nữa.
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      III - Test Setup & Benchmark

      Test Setup
      • Giản lược
      specs_simple.png

      • Chi tiết
      specs_detail.png
      Chân thành cảm ơn ASUS, Kingston và Corsair đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài viết này.​

      Benchmark

      bench_score_amtech.png
      avg_amtech.png
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      IV - Overclocking

      specs_oc.png


      bench_score_oc_amtech.png
      avg_oc_amtech.png
    4. umbrella_corp
      umbrella_corp
      IV - Nhiệt độ

      Điều kiện test
      Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu.

      • Mặc định
      Min: 40*C, Max: 92*C

      • Ép xung
      Min: 42*C, Max: 75*C

      Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Do đó con R9 290X của AMD đã gây ra sự thất vọng lớn nếu để quạt auto. Trong suốt quá trình thử nghiệm, chúng tôi để ý AMD R9 290X khi idle lẫn full load quạt tản nhiệt (khi để chế độ auto) đều giữ nguyên tốc độ quạt khoảng 20-25%. Điều này là nguyên nhân chủ yếu khiến R9 290X trở nên rất nóng khi sử dụng. Do đó, chúng ta cần phải dùng các phần mềm chuyên dụng về VGA như MSI Afterburner để thiết lập lại chế độ quạt tự động cho hợp lý.

      Còn ở mức ép xung thì nhiệt độ trông rất ổn nhưng bù lại khi để fan chạy max tốc độ thì lượng tiếng ồn phát ra là không nhỏ, dễ dàng gây sự bực mình nơi người dùng. Do đó chúng tôi không khuyến khích ép xung con này nếu bạn là người dùng không máu mê ép xung hay là người yêu thích sự yên lặng.
    5. umbrella_corp
      umbrella_corp
      V - Độ ồn

      Điều kiện test
      • Fan Auto
      • Fan 100%
    6. umbrella_corp
      umbrella_corp
      VI - Công suất tiêu thụ
      Điều kiện test
      Mặc định
      Ép xung
    7. umbrella_corp
      umbrella_corp
      VI - Lời kết

      • Ưu
      • Khuyết
      Logo_Amtech_Best buy_res.png
    8. Dong Duy
      Dong Duy
      Kể ra giá thế thì nên mua hơn GTX780
    9. quoctran91
      quoctran91
      con này tiêu thụ điện cũng thấp nhỉ

Chia sẻ trang này